Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là giấy tờ quan trọng nằm trong thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, có tác dụng chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng hội nhập sâu rộng, giấy chứng nhận C/O không chỉ là một chứng từ phổ biến mà còn là điều kiện cần thiết để gia tăng cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O là gì?

C/O (Certificate of Origin) – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho biết cụ thể nguồn gốc sản xuất của hàng hóa tại một hoặc nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Xuất xứ hàng hóa được quy định cho các quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện toàn bộ các công đoạn sản xuất hoặc đảm nhiệm công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng cho sản phẩm.

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, cụ thể là tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa, Thông tư số 07/2006/TT-BTM hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ và tại một vài văn bản khác. Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP nêu rõ về định nghĩa Giấy chứng nhận xuất xứ: “Văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó”.

po trong xuất nhập khẩu

Hiện nay C/O tại Việt Nam phổ biến các loại sau:

  • C/O form A cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ có chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập với Việt Nam.
  • C/O form B cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam trong trường hợp không được hưởng ưu đãi thuế quan.
  • C/O dệt may cấp cho hàng hóa dệt may từ Việt Nam xuất khẩu tới các nước thuộc các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • C/O dệt thủ công cho các hàng hóa dệt thủ công của Việt Nam xuất khẩu sang EU theo Nghị định D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa EU và Việt Nam.
  • C/O form ICO dành cho hàng hóa cà phê trồng và xuất khẩu từ Việt Nam sang nước khác theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O). 
  • C/O các form D, E, EAV, AK, KV, AJ, VJ, AI, AANZ, VC, S, GSTP dùng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam tới các nước, liên minh đã có Hiệp định thương mại với Việt Nam hoặc ASEAN.
  • Các loại C/O do nước nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam quy định riêng hoặc nằm trong quy định thuộc các Hiệp định quốc tế mà hai nước là thành viên.

Cơ quan có đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là: 

  • Bộ Công thương
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 
  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh tại các tỉnh, thành phố tương ứng
  • Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp đã được Bộ Công thương ủy quyền cấp phép

Như vậy có thể thấy, C/O là giấy tờ quan trọng trong ký kết hợp đồng ngoại thương giữa hai bên, góp phần đảm bảo điều kiện cho hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại.

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Sở hữu C/O có thể giúp chủ hàng xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế suất. Phần ưu đãi dao động từ vài % đến vài chục %, giảm lượng tiền thuế khá lớn. Đồng nghĩa với điều này là hàng hóa có C/O được kiểm tra rất kỹ lưỡng khi làm thủ tục hải quan. 

>>> Đọc thêm: Hồ sơ và quy trình kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Nội dung có trên C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là để biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó được sản xuất tại quốc gia, vùng lãnh thổ tương ứng. Trên nội dung giấy C/O có đầy đủ những thông tin sau:

  • Phân loại: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm 2 loại là trực tiếp và giáp lưng. Loại C/O trực tiếp được cấp bởi nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu. Trong khi đó giấy C/O giáp lưng chỉ được cấp bởi nước xuất khẩu.
  • Phân loại form: Như TSL đã đề cập ở phần trên, C/O được chia ra thành nhiều form với mục đích và trường hợp sử dụng khác nhau.
  • Thông tin các bên liên quan: Tên nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu, địa chỉ của nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu,…
  • Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa, nơi xếp dỡ hàng, vận tải đơn đi kèm,…
  • Thông tin về loại hàng hóa gồm tên hàng hóa, loại mẫu bao bì hàng hóa, nhãn mác, trọng lượng, số lượng vận chuyển, giá trị hàng hóa.
  • Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ, quốc gia xuất xứ,…
  • Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất nhập khẩu

Bên cạnh giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận hợp quy cũng là một loại chứng từ quan trọng khi làm thủ tục hải quan. Xem chi tiết Thủ tục và quy trình làm chứng nhận hợp quy

Các nước yêu cầu C/O cho hàng hóa nhập khẩu

C/O được chia ra làm 3 loại chính là C/O của Hiệp định đa phương, C/O của Hiệp định song phương và C/O đặc thù cho một số mặt hàng. 

