Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu cầu trục

Các phương tiện như cầu trục, cần trục, cổng trục,… được sử dụng trong việc nâng hạ hàng hóa. Đây là những phương tiện không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều nhà máy chuyên sản xuất cầu trục tuy nhiên chất lượng, sản lượng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mua cầu trục được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc làm thủ tục nhập nhập khẩu cầu trục thường khá phức tạp và không phải ai cũng biết cách thực hiện. Bài viết dưới đây TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu cần trục, cổng trục nhanh chóng và đơn giản.

Quy định khi làm thủ tục nhập khẩu cầu trục 

Quy định khi làm thủ tục nhập khẩu cầu trục

Khi nhập khẩu cầu trục đơn, cầu trục đôi, cầu trục xoay,.. vào Việt Nam, bạn cần tuân thủ một loạt các quy định pháp lý và thủ tục hải quan để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ. Việc hiểu và nắm rõ những quy định này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý mà còn tối ưu hóa thời gian và chi phí. Dưới đây là các quy định cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu cầu trục.

  • Luật Thuế GTGT 13/2008/QH12 (ngày 03/06/2008)
  • Quyết định Số 11039/QĐ-BCT (ngày 03/14/2014)
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC (ngày 25/3/2015) sửa đổi bổ sung bởi 39/2018/TT-BTC (ngày 20/04/2018)
  • Quyết định Số 3810/QĐ-BKHCN (ngày 18/12/2019)
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP (ngày 15/05/2018)
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT (ngày 30/07/2018)
  • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH (ngày 06/12/2018)
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020)

Việc nắm bắt và tuân thủ các quy định này sẽ giúp bạn hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu đúng theo quy định của pháp luật, tránh được các vấn đề phát sinh không đáng có trong quá trình thông quan hàng hóa.

Mã HS của cầu trục 

Mã HS (Harmonized System Code) là một mã số quốc tế được sử dụng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã HS của cầu trục, cần trục, cổng trục tại Việt Nam thường nằm trong nhóm mã thuộc chương 84. Cụ thể hơn, mã HS cho cầu trục thường là 8426. Bạn có thể tham khảo thêm bảng dưới đây để biết thêm thông tin.

Mô tả Mã hs
Mã hs cần trục cẩu di chuyển trên đế cố định 84261100
Mã hs cần trục khác 84261990
Mã hs cần trục tháp 84262000
Mã hs cần trục cổng hoặc cần trục cánh xoay 84263000
Mã hs cần trục chạy bánh lốp 84264100
Mã hs cần trục bánh xích 84264900
Mã hs xe cần trục khoan 87052000

Mã HS của cầu trục không chỉ là mã số để phân loại hàng hóa, mà còn liên quan mật thiết đến các yếu tố như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), và các yêu cầu kiểm tra chất lượng từ cơ quan hải quan. Sử dụng mã HS đúng sẽ giúp nhà nhập khẩu giảm thiểu các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa chi phí nhập khẩu.

Để xác định mã HS cho cầu trục, bạn có thể tham khảo từ danh mục mã HS của Việt Nam, hoặc tra cứu trực tiếp trên các trang web của Tổng cục Hải quan. Việc phân loại mã HS cho cầu trục phụ thuộc vào loại cầu trục cụ thể và đặc điểm kỹ thuật của nó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định mã HS hãy liên hệ với TSL để nhận được giúp đỡ sớm nhất nhé.

Thuế nhập khẩu của cầu trục

Thuế nhập khẩu của cầu trục, cần trục, cổng trục

Giống với tất cả những loại hàng hóa khác, khi bạn làm thủ tục nhập khẩu cầu trục, cần trục, cổng trục sẽ phải đóng 2 loại thuế sau: 

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0 – 5%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu cầu trục

Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi làm thủ tục nhập khẩu cầu trục là một điều rất quan trọng. Bởi hàng hóa của bạn có được thông quan hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều bộ hồ sơ mà bạn cung cấp cho cán bộ hải quan. Sau đây là những giấy tờ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua:

  • Tờ khai hải quan: Là giấy tờ bắt buộc khi nhập khẩu cầu trục, giúp cơ quan hải quan kiểm soát và quản lý hàng hóa nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại: Hóa đơn này thường bao gồm thông tin về người bán, người mua, mô tả sản phẩm, đơn giá và tổng giá trị. Để tránh tranh chấp và bảo vệ quyền lợi, hãy đảm bảo hóa đơn thương mại được lập chi tiết và chính xác.
  • Vận đơn: Chứng từ vận chuyển được cấp bởi công ty vận tải, chứng minh rằng hàng hóa đã được gửi đi. Đối với cầu trục, vận đơn có thể là vận đơn đường biển hoặc đường hàng không, tùy thuộc vào phương thức vận chuyển.
  • Danh sách đóng gói: Là bản liệt kê chi tiết các mặt hàng trong lô hàng cầu trục. Đây là chứng từ giúp cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra và đối chiếu thông tin.
  • Hợp đồng thương mại: Văn bản pháp lý giữa người bán và người mua, xác định các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng và trách nhiệm của mỗi bên.
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng: Đối với cầu trục nhập khẩu, Việt Nam yêu cầu phải đăng ký kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn.
  • Chứng nhận xuất xứ: Giấy tờ xác nhận nguồn gốc xuất xứ của cầu trục. Đối với các sản phẩm nhập khẩu từ một số quốc gia, C/O có thể giúp bạn được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại.
  • Catalog sản phẩm: Mặc dù không phải là giấy tờ bắt buộc, catalog sản phẩm sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về cầu trục, bao gồm thông số kỹ thuật, hình ảnh và cách hoạt động,….

