Việc đăng ký đăng kiểm cho hàng nhập khẩu là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo máy móc nhập khẩu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, an toàn trước khi đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh. Bài viết dưới đây của TSL sẽ chia sẻ với bạn về các loại hàng hóa cần đăng ký đăng kiểm, quy trình và những lưu ý cần biết, hãy cùng theo dõi nhé:
Hàng hóa nào cần đăng ký đăng kiểm
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, không phải tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu đều cần đăng ký đăng kiểm. Việc yêu cầu đăng ký đăng kiểm chỉ áp dụng cho một số loại hàng hóa nhất định, cụ thể như sau:
1. Xe cơ giới:
- Xe cơ giới mới: Bao gồm xe ô tô, xe máy, xe tải, xe khách, xe chuyên dùng, máy kéo, rơ-moóc, v.v.
- Xe cơ giới đã qua sử dụng: Nhập khẩu từ nước ngoài về để lưu thông, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thiết bị y tế:
- Thiết bị y tế loại A, B, C theo phân loại của Bộ Y tế.
- Vật tư y tế, trang thiết bị y tế theo danh mục do Bộ Y tế quy định.
3. Máy móc, thiết bị nguy hiểm:
- Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục máy móc, thiết bị nguy hiểm do Bộ Công thương quy định.
4. Vật liệu nổ công nghiệp:
- Thuốc nổ, thuốc phóng, kíp nổ, pháo hoa, v.v.
5. Vật liệu nổ dân dụng:
- Thuốc nổ, thuốc phóng, kíp nổ, pháo hoa, v.v.
6. Vũ khí, vật liệu nổ, khí độc hại:
- Vũ khí, vật liệu nổ, khí độc hại được sử dụng trong hoạt động quốc phòng, an ninh.
7. Một số loại hàng hóa khác:
- Thép xây dựng;
- Vật liệu xây dựng;
- Giấy và sản phẩm từ giấy;
- Bao bì, túi, thùng carton;
- Đồ chơi trẻ em;
- V.v.
Quy trình đăng ký đăng kiểm
Bước 1: Đăng ký
Đầu tiên, cung cấp đầy đủ các chứng từ nhập khẩu, thông tin về thương hiệu, tên của thiết bị (số mẫu), tên và địa chỉ của nhà sản xuất cùng các hồ sơ liên quan. Sau đó, tiến hành đăng ký đăng kiểm trên Cổng thông tin một cửa Quốc Gia
Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị bao gồm:
- Công văn giải trình gia hạn
- Công văn nợ chứng từ
- Mẫu đăng kí kiểm tra
- Mẫu nhãn chính, Nhãn phụ được gắn dấu hợp quy
- Ảnh chụp thực tế mặt trước, sau sản phẩm
- Invoice, packing list
- Sale Contract
- Bill (Có thể là Bill Draft)
Bước 2: Thử nghiệm
Sau khi đăng ký thành công, chuẩn bị mẫu thử và chứng từ cần thiết để tiến hành thử nghiệm hàng hóa. Sau đó, gửi các mẫu này đến trung tâm thử nghiệm để kiểm tra và xác nhận.
Hồ sơ làm thử nghiệm:
- Mẫu đăng ký thử nghiệm
- Tờ khai hải quan
- Bản đăng kí thông số kỹ thuật
- Bản vẽ kỹ thuật (in khổ A3)
- Đối với một số sản phẩm sẽ cần hình ảnh và thuyết minh ký tự trên sản phẩm
Bước 3: Công bố hợp quy
Sau khi nhận được báo cáo thử nghiệm, tiến hành công bố hợp quy trên Cục Đăng kiểm Quốc gia. Đây là bước quan trọng để xác nhận rằng sản phẩm của bạn đã tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật chưa.
Chứng từ công bố hợp quy:
- Công văn xin được công bố hợp quy
- Công văn xin miễn thử nghiệm đối với hàng số lượng ít
- Báo cáo thử nghiệm
- Bản công bố hợp quy
- Tờ khai hải quan
Bước 4: Giấy chứng nhận
Cuối cùng, hoàn thiện các thủ tục để nhận giấy chứng nhận từ Cục Đăng kiểm Quốc gia, xác nhận sản phẩm của bạn đã hoàn thành quá trình đăng ký đăng kiểm.
Chứng từ làm giấy chứng nhận
- Công văn
- Tờ khai hải quan
- Bản vẽ kỹ thuật
- Báo cáo thử nghiệm
- Ảnh chụp sản phẩm
- Thuyết minh các ký tự trên sản phẩm
Những lưu ý khi làm đăng ký đăng kiểm
Tối thiểu 3 ngày mới nhận được đăng ký đăng kiểm
Lệ phí đăng kiểm sẽ tùy thuộc vào loại sản phẩm
Nếu số lượng hàng nhập khẩu ít, bạn không cần phải mang đi thử nghiệm mà vẫn có thể công bố hợp quy.
TSL đơn vị chuyên ủy thác nhập khẩu, vận chuyển máy móc
Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên làm ủy thác xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị nên việc hoàn thành các hồ sơ làm kiểm tra chất lượng là thủ tục cần thiết. Liên hệ với TSL ngay hôm nay để được hỗ trợ và giải đáp về các thủ tục nhập khẩu bạn nhé:
Hotline: *1688
Fanpage: TSL Logistics – Total Service Logistics
Cảm ơn bạn đã theo dõi!