C/O Hiệp định đa phương

Loại Những nước yêu cầu C/O  Cơ quan cấp C/O 
C/O form A 1 Bỉ 13 New Zealand 25 Thụy Sĩ VCCI và Bộ Công thương
2 Bulgaria 14 Nhật Bản 26 Canada
3 Cộng hòa Síp 15 Hy Lạp 27 Ba Lan
4 Cộng hòa Séc 16 Hungaria 28 Bồ Đào Nha
5 Đan Mạch 17 Ireland 29 Romani
6 Estonia 18 Italia 30 Slovakia
7 Phần Lan 19 Latvia 31 Slovenia
8 Pháp 20 Lithuania 32 Tây Ban Nha
9 Na Uy 21 Luxembourg 33 Thụy Điển
10 Áo 22 Malta 34 Anh
11 Belarus 23 Thổ Nhĩ Kỳ 35 Hà Lan
12 Indonesia 24 Đức 36 Nga
C/O form B

Không được hưởng ưu đãi thuế

VCCI
C/O form D Các nước ASEAN 1 Brunei 6 Myanmar Bộ Công thương
2 Campuchia 7 Philippines
3 Indonesia 8 Singapore
4 Lào 9 Thái Lan
5 Malaysia
C/O form E 1 Trung Quốc Bộ Công thương
2 Các nước ASEAN
C/O form AK 1 Hàn Quốc Bộ Công thương
2 Các nước ASEAN
C/O form AJ 1 Nhật Bản Bộ Công thương
2 Các nước ASEAN
C/O form AI 1 Ấn Độ Bộ Công thương
2 Các nước ASEAN
C/O form AANZ 1 Australia VCCI
2 New Zealand
3 Các nước ASEAN
C/O form GSTP

42/43 quốc gia thành viên Hiệp định GSTP (ngoại trừ Việt Nam)

VCCI

C/O Hiệp định song phương

Loại Những nước yêu cầu C/O  Cơ quan cấp C/O 
C/O form VK Hàn Quốc Bộ Công thương
C/O form VJ Nhật Bản Bộ Công thương
C/O form VC Chi Lê Bộ Công thương
C/O form S Lào, Campuchia Bộ Công thương
C/O form DA59 Nam Phi VCCI
C/O form TNK Thổ Nhĩ Kỳ VCCI

C/O đặc thù

Loại Những nước yêu cầu C/O  Cơ quan cấp C/O 
C/O form Anexco III Giày dép, dệt may xuất khẩu sang Mexico VCCI
C/O form Venezuela Sản phẩm đặc biệt xuất khẩu vào Venezuela
C/O form ICO Sản phẩm cà phê xuất khẩu vào một số nước VCCI

Đối tượng áp dụng C/O 

Dựa trên quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính Phủ về hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O áp dụng cho các đối tượng sau:

thương nhân

Thương nhân thực hiện khuyến mại:

  • Thương nhân đóng vai trò sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua thương nhân phân phối.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại hoặc thực hiện dịch vụ khuyến mại cho hàng hóa của thương nhân khác theo thỏa thuận 2 bên.

Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:

  • Thương nhân tổ chức triển lãm thương mại, hội chợ hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia.
  • Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng hàng hóa, dịch vụ đang kinh doanh.

Quy trình & thủ tục cấp C/O

Với những doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O thì bắt buộc phải đăng ký Hồ sơ thương nhân và Hồ sơ đề nghị cấp C/O. 

Mẫu Hồ sơ thương nhân

Mẫu Hồ sơ thương nhân

Chứng từ đăng ký Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O kèm con dấu thương nhân.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, dạng bản sao công chứng.
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, dạng bản sao công chứng.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân đăng ký (nếu có).

Mẫu Hồ sơ đề nghị cấp C/O 

Mẫu Hồ sơ đề nghị cấp CO 

Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai báo hoàn chỉnh, hợp lệ và có chữ ký của người có thẩm quyền trong doanh nghiệp.
  • Mẫu C/O khai báo hoàn chỉnh, gồm 1 bản chính và 3 bản sao. Mẫu C/O tương ứng với mặt hàng và quốc gia/vùng lãnh thổ xuất khẩu. Mỗi lô hàng xuất khẩu chỉ được cấp 1 loại Mẫu C/O, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm C/O Mẫu A hoặc Mẫu B. Mẫu C/O cần có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao để lưu trữ và làm thủ tục. 
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, bản sao công chứng có kèm chữ ký của người có thẩm quyền, trừ trường hợp hàng xuất khẩu không cần khai báo hải quan. Người đề nghị cấp C/O có thể nộp chứng từ này trong vòng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp C/O, nếu có lý do chính đáng.
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): Bản gốc từ doanh nghiệp.
  • Packing List (Phiếu đóng gói): Bản gốc từ doanh nghiệp.
  • Bill of Lading (Vận đơn): Bản sao công chứng có dấu đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền trong doanh nghiệp.
  • Một số giấy tờ liên quan: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; hợp đồng mua bán, giấy phép xuất khẩu, hóa đơn VAT mua bán nguyên, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc thành phẩm xuất khẩu, Bảng giải trình quy trình sản xuất,…

Quy trình xin cấp C/O

Doanh nghiệp lần đầu xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trước khi chuẩn bị các chứng từ cần thiết, phải điền đầy đủ Bộ hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền, kèm theo bản sao công chứng của Giấy phép đăng ký kinh doanh và bản sao công chứng của Giấy Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp. 

tòa nhà VCCI

Bước 1: Thương nhân đăng ký hồ sơ lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại trang web www.ecosys.gov.vn hoặc nộp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.

