Trong vận tải đường biển quốc tế, ngoài cước vận chuyển chính (Ocean Freight), doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn phải đối mặt với nhiều loại phụ phí logistics khác nhau. Những khoản phí này được tính thêm vào tổng chi phí vận chuyển và có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách nếu không được dự toán trước. Bào viết này TSL sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về các loại phí tron vận tải đường biển.
Các loại phụ phí trong vận tải đường biển
Phí Ocean Freight – O/F
Phí Ocean Freight (viết tắt là O/F) là khoản phí chính mà hãng tàu thu để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ cảng đi đến cảng đến. Đây là chi phí cơ bản nhất trong chuỗi vận chuyển container, tuy nhiên, O/F chưa bao gồm các phụ phí phát sinh khác như THC, CIC, DEM/DET,… Mức phí này thường biến động theo tuyến đường, loại container (20 feet, 40 feet), mùa cao điểm (peak season) và tình hình cung – cầu vận tải toàn cầu. Ví dụ, tuyến vận chuyển từ Việt Nam sang châu Âu thường có mức Ocean Freight cao hơn so với khu vực châu Á do khoảng cách và thời gian hành trình dài hơn.
Phí chứng từ (Documentation fee)
Phí chứng từ là khoản phí mà hãng tàu hoặc đơn vị giao nhận (forwarder) thu để xử lý, phát hành các loại tài liệu cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng hóa. Các chứng từ phổ biến bao gồm Bill of Lading (Vận đơn), Invoice, Packing List, manifest,… Khoản phí này tuy nhỏ nhưng lại bắt buộc để hàng hóa được thông quan và giao nhận đúng quy định.
Phí THC (Terminal Handling Charge)
Phí THC (Terminal Handling Charge) là phụ phí dùng để chi trả cho các hoạt động nâng hạ container tại cảng biển – bao gồm cả tại cảng đi và cảng đến. Đây là khoản thu của cảng biển/quản lý cảng để trang trải chi phí vận hành cầu cảng, thiết bị cẩu container, và nhân công điều phối. Đây là một trong số những loại phí bắt buộc và có thể được thu bởi cả hãng tàu hoặc đơn vị khai thác cảng, tùy theo từng thỏa thuận. Mức phí THC có thể thay đổi theo quốc gia, loại container và quy định riêng của cảng. Ví dụ, tại cảng Cát Lái (TP.HCM), phí THC container 20 feet và 40 feet sẽ có chênh lệch đáng kể.
Phí Handling (handling fee)
Phí Handling là khoản chi phí liên quan đến việc xử lý toàn bộ các công đoạn giao nhận hàng hóa bao gồm kiểm tra chứng từ, điều phối container, khai báo hải quan, theo dõi vận đơn,… Hiểu đơn giản thì đây là khoản phí dịch vụ logistics tổng hợp mà các đơn vị forwarder hoặc hãng vận chuyển tính thêm để thực hiện các thao tác xử lý hành chính và kỹ thuật. Mức phí này phụ thuộc vào khối lượng công việc, loại hàng hóa và mức độ phức tạp của tuyến vận chuyển. Với những lô hàng có nhiều điểm giao nhận hoặc cần kiểm hóa, Handling Fee có thể tăng cao.
Phí AMS (Automated Manifest System)
Phí Automated Manifest System viết tắt AMS là hệ thống khai báo hàng hóa điện tử được Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu đối với tất cả lô hàng nhập khẩu vào Mỹ. Phí AMS được thu để thực hiện khai báo trước thông tin lô hàng, người gửi, người nhận, lịch trình tàu,… trước so với giờ tàu khởi hành tại cảng xếp hàng. Khoản phí này thường do hãng tàu hoặc forwarder thực hiện thay chủ hàng. Nếu không khai báo AMS đúng hạn, lô hàng có thể bị từ chối nhập cảnh hoặc bị xử phạt hành chính. Đây là phụ phí bắt buộc trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Phí AFR (Advance Filing Rules)
Tương tự như AMS, AFR (Advance Filing Rules) là hệ thống khai báo hàng hóa được Cơ quan Hải quan Nhật Bản áp dụng bắt buộc từ năm 2014 đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu. AFR yêu cầu các thông tin vận chuyển phải được khai báo điện tử. Mục đích của AFR là nâng cao năng lực kiểm soát an ninh hàng hóa và giảm thiểu rủi ro vận chuyển hàng lậu hoặc hàng nguy hiểm. Nếu chậm khai báo loại phí này chủ hàng có thể sẽ phải đóng phạt khoảng 5000 USD.
