Hồ sơ và quy trình xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch

Hiện nay, hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ngày càng gia tăng. Để đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa lây lan sang các quốc gia khác khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, kiểm dịch thực vật là rất cần thiết. Vậy chứng nhận kiểm dịch là gì? Bài viết dưới đây của TSL sẽ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan tới chứng nhận kiểm dịch thực vật, bao gồm hồ sơ, quy trình làm thủ tục để xin giấy phép. 

Chứng nhận kiểm dịch là gì?

Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo không có mầm sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các nước khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

chứng nhận kiểm dịch

Chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản ra nước ngoài. Ngược lại, nhà nhập khẩu Việt Nam muốn nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm sản từ nước ngoài về Việt Nam cũng cần cung cấp Chứng nhận kiểm dịch cho Cơ quan hải quan để thực hiện làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Mục đích của việc xin cấp Chứng nhận kiểm dịch đó là:

  • Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia khác vào nước ta. 
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu: Kiểm dịch thực vật nhằm chứng minh hàng hóa đáp ứng các điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

>>> Xem thêm: Thủ tục và quy trình công bố chứng nhận hợp quy

Nội dung có trong Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Các thông tin quan trọng có trong giấy Chứng nhận kiểm dịch bao gồm:

  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
  • Tên và địa chỉ người nhận;
  • Số lượng và loại bao bì;
  • Ký, mã hiệu;
  • Nơi sản xuất;
  • Phương tiện vận chuyển;
  • Cửa nhập khẩu;
  • Tên và khối lượng sản phẩm;
  • Tên khoa học của thực vật,…

chứng nhận kiểm dịch

Tại sao cần xin cấp Chứng nhận kiểm dịch thực vật?

Theo quy định Pháp luật về Hải quan, lô hàng thuộc danh sách hàng hóa bắt buộc kiểm dịch thực vật mà chưa có Chứng nhận kiểm dịch thực vật thì hàng hóa sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giữ lại khi làm thủ tục tại hải quan. Do đó, cá nhân/tổ chức cần xin giấy phép kiểm dịch thực vật khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa thì mới được thông quan lô hàng.

Ngoài ra, hoạt động kiểm dịch thực vật cũng nhằm đảm bảo hàng hóa không mang các mầm bệnh độc hại và nguy hiểm từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu. Xin cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một biện pháp nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng các điều kiện an toàn khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.   

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Danh sách mặt hàng bắt buộc phải làm Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Theo quy định pháp luật, với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc. Những mặt hàng cần kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu thường là những sản phẩm được làm từ thực vật, cây cối. Ví dụ: hoa màu, rau quả, nông sản, thức ăn chăn nuôi,…

Chi tiết các mặt hàng cần Kiểm dịch thực vật được quy định rõ tại Phụ lục I Mục 11 (Thông tư số 15/TT-BNNPTNT): Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch gồm những gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Mẫu quy định tại Phụ lục trong Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu): Bản điện tử hoặc Bản chính
  • Chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Bản điện tử hoặc bản chính hoặc bản sao.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Lưu ý: Trường hợp nộp bản điện tử hoặc bản sao chụp, bạn phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Quy trình các bước xin cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký và nộp trực tiếp cho Cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

chứng nhận kiểm dịch

Bước 3: Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ quyết định địa điểm kiểm dịch và bố trí công chức kiểm tra lô vật thể.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Đối với lô vật thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch. Trường hợp yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật khiến quá trình cấp giấy có thể kéo dài hơn 24 giờ. Cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

Đối với lô vật thể phát hiện không đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Đồng thời thông báo cho chủ hàng biết.

Trình tự giải quyết hồ sơ

  • Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật: 24h
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc Danh sách hàng hóa cần kiểm dịch thực vật
  • Kết quả trả về: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 
  • Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan kiểm dịch thực vật

Hiện nay trên toàn quốc có tổng cộng 9 Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ của 9 Chi cục Kiểm dịch thực vật để bạn tiện tra cứu:

  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Hải Phòng
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, quận 1, TPHCM
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, Bình Định
  • Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Lê Mao, thành phố Vinh, Nghệ An
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Lạng Sơn
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, Lào Cai
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Trên đây là một số thông tin liên quan tới Chứng nhận kiểm dịch thực vật mà TSL muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói TSL hỗ trợ tư vấn và giúp doanh nghiệp thực hiện đăng ký Chứng nhận kiểm dịch. Qúy khách quan tâm vui lòng gọi tới số hotline 092 188 83 88 để nhận tư vấn nhiệt tình nhất.

Để lại thông tin để được tư vấn Miễn phí

    Người liên hệ *

    Số điện thoại *
    Email
    Lời nhắn của bạn
    Quý khách hàng vui lòng lưu ý, hiện tại chúng tôi chưa có dịch vụ chuyển phát hàng cá nhân và chuyển thư tín