Siêu dự án Sân bay Long Thành có ý nghĩa như thế nào? Giờ ra sao?

Một trong những dự án đầu tư được mong đợi nhất hiện nay chính là siêu dự án Sân Bay Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD. Đây không chỉ là công trình mang ý nghĩa chiến lược mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy, dự án này thực sự có ý nghĩa ra sao? Tiến độ hiện tại thế nào? Hãy cùng TSL khám phá chi tiết ngay sau đây nhé:

Siêu dự án Sân bay Long Thành có ý nghĩa như thế nào

Được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay Long Thành được nghiên cứu đầu tư xây dựng từ những năm 1980 với mục đích thay thế sân bay Tân Sơn Nhất và kỳ vọng trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế.

Sân bay Long Thành sở hữu vị trí chiến lược tại trung tâm mạng lưới giao thông Đông Nam Á, tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Theo dự báo của các chuyên gia, cảng hàng không này có tiềm năng trở thành một trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại, hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai gần. Với khả năng cạnh tranh cao, Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ không chỉ thúc đẩy ngành vận tải hàng không mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Hình ảnh sân bay Long Thành dự kiến khi hoàn thành
Hình ảnh sân bay Long Thành dự kiến khi hoàn thành

Nếu so sánh với sân bay Incheon, sân bay lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ hai châu Á với mức đầu tư 4 tỷ USD, Sân bay Long Thành có tổng vốn đầu tư cao gấp bốn lần. Dự kiến, Long Thành sẽ đạt công suất phục vụ 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, cao gấp khoảng năm lần so với khả năng của sân bay Incheon.

Việc xây dựng sân bay Long Thành không chỉ nâng tầng cơ sở giao thông nước ta lên tầm cao mới mà còn đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế.

Việc xây dựng Sân bay Long Thành sẽ giúp giải quyết tình trạng quá tải và giảm áp lực lên sân bay Tân Sơn Nhất. Do hạn chế về diện tích, đường băng không đạt chuẩn cùng với việc một phần đất được sử dụng cho mục đích kinh doanh, Sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên rơi vào tình trạng ùn tắc, gây nhiều bất tiện. Sự ra đời của Sân bay Long Thành đóng vai trò quan trọng và cấp bách trong việc khắc phục những vấn đề này.

Việt Nam kỳ vọng sân bay Long Thành có thể cạnh tranh với các sân bay lớn trong khu vực: Changi của Singapore, Suvarnabhumi của Thái Lan 

3 Giai đoạn của Sân Bay Long Thành

Năm 2015, dự án Sân bay Long Thành được trình lên Quốc hội Việt Nam khóa XV để xem xét và thảo luận. Trong kỳ họp thứ 9, ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quốc hội đã thông qua chủ trương xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành thông qua Nghị quyết số 94/2015/QH13, với 428/461 phiếu thuận. Quốc hội yêu cầu Chính phủ triển khai dự án theo ba giai đoạn, trong đó:

  • Giai đoạn 1: Xây dựng một đường băng, một nhà ga hành khách và các hạng mục phụ trợ đồng bộ, đảm bảo công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Giai đoạn này phải được hoàn thành và đưa vào hoạt động chậm nhất vào năm 2025.

4 dự án thành phần giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành

Dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 được phân chia thành 4 dự án thành phần gồm: 

  • Dự án thành phần 1 – các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước. Xây dựng trụ sở cảng hàng không, hải quan, cục quản lý xuất nhập cảnh, công an địa phương, trụ sở cơ quan kiểm dịch.
  • Dự án thành phần 2 – các công trình phục vụ quản lý bay. Xây dựng các hạng mục chính như nhà ga hành khách, đường băng, đài kiểm soát không lưu và các công trình phụ trợ quan trọng.
Nhà ga hành khách - siêu dự án sân bay Long Thành
Nhà ga hành khách – dự án thành phần 2
  • Dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng hàng không. Đầu tư vào các hệ thống quản lý không lưu, trang thiết bị kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ hoạt động điều hành bay.
  • Dự án thành phần 4 – các công trình khác: các công trình thương mại, dịch vụ, hạ tầng giao thông kết nối ngoài sân bay (đường bộ, đường sắt, bãi đỗ xe).

Giai đoạn 2: Tiếp tục xây dựng thêm một đường cất hạ cánh với cấu hình mở và một nhà ga hành khách mới, nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách mỗi năm cùng 1,5 triệu tấn hàng hóa.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện toàn bộ các hạng mục còn lại của dự án, đạt mục tiêu phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Tiến độ Sân Bay Long Thành giờ ra sao

Nhà ga hành khách đã hoàn thiện toàn bộ phần xây dựng, hiện đang tiến hành lắp đặt và hoàn thiện phần mái cùng khung chính. Đường cất hạ cánh đã thi công đạt hơn 71% khối lượng, vượt tiến độ hợp đồng ba tháng. Đối với dự án đài kiểm soát không lưu, phần bê tông cốt thép đã hoàn tất và công trình đang được mở rộng từ tầng 15 trở lên.

Vào ngày 3/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Thủ tướng đánh giá cao những kết quả tích cực đã đạt được, nhấn mạnh rằng nhiều gói thầu đã vượt tiến độ so với kế hoạch, đặc biệt là ở các hạng mục thuộc thành phần 2 và 3 của dự án. Hiện tại, trên công trường, hơn 6.000 nhân lực và 2.200 thiết bị đang được huy động để đẩy nhanh tiến độ thi công, giúp dự án dần hình thành rõ nét.

Khó khăn với dự án thành phần 4

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, Thủ tướng nhấn mạnh rằng công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn hơn 1% chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, dự án thành phần 4, bao gồm các công trình như ga hàng hóa, đang triển khai chậm. Hiện Bộ Giao thông Vận tải vẫn trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho các hạng mục quan trọng.

Các gói thầu thuộc dự án thành phần 4, như ga hàng hóa, khu logistics hàng không, khu bảo trì máy bay, cung cấp suất ăn, và trung tâm điều hành của các hãng bay, vẫn chưa thể tiến hành đấu thầu.Thành phần này đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thiếu nó, toàn bộ dự án sẽ không thể đi vào vận hành. Đây cũng là yếu tố then chốt quyết định uy tín và khả năng cạnh tranh của một siêu sân bay trong khu vực.

Dự kiến về tiến độ dự án sắp tới

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm việc với nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm” và yêu cầu hoàn tất toàn bộ công việc trước ngày 31/12/2025, đảm bảo đưa Sân bay Long Thành vào khai thác chậm nhất vào ngày 28/2/2026. Ông cũng khẳng định tiến độ dự án phải được đẩy nhanh, không thể để xảy ra thêm bất kỳ sự chậm trễ nào.

Thủ tướng kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Sân bay Long Thành
Thủ tướng kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Sân bay Long Thành

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo tăng tốc thi công đường cất hạ cánh thứ hai, đồng thời yêu cầu chuẩn bị ngay các bước cần thiết để triển khai giai đoạn 2 của dự án. Việc tận dụng tối đa nguồn nhân lực và thiết bị hiện có trên công trường được xem là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả thi công.

Xem thêm: Dịch vụ ủy thác xnk từ A đến Z

Hotline: *1688

Fanpage: TSL Logistics – Total Service Logistics

5/5 - (1 bình chọn)