Xoong, nồi là những vật dụng quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc liệu quá trình nhập khẩu xoong nồi có khó khăn không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu nồi, xoong, dụng cụ nấu nướng các loại, hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.
Quy định, chính sách khi nhập khẩu xoong nồi
Dưới đây là những quy định, chính sách mà bạn cần nắm được khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
- Nghị định số 15/2018 NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Thông tư số 09/2019 TT-BKHCN ngày 30/06/2019
Việc tuân thủ những quy định trên không chỉ đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ tục nhập khẩu và còn giúp cho quá trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn rất nhiều. Vậy nên bạn cần tìm hiểu và nắm kỹ các quy định nêu trên. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên thì có thể liên hệ với TSL để nhận được sự giúp đỡ sớm nhất.
Yêu cầu dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu xoong nồi
Việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu xoong nồi là một yêu cầu bắt buộc được quy định rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm.
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, các sản phẩm nhập khẩu bao gồm xoong nồi, cần phải dán nhãn đầy đủ các thông tin bắt buộc sau:
- Thông tin về nhà sản xuất: Tên, địa chỉ và quốc gia của nhà sản xuất cần được thể hiện rõ ràng.
- Thông tin về nhà nhập khẩu: Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của đơn vị nhập khẩu
- Thông tin chi tiết về sản phẩm: Nhãn cần mô tả cụ thể các chi tiết của xoong nồi như chất liệu, kích thước, dung tích, và cách sử dụng.
- Xuất xứ sản phẩm: Thông tin về nguồn gốc xuất xứ (chẳng hạn như giấy chứng nhận xuất xứ – C/O)
- Thông tin cảnh báo (nếu có)
Một yêu cầu quan trọng khác là ngôn ngữ trên nhãn dán cần phải sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng hiểu rõ thông tin, đồng thời thuận tiện cho cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra và đối chiếu thông tin. Ngoài ra, nhãn cần được dán ở vị trí dễ thấy, dễ kiểm tra trên sản phẩm hoặc bao bì của xoong nồi. Một vị trí dán nhãn thuận lợi giúp hỗ trợ quá trình kiểm tra sản phẩm một cách hiệu quả hơn.
Mã HS của xoong nồi
Mã HS cho xoong nồi thường được phân loại theo chất liệu và loại hình sản phẩm. Ví dụ, xoong nồi bằng inox thường được quy định theo mã HS 7323, trong khi xoong nồi bằng nhôm có thể thuộc mã HS 7615. Việc xác định chính xác mã HS rất quan trọng, bởi vì mỗi mã HS sẽ đi kèm với mức thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT) khác nhau, ảnh hưởng đến chi phí tổng thể của hàng hóa nhập khẩu. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của xoong nồi các loại, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi | Thuế GTGT |
Mã hs code nồi, chảo bằng sứ | 69120000 | 35 | 10 |
Mã hs code nồi, chảo bằng thủy tinh | 70139900 | 15 | 10 |
Mã hs code nồi, chảo bằng Inox | 73239310 | 30 | 10 |
Mã hs code nồi, chảo bằng hợp kim nhôm | 73239390 | 30 | 10 |
Mã hs code nồi, chảo bằng nhôm | 76151090 | 22 | 10 |
Thuế nhập khẩu của xoong nồi
Khi nhập khẩu xoong nồi bạn cần chú ý đến 2 loại thuế sẽ phải đóng cho hải quan là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Trong đó,
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15-35%
- Thuế giá trị gia tăng: 10%
Như bạn có thể thấy mức thuế nhập khẩu của xoong nồi hiện khá cao. Tuy nhiên nếu bạn nhập khẩu xoong nồi các loại từ những nước nhu Trung Quốc, các nước khối ASEAN,… sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%. Lưu ý cần có tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ mới được hưởng mức thuế nói trên.