Phí ENS (Entry Summary Declaration)
ENS – Entry Summary Declaration là phí khai báo thông tin an ninh hàng hóa cho các lô hàng đi vào khu vực Liên minh châu Âu (EU). Đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định của ICS nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa nhập khẩu. ENS phải được nộp cho Hải quan nước nhập trước khi hàng đến cảng biển đầu tiên trong EU. Tùy theo tuyến tàu, thời gian khai báo có thể từ 24 giờ đến 4 ngày trước khi hàng đến cảng. Phí ENS dao động từ 25 – 35 USD/lô hàng và có thể thay đổi tùy vào nhà vận chuyển. Nếu không khai báo đúng hạn, doanh nghiệp có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc chịu thêm các khoản phạt nghiêm trọng.
Phí CFS (Container Freight Station Fee)
Phí CFS (Container Freight Station Fee) áp dụng đối với các lô hàng LCL (Less than Container Load) – tức là hàng ghép trong container. Khi hàng lẻ không đủ để đóng nguyên container (FCL), nó sẽ được xử lý tại các kho CFS để gom hàng (consolidation) hoặc chia hàng (deconsolidation). Phí CFS bao gồm các chi phí như nâng hạ, sắp xếp, đóng gói, phân loại tại kho trung chuyển. Mức phí này thường dao động từ 5 – 10 USD/m³ hoặc 15 – 30 USD/lô hàng, tùy vào điểm đến. Bạn sẽ phải trả khoản phí này nếu sử dụng dịch vụ ghép container đi quốc tế.
Cleaning fee
Sau khi container rỗng được hoàn trả, đơn vị vận tải hoặc depot sẽ tiến hành vệ sinh để đảm bảo đủ điều kiện quay vòng sử dụng cho các chuyến hàng tiếp theo. Khoản phí này có tên là Cleaning Fee, hiểu đơn giản là phí làm sạch container. Mức phí vệ sinh container thường dao động từ 10 – 50 USD/container, tùy thuộc vào tình trạng bẩn và yêu cầu xử lý.
Phí Bill (Bill of Lading)
Bill of Lading (B/L) là vận đơn đường biển, một chứng từ cực kỳ quan trọng thể hiện quyền sở hữu hàng hóa, dùng để khai quan và nhận hàng tại điểm đến. Phí phát hành vận đơn thường được các hãng tàu hoặc đại lý thu khi xuất hóa đơn chứng từ cho người gửi hàng. Mức phí phát hành vận đơn dao động từ 25 – 50 USD/lô hàng và có thể cao hơn nếu doanh nghiệp yêu cầu cấp vận đơn gốc (Original B/L) thay vì bản điện tử (Telex Release). Dù được gọi là phụ phí nhưng đây là chi phí bắt buộc trong mọi lô hàng xuất khẩu bằng đường biển.
Phí D/O (Delivery Order)
Phí D/O (Delivery Order) là khoản phí mà người nhận hàng phải trả cho hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển để được cấp lệnh giao hàng. Khi bạn làm thủ tục nhập khẩu bạn sẽ phải có lệnh giao hàng và để cso được loại chứng từ này bạn sẽ phải từ 30 – 70 USD/lô hàng, tùy vào hãng tàu và khu vực cảng. Lưu ý, bắt buộc phải có lệnh giao hàng mới có thể lấy hàng.
Phí Det (Detention)
Phí Det là loại phụ phí thu khi lưu container tại kho riêng của khách hàng quá thời gian.
Phí Dem (Demurrage)
Phí lưu container còn được gọi là phí DET ( Detention fee ) phát sinh khi doanh nghiệp giữ container quá thời hạn miễn phí do hãng tàu quy định mà chưa hoàn trả container sau khi đã dỡ hàng. Ví dụ: nếu hãng tàu cho phép bạn giữ container 7 ngày miễn phí kể từ khi hàng được dỡ tại cảng, thì từ ngày thứ 8 trở đi, bạn sẽ bị tính phí theo ngày. Mức phí detention phổ biến dao động từ 20 USD. Để tránh phí này, doanh nghiệp cần có kế hoạch làm hàng và hoàn trả container kịp thời, đồng thời trao đổi rõ với forwarder hoặc hãng tàu để biết chính xác thời gian miễn phí được cấp (free time).
Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security)
ISPS (International Ship and Port Facility Security) là khoản phụ phí bắt buộc, áp dụng nhằm nâng cao an ninh cảng biển theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Phí này thường được tính vào vận đơn của tất cả các lô hàng đi/đến cảng quốc tế và không thể miễn trừ. Phụ phí vận tải đường biển này được thu để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát an ninh, giám sát tàu và cảng, cũng như phòng chống các rủi ro liên quan đến khủng bố và tội phạm quốc tế trong vận tải hàng hải.
Phí CIC (Container Imbalance Charge)
CIC (Container Imbalance Charge) là phụ phí phát sinh khi có sự mất cân bằng container giữa các khu vực xuất và nhập. Tình trạng này thường xảy ra ở các khu vực có hoạt động xuất khẩu mạnh nhưng nhập khẩu yếu (hoặc ngược lại), dẫn đến thiếu hoặc thừa container rỗng. Để đảm bảo container luôn sẵn sàng phục vụ cho các tuyến vận chuyển, các hãng tàu sẽ thu phí CIC để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ khu vực dư thừa đến nơi thiếu hụt.
Phí Telex
Phí Telex Release sẽ phát sinh khi người gửi hàng yêu cầu hãng tàu phát hành vận đơn điện tử thay cho vận đơn gốc. Hình thức này thường được sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí chuyển phát vận đơn vật lý, đặc biệt trong các giao dịch có nhu cầu nhận hàng nhanh. Khi sử dụng Telex Release, hãng tàu sẽ gửi thông tin điện tử xác nhận người nhận hàng hợp lệ, từ đó cho phép giải phóng hàng tại cảng đích mà không cần trình bản gốc.
Phí Seal
Còn gọi là phí niêm chì. Mỗi container hàng hóa cần được niêm chì bằng một con seal nhựa hoặc kim loại có mã số riêng biệt nhằm đảm bảo an toàn và xác nhận container chưa bị mở trong suốt quá trình di chuyển. Mức phí niêm chì thường từ 5 USD. Tại loại phụ phí này lại quan trọng, vì container sẽ không thể vận chuyển nếu không được niêm phong.
Phí ISF (Importer Security Filing)
Phí ISF là một loại phụ phí áp dụng riêng cho hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, theo quy định của Hải quan Mỹ. Mục đích của khoản phí này là giúp cơ quan chức năng Mỹ phân tích rủi ro, ngăn ngừa các mối đe dọa an ninh.
Phí Lift on/off
Lift on/off fee là khoản phí liên quan đến việc nâng container lên phương tiện vận chuyển hoặc hạ xuống tại cảng, depot hoặc bãi container. Phụ phí này phản ánh chi phí vận hành của cần cẩu, nhân lực và thiết bị chuyên dụng. Tùy vào cảng hoặc đơn vị khai thác, phí nâng/hạ có thể được tính riêng hoặc gộp trong chi phí handling.
Phí Courier fee
Khi doanh nghiệp cps yêu cầu gửi các chứng từ quan trọng như vận đơn, hóa đơn thương mại, CO (giấy chứng nhận xuất xứ), Packing List… thông qua các dịch vụ chuyển phát nhanh thì đơn vị vận chuyển sẽ thu thêm phí Courier fee. Việc sử dụng dịch vụ này giúp đảm bảo chứng từ được giao kịp thời cho các bên liên quan, đặc biệt khi cần làm thủ tục hải quan hoặc giải phóng hàng.
Phí PSS (Peak Season Surcharge)
PSS (Peak Season Surcharge) là khoản phụ phí được các hãng tàu áp dụng vào thời điểm nhu cầu vận chuyển tăng cao đột biến, như trước lễ Tết, Black Friday hoặc mùa vụ xuất khẩu nông sản. Phí này nhằm bù đắp chi phí vận hành tăng và đảm bảo nguồn lực vận tải trong giai đoạn cao điểm.
