Khi bàn về SCM – hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, người ta quan tâm đến cách thức hoạt động, vai trò mà nó mang lại cho doanh nghiệp, SCM đảm nhiệm vị trí quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chi phí và quá trình giao hàng. Vậy SCM là gì, nó hoạt động như nào, vai trò của SCM ra sao, hãy cùng TSL tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khái niệm SCM
SCM là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Supply Chain Management, được sử dụng phổ biến trong quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động tổng hợp dòng hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi cung ứng và phản hồi lại những thông tin quan trọng, kịp thời nhờ sử dụng hệ thống công nghệ và truyền thông kỹ thuật số.
Có thể hiểu cụ thể SCM như sau: SCM là công việc quản lý hàng hóa và dịch vụ gồm các quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô đến khi thành sản phẩm. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến tổ chức hợp lý các hoạt động từ nguồn cung của doanh nghiệp để tối ưu hóa giá trị khách hàng, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Hoạt động SCM thể hiện nỗ lực từ nhà cung cấp để triển khai, phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả, tiết kiệm nhất có thể.
Ví dụ cụ thể về quản lý chuỗi cung ứng:
SCM của tập đoàn Samsung: nhà sản xuất cung ứng điện thoại tới => đại lý => người tiêu dùng. Samsung sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiện đại, linh hoạt để điều chỉnh lượng sản phẩm phù hợp theo nhu cầu thị trường và khắc phục các sự cố không mong muốn.
Đặc trưng của SCM
SCM có sự kết hợp nhiều công nghệ kỹ thuật nhằm cải thiện cách thức các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô làm thành sản phẩm, dịch vụ từ đó sản xuất ra thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng.
Đối với bất kỳ giải pháp nào của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM, dù sản phẩm là hàng hóa hay dịch vụ thì việc hiểu sức mạnh của nguồn tài nguyên và mối quan hệ giữa chúng trong dây chuyền cung ứng sản xuất là vô cùng quan trọng.
Phương thức hoạt động của SCM
Theo nguyên tắc, SCM tập trung kiểm soát hoặc liên kết việc sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Nhờ quản lý chuỗi cung ứng trong hoạt động phân phối sản phẩm, công ty doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí dư thừa và cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.
Để đạt được hiệu quả đó phải thông qua công việc kiểm soát hàng tồn kho nội bộ, sản xuất nội bộ, phân phối và bán hàng, hàng tồn kho của nhà cung cấp cho doanh nghiệp.
Trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, người quản trị điều phối hậu cần toàn bộ khía cạnh của chuỗi cung ứng, bao gồm những phần sau:
- Kế hoạch hoặc chiến lược (Planning)
- Nguồn cung ứng hoặc dịch vụ (Sourcing)
- Sản xuất (Making)
- Giao hàng và hậu cần (Delivering)
- Hệ thống tiếp nhận phản hồi (Enabling)
Vai trò quan trọng của SCM trong doanh nghiệp
Trong những năm qua, chuỗi cung ứng của nhà sản xuất và hệ thống đại lý, nhà bán lẻ đã liên kết chặt chẽ hơn nhiều. Nhờ chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất có thể điều chỉnh kịp thời hoặc bổ sung sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Khi sự liên kết hợp tác ngày càng tăng, dữ liệu về sản phẩm từ các đối tác trong chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để phân tích, từ đó cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là những lợi ích của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM:
- Hiệu suất của các dòng sản phẩm khi kết hợp các nhà cung cấp với nhau được nâng cao;
- Tồn kho giảm tối đa và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng;
- Chi phí lưu kho, tồn đọng sản phẩm trong doanh nghiệp giảm;
- Tối ưu lợi nhuận và giảm giá thành mỗi sản phẩm;
- Giản chi phí dư thừa cho các doanh nghiệp;
- Tạo dựng được chuỗi cung ứng từ các đối tác truyền thống với nhau;
- Kịp thời cập nhật sự thay đổi của thị trường, giảm đi các yếu tố gây nhiễu tác động đến khách hàng.
SCM là Logistic khác nhau như nào?
Trong lĩnh vực phân phối sản phẩm, có nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn hai khái niệm Logistic và SCM với nhau. Có người cho rằng Logistic và SCM có thể hỗ trợ, bổ sung và dùng với ý nghĩa tương đương nhau. Tuy nhiên, khái niệm Logistic chỉ là một phần của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Hoạt động của Logistic nằm trong phạm vi tổ chức nhất định còn SCM là mạng lưới liên kết các công ty, nhà cung ứng làm việc cùng nhau.
Hoạt động của Logistic truyền thống bao gồm: thu mua, phân phối, quản lý hàng tồn. Nhưng SCM còn bao gồm cả: marketing, phát triển sản phẩm mới, phân tích tài chính và dịch vụ khách hàng.
Tóm lại, hoạt động của SCM bao hàm nhiều quy trình của Logistic giữa nhiều bộ phận và doanh nghiệp với nhau. Quản lý Logistic do một bộ phận của quản lý chuỗi cung ứng SCM đảm nhiệm nhằm quản lý dòng chảy của sản phẩm hiệu quả.
Như vậy, TSL vừa giải đáp thắc mắc về khái niệm SCM và những vấn đề liên quan. Quản lý chuỗi cung ứng SCM giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến các đại lý, nhà bán lẻ, hạn chế tối đa rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh.
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận chuyển nội địa, quốc tế an toàn hiệu quả, liên hệ ngay với TSL qua hotline 092 188 83 88 hoặc truy cập Website của chúng tôi để tham khảo các dịch vụ vận chuyển và bảng giá. TSL cam kết mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản luôn cập nhật tiếp cận với công nghệ tiên tiến hiện đại, nhờ đó tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí khi làm thủ tục. Còn chần chờ gì nữa, liên hệ ngay với TSL bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến, thắc mắc, phản hồi từ khách hàng để giải đáp, cải thiện dịch vụ tốt hơn!