Bước 2: Thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp C/O qua trang web www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở/gửi bưu điện tới Tổ chức cấp C/O đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:

  • Chấp nhận cấp C/O và thông báo về thời gian nhận C/O.
  • Yêu cầu bổ sung chứng từ cụ thể.
  • Yêu cầu kiểm tra lại thông tin cụ thể.
  • Từ chối cấp C/O nếu phát hiện vi phạm quy định.
  • Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân nếu cần thiết.

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O nhập dữ liệu vào hệ thống và trình người thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức ký cấp C/O.

Bước 6: Cán bộ Tổ chức đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

Thời hạn xử lý đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong vòng 2 – 24 giờ kể từ thời điểm người đề nghị cấp đã nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra trực tiếp tại nơi sản xuất nếu thấy việc kiểm tra trên Bộ Hồ sơ là chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với C/O đã cấp trước đó. Thời hạn cấp trong trường hợp này là không quá năm (05) ngày.

Lệ phí cấp C/O do Bộ Công thương và các đơn vị có thẩm quyền cấp khác quy định theo chế độ hiện hành của Bộ Tài chính về phí và lệ phí. Các mức lệ phí C/O được niêm yết công khai tại nơi cấp. 

TSL hỗ trợ thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

TSL cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O xuất khẩu. Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh gọn và đúng pháp luật. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng hoàn thiện bộ Hồ sơ thương nhân, Hồ sơ đề nghị cấp C/O với đầy đủ chứng từ cần thiết.

văn phòng tsl

Quy trình dịch vụ làm thủ tục C/O từ TSL như sau:

Bước 1 – Xác định nhu cầu chứng nhận: Doanh nghiệp xác định nhu cầu chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của quốc gia nhập khẩu hoặc để tận dụng lợi thế thuế quan và các chính sách ưu đãi.

Bước 2 – Xác định quy định về xuất xứ hàng hóa: Doanh nghiệp nghiên cứu và hiểu rõ quy định về xuất xứ hàng hóa của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Điều này bao gồm các tiêu chuẩn xuất xứ, quy trình chứng nhận và các yêu cầu về tài liệu.

Bước 3 – Chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết: Doanh nghiệp thu thập và chuẩn bị các tài liệu và thông tin cần thiết để xác nhận xuất xứ hàng hóa, bao gồm hồ sơ xuất xứ, giấy tờ về nguồn gốc nguyên liệu, quá trình sản xuất và vận chuyển.

Bước 4 – Kiểm tra và xác minh: Các tổ chức hoặc cơ quan chứng nhận hoặc cơ quan quản lý xuất xứ hàng hóa sẽ kiểm tra và xác minh các thông tin và tài liệu được cung cấp bởi doanh nghiệp. Quá trình này có thể bao gồm việc tham vấn, kiểm tra vật lý hoặc điều tra tại nhà máy sản xuất.

Bước 5 – Cấp chứng nhận xuất xứ: Sau khi xác minh và kiểm tra thành công, tổ chức hoặc cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là bằng chứng rằng hàng hóa đáp ứng yêu cầu về xuất xứ của quốc gia nhập khẩu.

Bước 6 – Giao hàng và tuân thủ quy định: Sau khi nhận được chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp giao hàng hóa cho đối tác hoặc vận chuyển đến điểm đích. Đồng thời, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và yêu cầu liên quan để đảm bảo rằng hàng hóa không bị từ chối nhập khẩu hay bị xử lý phạt.

TSL cam kết hoàn thiện thủ tục cần thiết và gửi chứng nhận xuất xứ tới khách hàng đúng theo thời gian pháp luật quy định. Tất cả giấy tờ chúng tôi cung cấp đều có giá trị về pháp luật và đúng với nhu cầu khách hàng.

>>> Tham khảo thêm dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tai TSL

Liên hệ dịch vụ làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O từ TSL:

  • Hotline/Zalo: *1688
  • Trụ sở: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: GIC Tower, Số 36/34 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: info@tsl.com.vn

Để lại thông tin để được tư vấn Miễn phí

    Người liên hệ *

    Số điện thoại *
    Email
    Lời nhắn của bạn
    Quý khách hàng vui lòng lưu ý, hiện tại chúng tôi chưa có dịch vụ chuyển phát hàng cá nhân và chuyển thư tín