DDP là thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế, quy định cụ thể nghĩa vụ, chi phí, rủi ro trong quá trình gửi hàng từ người bán sang người mua. Hiểu đúng về thuật ngữ giúp bạn tránh được những rắc rối, rủi ro trong quá trình vận chuyển. Hãy cùng TSL tìm hiểu tổng quan về điều kiện DDP trong bài viết này bạn nhé!
Điều kiện DDP là gì?
DDP là viết tắt của cụm từ Delivered Duty Paid, dịch ra tiếng Việt là giao hàng đã trả thuế. Theo tiêu chuẩn Incoterms 2020, người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan nhập khẩu sang nước của bên mua và chịu mọi rủi ro đến khi hàng hóa được đưa đến nơi quy định. Hàng hóa đã được chuyển đi sẽ đặt dưới quy định, quản lý của nước mà bên mua cư trú. Bên mua sẽ trả chi phí bốc dỡ hàng tại điểm nhận hàng.
Có thể thấy, DDP là điều kiện nhập khẩu có lợi cho bên mua, họ không phải lo lắng về rủi ro, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Ngược lại, người bán phải chịu nhiều chi phí và có trách nhiệm khi sử dụng điều kiện DDP. Họ phải đảm bảo hàng giao đến tận nơi, nguyên vẹn, trả thuế theo quy định nhập khẩu của nước bên mua.
Nghĩa vụ của các bên liên quan trong DDP
DDP trong Incoterms 2020 quy định cụ thể những nghĩa vụ cho người bán và người mua. Quy tắc, chi phí được phân chia cụ thể giữa mỗi bên như sau:
Nghĩa vụ của bên bán
- Vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng và trả mọi chi phí đến khi hàng được giao tận nơi người mua;
- Đóng gói, đánh dấu và làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại nước người mua;
- Hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng trước khi được vận chuyển đến người mua, người bán phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
- Thanh toán thuế tại hải quan nước bên mua, chi phí bảo hiểm, kiểm tra, xử lý và lưu kho lô hàng;
- Cung cấp hóa đơn thương mại hợp pháp, giấy tờ cần thiết để hai bên giao hàng;
- Thông báo với bên mua thông tin chính xác về thời gian, địa điểm nhận hàng.
Bên mua có nghĩa vụ
- Theo quy định hợp đồng, người mua phải thanh toán tiền hàng cho bên bán;
- Cung cấp mọi giấy tờ cần thiết, hợp pháp để người bán xác nhận và tiến hành chuyển giao hàng hóa;
- Thống nhất với người bán về thông tin cụ thể khi giao hàng bao gồm thời gian, địa điểm, người nhận, số điện thoại…
- Thanh toán chi phí khi bốc dỡ hàng
- Chịu các chi phí phát sinh do người mua dời địa điểm, thời gian hay không nhận hàng đúng thời hạn.
Cách tính giá cả trong DDP
Giá DDP là các chi phí mà bên bán và mua đã thỏa thuận theo hợp đồng, giá DDP đã bao gồm thuế dịch vụ gia tăng (VAT). Giá cả DDP được tính như sau:
Giá DDP = giá FOB + chi phí vận chuyển + chi phí dỡ hàng + chi phí bảo hiểm + thuế nhập khẩu + chi phí tại cảng + chi phí phát sinh
Theo đó:
- FOB là giá bán hàng mà người bán đưa ra đã bao gồm phí đóng gói, đóng dấu, chi phí xin giấy phép xuất hàng và xếp dỡ hàng trên tàu;
- Chi phí vận chuyển là phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu người bán đến cảng nhập khẩu tại nước người mua;
- Chi phí bảo hiểm là lệ phí mua bảo hiểm bảo vệ người bán khỏi rủi ro trong quá trình vận chuyển;
- Thuế nhập khẩu là thuế mà người bán phải thanh toán tại hải quan cảng nhập khẩu của bên mua, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế theo quy định bên nước nhập hàng;
- Chi phí tại cảng là khoản phí người bán phải thanh toán cho các dịch vụ tải cảng như kiểm tra, xử lý và lưu kho hàng tại cảng;
- Chi phí phát sinh bao gồm các khoản phí như chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chi phí do thiên tai, biến động giá cả…
Hướng dẫn, lưu ý khi sử dụng DDP trong Incoterms 2020
Để tránh những tranh chấp giữa hai bên về địa điểm nhận hàng, DDP là lựa chọn tốt nhất phát huy tác dụng cho một bên chỉ định một nơi, một cảng giao hàng cụ thể. Theo Incoterms 2020, DDP được áp dụng cho đa dạng phương thức vận tải và nhiều phương tiện vận tải có thể tham gia vận chuyển hàng hóa.
Trong chuyển giao hàng hóa và rủi ro, người bán phải thông quan hàng hóa cho người mua tại cảng nhập khẩu. Hàng hóa được vận chuyển theo phương tiện vận tải người mua yêu cầu. Người bán chịu mọi chi phí, tổn thất của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Các bên liên quan quy định rõ ràng, chính xác địa điểm giao hàng. Trong trường hợp bên bán hoặc mua vi phạm quy định, thỏa thuận về thời gian, địa điểm, bên đó phải chịu trách nhiệm và tổn thất rủi ro.
Lưu ý dành cho người bán, bên xuất khẩu: Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu. Theo quy định trong DDP, khi giao hàng người bán đã thanh toán toàn bộ thuế. Nếu cảm thấy khó khăn trong thủ tục thông quan cho lô hàng tại nước nhập khẩu, nhận thấy bên người mua có khả năng và thuận lợi trong quá trình làm thủ tục, người bán nên cân nhắc sử dụng điều kiện DAP, DPU. Theo đó, người bán sẽ không phải làm thủ tục nhập khẩu nhưng vẫn phải giao hàng đến địa điểm theo thỏa thuận.
Như vậy, TSL vừa cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến DDP trong Incoterms 2020. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu và áp dụng được DDP trong xuất khẩu, hạn chế những rủi ro phát sinh.
Để hiểu thêm kiến thức logistics, thông tin các công ty vận chuyển, dịch vụ vận chuyển nội địa và quốc tế, bạn hãy theo dõi kênh thông tin từ TSL. Chúng tôi là công ty xuất nhập khẩu chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước với đa dạng phương thức vận chuyển. Liên hệ ngay tới hotline 092 188 83 88 nếu bạn đang cần đến dịch vụ vận chuyển, giao hàng quốc tế tận nơi!