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cầu trục 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra cho cầu trục, cần trục trước khi nhập khẩu

Theo quy định hiện nay bạn sẽ phải tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cầu trục nhập khẩu mới được thông quan, chi tiết các bước sẽ bao gồm:

  • Bước 1: Đăng ký hồ sơ đăng kiểm cầu trục: Có 2 cách để đăng ký đó là  nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng kiểm hoặc qua hệ thống một cửa quốc gia. Hồ sơ đăng kiểm cầu trục cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng bao gồm: mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và các tài liệu trong bộ hồ sơ chúng tôi đã đề cập ở trên. 
  • Bước 2 Mang cầu trục về kho: Sau khi bạn đã nộp hồ sơ thành công, nếu như hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ trả cho bạn giấy đăng ký kiểm tra có xác nhận. Bạn sẽ cần đến giấy chứng nhận này để nộp cho hải quan và xin giải phóng hàng hóa tạm thời. Lưu ý nhỏ, khi hàng hóa được giải phóng bạn sẽ không thể đưa vào sử dụng hay kinh doanh mà phải cần kiểm tra. 
  • Bước 3: Kiểm tra chất lượng và an toàn cầu trục: Sau khi hàng hóa được giải phóng tạm thời, bạn cần đưa cầu trục về kho bảo quản trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng. Việc này không chỉ giúp bảo quản thiết bị mà còn đảm bảo rằng cầu trục có thể được kiểm tra một cách chính xác. Tiếp đến bạn cần liên hệ với cơ quan kiểm tra để họ cho cán bộ kiểm tra xuống làm việc. Cơ quan đăng kiểm sẽ tiến hành kiểm tra thực nghiệm tại kho. 
  • Bước 4: Nhận kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn và quy định hiện hành để xác định xem cầu trục có đạt yêu cầu hay không. Nếu đạt yêu cầu, cơ quan sẽ cấp chứng thư chấp nhận, cho phép doanh nghiệp tiến hành thông quan và sử dụng cầu trục. Ngược lại, nếu không đạt, doanh nghiệp sẽ nhận công văn yêu cầu tiêu hủy hàng hóa. 

Bước 2: Khai tờ khai quan

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu cầu trục là khai tờ khai hải quan. Đây là bước rất quan trọng, bởi vì tờ khai hải quan sẽ xác định các thông tin chi tiết về hàng hóa nhập khẩu. Để thực hiện mở tờ khai, bạn cần sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử. Lưu ý cần khai báo thông tin trong vòng 30 ngày kể tư khi cầu trục đến cửa khẩu nếu quá thời gian trên bạn sẽ mất thêm phí từ hải quan.

Bước 3: Mở tờ khai quan

Sau khi đã có kết quả phân luồng bạn cần in tờ khai và mang xuống cửa khẩu để tiến hành cách nước tiếp theo. Khi bạn đến cửa khẩu, cần mang theo tờ khai đã in cùng với tất cả các giấy tờ liên quan như hợp đồng mua bán, chứng từ vận chuyển và chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại đây, cán bộ hải quan sẽ thực hiện phân luồng cho lô hàng của bạn. Có ba luồng chính: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. 

Bước 4: Giải phóng hàng hóa

Bước này khá đơn giản việc của bạn chỉ là nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ hải quan kiểm tra. Nếu như hồ sơ không có vấn đề gì bạn có thể mang cầu trục về kho bảo quản và chờ cán bộ kiểm tra xuống để tiến hành kiểm tra. Từ đây bạn sẽ thực hiện các bước có trong phần “Đăng ký kiểm tra cho cầu trục trước khi nhập khẩu” để quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ. Lưu ý bước này bạn sẽ nộp luôn thuế nhập khẩu và thuế VAT để hàng được giải phóng nhé.

Bước 5 Thanh lý tờ khai

Cuối cùng sau khi đã có giấy chứng nhận kết quả chất lượng và có chứng nhận hợp quy bạn cần phải nộp lại cho cán bộ hải quan, cùng với những chứng từ còn thiếu nếu có. Nộp lại những chứng từ đó thì hải quan mới có thể xác nhận thông quan cho cầu trục, có như vậy bạn mới có thể mang vào sử dụng và kinh doanh.

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu cầu trục mà bạn cần biết

  • Cầu trục không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
  • Có thể nhập khẩu cầu trục đã qua sử dụng nhưng tuổi thọ không được quá 10 năm 
  • Khi nhập khẩu cầu trục cần tiến hành kiểm tra chất lượng 
  • Xác định chính xác mã HS của cầu trục để tính đúng biểu thuế
  • Không nên tự làm thủ tục nhập khẩu cầu trục nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quá trình làm thủ tục diễn ra nhanh chóng.

Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu cần trục, cẩu trục, cổng trục,… các loại mà TSL muốn gửi đến bạn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 092 188 83 88 để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn sớm nhất nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)