Các sản phẩm như bút, sổ tay, giấy in hay kẹp tài liệu chúng đều là mặt hàng văn phòng phẩm thiết yếu, đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, trường học và nhiều tổ chức khác. Tuy nhiên, để nhập khẩu các mặt hàng này một cách thuận lợi, việc nắm rõ quy trình và thủ tục nhập khẩu là điều không thể thiếu. Hãy cùng TSL khám phá chi tiết các bước cần thiết trong thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm qua bài viết này!
Chính sách làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm
Dưới đây là một số quy định bạn cần nắm được khi làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017.
- Công văn số 2655/TXNK-PL ngày 18/07/2017.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Các quy định nêu trên chủ yếu nói về quy trình thực hiện, mã hs, thuế nhập khẩu. Bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro liên quan đến pháp lý và đảm bảo hàng hóa thông quan thành công. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này hãy liên hệ với TSL ngay nhé.
Dán nhãn hàng hóa nhập khẩu văn phòng phẩm
Từ sau nghị định 128/2020/NĐ-CP, quy trình kiểm tra nhãn dán hàng hóa đã được thắt chặt hơn. Vậy nên khi làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm dán nhãn hàng hóa sẽ là việc không thể thiếu.Và bạn sẽ cần phải đảm bảo nhãn dán có đầy đủ các thông tín sau:
- Thông tin của đơn vị xuất khẩu;
- Thông tin của đơn vị nhập khẩu;
- Thông tin chi tiết về sản phẩm (chất liệu, kích thước, trọng lượng…);
- Xuất xứ hàng hóa
Lưu ý, bạn nên sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để thể hiện các thông tin nói trên. Điều này sẽ tạo thuận tiện cho cán bộ hải quan kiểm tra và đối chiếu thông tin, giúp quá trình thông quan trở nên nhanh chóng hơn. Và cũng giúp cho khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin.
Ngoài việc thể hiện chính xác nội dung, vị trí cần dán cũng là điều mà bạn cần chú ý. Nên dán nhãn tại các vị trí dễ thấy, dễ nhìn như trên thùng hàng, trên bao bì sản phẩm,…
Mã HS của văn phòng phẩm
Mã HS được sử dụng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, đây cũng là cơ sở để bạn biết được mức thuế mình cần phải nộp. Bạn cần dựa vào đặc tính, chủng loại của từng loại để xác định mã HS.
Và mặt hàng văn phòng phẩm đây thực chất chỉ là cách gọi chung của nhiều loại sản phẩm như: bút, giấy, sổ ghi, thước, mực, máy in,…. Nên để xác định chính xác từng loại sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Do đó, TSL có tổng hợp lại mã HS của các loại sản phẩm văn phòng phẩm để bạn dễ tham khảo
Loại Sản Phẩm | Mã HS |
Bút Viết | 9608 |
Thước | 09172010 |
Giấy In | 4809 |
Băng Dính | 3919 |
Máy In | 8443 |
Chú ý, bảng tổng hợp trên chỉ đề cập đến nhóm sản phẩm và chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết được chính xác mã HS phù hợp với loại hàng hóa cần nhập khẩu, bạn nên liên hệ với TSL qua hotline sau: *1688
Thuế nhập khẩu hàng hóa văn phòng phẩm
Khi nhập khẩu đồ dùng văn phòng phẩm các loại bạn sẽ cần chú ý đến 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
- Thuế nhập khẩu của hàng hóa văn phòng phẩm thường dao động từ 0 – 25%. Tuy nhiên nếu hàng hóa của bạn đến từ các nước ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam thì mức thuế nói trên có thể được giảm đi rất nhiều.
- Thuế giá trị gia tăng của văn phòng phẩm là 10%
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm
Dưới đây là bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu đồ dùng văn phòng phẩm các loại.
- Tờ khai hải quan.
- Hợp đồng thương mại (Sale contract).
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Danh sách đóng gói (Packing list).
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- Vận đơn (Bill of lading).
- Chứng nhận xuất xứ (nếu có).
- Catalog (nếu có)
Trong số các giấy tờ trên thì: Tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, giấy đăng ký kiểm tra,.. là cần thời gian kiểm tra và xét duyệt nhất bạn nên chuẩn bị từ sớm, tránh cho quá trình thông quan bị kéo dài.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm
Bước 1: Khai tờ khai quan
Trước tiên bạn cần truy cập hệ thống hải quan Việt Nam VNACCS để thực hiện khai tờ khai quan. Hoặc bạn có thể đến trực tiếp các chi cục hải quan để khai báo trực tiếp với sự hướng dẫn của cán bộ hải quan.
Khi khai báo cần chú ý khai chính xác và đầy đủ, nếu như viết sai sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thông quan. Bạn nên để người có kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo việc thông quan không bị chậm trễ. Ngoài ra, bạn cần khai báo trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu. Nếu quá thời gian trên bạn sẽ phải đóng thêm phí lưu kho cho hải quan.
Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau khoảng 2 – 3 ngày hồ sơ của bạn sẽ được xem xét, nếu không cần bổ sung thêm bạn sẽ nhận được thông báo phân luồng. Đối với mặt hàng văn phòng phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu có thể sẽ rơi vào 1 trong 3 luồng sau: Luồng xanh, vàng và đỏ.
Việc hàng hóa được phân vào luồng xanh sẽ giúp cho việc thông quan nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu hàng hóa văn phòng phẩm vào luồng đỏ. thuộc diện cần kiểm tra thực tế thì thời gian thông quan sẽ lâu hơn.
Nhìn chung việc phân luồng hàng hóa sẽ phụ thuộc nhiều vào mặt hàng bạn định nhập khẩu và hồ sơ bạn chuẩn bị. Bạn nên liên hệ với TSL để xem sản phẩm văn phòng phẩm định nhập khẩu có thuộc luồng đỏ không nhé.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi việc mở tờ khai đã hoàn thành, bạn cần nộp lại hồ sơ đã chuẩn bị trước đó để cán bộ hải quan kiểm tra. Nếu như bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì việc thông quan sẽ rất nhanh. Nhưng ngược lại, khi hồ sơ của bạn không đầy đủ và có sự sai sót không những phải bổ sung thêm mà còn cần kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng về kho
Sau cùng khi nhận được thông báo thông quan bạn sẽ cần đóng đủ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng để mang hàng hóa về. Lưu ý, bạn vẫn cần bổ sung thêm các giấy tờ còn thiếu để cán bộ hải quan xác nhận quá trình thông quan hoàn thành và đóng hồ sơ nhập khẩu của bạn.
Lưu ý khi nhập khẩu văn phòng phẩm
Các lưu ý quan trọng cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm
- Các mặt hàng văn phòng phẩm không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
- Hầu hết các hàng hóa văn phòng phẩm như bút, giấy, sổ ghi đều không phải kiểm tra chuyên ngành tuy nhiên máy in là mặt hàng phải kiểm tra đánh giá chất lượng trước nhập khẩu
- Bởi có rất nhiều mặt hàng văn phòng phẩm khác nhau do đó việc xác định chính xác mã HS là điều rất quan trọng.
- Dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu đã là một quy định bắt buộc mà bạn cần tuân theo
- Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu việc tự thực hiện thủ tục thông quan sẽ khá khó khăn và mất nhiều thời gian. Sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu chính ngạch từ TSL sẽ là giải pháp hữu hiệu để bạn tiết kiệm thời gian, chi phí.
Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu văn phòng phẩm, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết thêm về quy trình, lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với TSL để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.