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi
Dựa theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì khi làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi bạn sẽ cần chuẩn bị những chứng từ quan trọng sau:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (contract)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hồ sơ tự công bố ATTP
- Các giấy tờ khác ( Nếu có)
Trong số những giấy tờ trên thì tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, hồ sơ tự công bố ATTP là những thứ không thể thiếu để xoong nồi có thể thông quan thuận lợi.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng và tự công bố ATTP
Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có quy định về các đối tượng cần phải đăng ký công bố sản phẩm và trong đó có xoong nồi. Quy trình chi tiết sẽ được viết chi tiết dưới đây
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định và phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Phiếu này phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025 và còn hiệu lực trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cần có bạn cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng hóa. Việc này không quá khó khăn bạn có thể tiến hành đăng ký online để tiết kiệm thời gian.
Sau khi đã đăng ký cơ quan tiếp nhận sẽ cấp cho bạn xác nhận để có thể giải phóng hàng tạm thời và mang đi kiểm tra.
Bước 3: Mang mẫu đi kiểm tra
Khi đã có mẫu để tiến hành kiểm tra bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền và được cấp phép để lấy mẫu đi kiểm tra.
Bước 4: Tự công bố sản phẩm
Sau khi đã kiểm tra xong và có được chứng thư xác nhận bạn cần nộp lại chứng thư này cùng với bộ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó để làm thủ tục tự công bố ATTP. Lưu ý là cần phải tiến hành làm thủ tục tự công bố thì sản phẩm xoong nồi của bạn mới có thể lưu hành trên thị trường.
Bạn nên làm thủ tục tự công bố ATTP song song với thủ tục nhập khẩu để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất thời gian, vì vậy, để tránh phát sinh thêm chi phí, doanh nghiệp nên hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi lô hàng cập cảng.
Bước 2: Khai tờ khai quan
Bước tiếp theo là khai tờ khai hải quan qua hệ thống VNACCS (Hệ thống Hải quan điện tử Việt Nam). Việc khai báo chính xác không chỉ giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh chóng mà còn tránh được những rắc rối không cần thiết trong quá trình kiểm tra hàng hóa. Một điểm cần lưu ý là tờ khai hải quan cần được nộp trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng về cảng. Nếu không tuân thủ thời hạn này, bạn sẽ phải chịu phí lưu kho và các chi phí phát sinh khác.
Bước 3: Mở tờ khai quan
Sau khi đã nộp tờ khai, bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng từ cơ quan hải quan. Các luồng sẽ bao gồm luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Nếu hàng hóa của bạn được phân vào luồng xanh, tức là hàng hóa sẽ được thông quan ngay mà không cần kiểm tra thực tế. Ngược lại, nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng hoặc đỏ, hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra giấy tờ và có thể yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi biết được kết quả phân luồng, bạn cần in tờ khai và mang đến cửa khẩu để thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình thông quan.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Khi đến bước thông quan hàng hóa, bạn cần nộp lại toàn bộ hồ sơ và chứng từ đã chuẩn bị cho hải quan để họ kiểm tra. Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và các thông tin khớp với thực tế, cán bộ hải quan sẽ cho phép bạn thông quan hàng hóa tạm thời. Tiếp đó bạn cần mang hàng hóa đi kiểm tra và làm thủ tục tự công bố ATTP.
Bước 5: Thanh lý tờ khai
Cuối cùng, bạn cần phải hoàn thiện tất cả những giấy tờ còn thiếu để hải quan có thể đóng hồ sơ và xác nhận bạn đã hoàn tất quá trình nhập khẩu xoong nồi.
Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu xoong nồi
- Mặt hàng xoong nồi không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Khi nhập khẩu xoong nồi cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm và tự công bố ATTP
- Cần dán nhãn hàng hóa cho xoong nồi trước khi nhập khẩu
- Hãy xác định chính xác mã HS của sản phẩm để tính đúng biếu thuế
- Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu thì tốt hơn hết nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi.
Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu xoong nồi mới nhất hiện nay. Thông qua bài viết này TSL hy vọng bạn đã nắm được cách nhập khẩu mặt hàng này. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi làm thủ tục nhập khẩu thì có thể liên hệ với TSL để chúng tôi có thể giúp đỡ sớm nhất.