Phí PCS (Port Congestion Surcharge)
Tình trạng tắc nghẽn có thể phát sinh do lượng tàu vào cảng tăng đột biến, thiếu nguồn nhân lực, ảnh hưởng thời tiết hoặc sự cố hệ thống. Bởi vậy đơn vị vận chuyển sẽ phải thu thêm phí PCS áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ hàng rơi vào tình trạng quá tải, khiến thời gian tàu chờ lâu hơn so với bình thường. Các hãng tàu áp dụng PCS nhằm bù đắp chi phí phát sinh trong thời gian chờ đợi và điều chỉnh lịch trình.
Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee)
Phí chỉnh sửa B/L sẽ áp dụng khi phát hành B/L mà doanh nghiệp muốn thay đổi thông tin như tên người nhận, cảng đến, mô tả hàng hóa… thì sẽ phải trả phí chỉnh sửa B/L cho hãng tàu. Mức phí này thường từ vài chục USD cho 1 lần sửa đổi. Đây là một trong những khoản phí có thể tránh được nếu doanh nghiệp kiểm tra kỹ thông tin trước khi yêu cầu phát hành vận đơn chính thức.
Phí LSS (Low Sulphur Surcharge)
Theo quy định các tàu biển bắt buộc phải sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Sự chuyển đổi này làm chi phí vận hành của tàu tăng lên, do đó hãng tàu áp dụng phí LSS để bù đắp.
Phí CAF (Currency Adjustment Factor)
Phí CAF giúp bù đắp rủi ro biến động tỷ giá giữa các loại tiền tệ. Vì phần lớn cước phí vận tải đường biển được tính bằng USD, khi tỷ giá ngoại tệ giữa đồng USD và nội tệ tại quốc gia xuất/nhập khẩu thay đổi mạnh, hãng tàu có thể áp dụng CAF để đảm bảo giá trị thực của doanh thu. Mức CAF dao động từ 5% đến 15% giá cước, tùy tình hình thị trường ngoại hối.
Phí BAF (Bunker Adjustment Factor)
Phụ phí BAF phản ánh sự điều chỉnh theo biến động giá dầu trên thị trường quốc tế. Khi giá nhiên liệu tăng cao, chi phí vận hành tàu cũng tăng theo, và hãng tàu sẽ áp dụng phí BAF để duy trì hiệu quả hoạt động. BAF có thể thay đổi theo tháng hoặc theo quý, và được tính riêng biệt ngoài cước vận chuyển. Ví dụ, trong thời điểm giá dầu Brent tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị, các hãng tàu đã điều chỉnh BAF lên đến 150 – 300 USD/container cho tuyến từ châu Á sang châu Âu.
Kinh nghiệm tối ưu chi phí khi vận chuyển bằng đường biển
- Cân nhắc sử dụng dịch vụ trọn gói (all-in-rate): Cách hiệu quả nhất để tối ưu chi phí khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa đường biển đó là lựa chọn các dịch vụ vận chuyển trọn gói. Hình thức này giúp bạn bao gồm toàn bộ các khoản phí như cước vận tải chính, phụ phí cảng, phụ phí xăng dầu,… Khi sử dụng dịch vụ all-in, doanh nghiệp có thể chủ động ngân sách, tránh những khoản phí “ẩn” hoặc bị đội giá vào phút cuối.
- Tìm hiểu kỹ yêu cầu của từng tuyến di chuyển: Không phải tuyến vận chuyển nào cũng giống nhau. Mỗi tuyến từ Việt Nam đi các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Trung Đông đều có những đặc thù riêng về thời gian, phụ phí và điều kiện giao nhận. Điển hình như uyến đi Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi phí AMS, phụ phí PSS,…
- Lựa chọn forwarder có kinh nghiệm: Ngoài ra bạn có thể chọn các forwarder có kinh nghiệm chuyên sâu về từng loại hàng hóa và tuyến đường vận chuyển để vận chuyển. Họ sẽ giúp bạn lên kế hoạch vận chuyển giúp giảm thiểu rủi ro chứng từ, và tránh các khoản phụ phí không cần thiết.
- Cần lập kế hoạch dự trù chi phí: Để tối ưu hóa chi phí vận chuyển đường biển, doanh nghiệp cần xây dựng bảng dự toán chi phí cho từng đơn hàng, bao gồm cả chi phí nội địa, chi phí vận tải chính và các khoản phụ phí liên quan. Ngoài ra, cần theo dõi biến động giá dầu và tỷ giá ngoại tệ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tài chính.
Trên đây là bải viết tổng hợp hơn 15 loại phụ phí cần biết khi vận tải đường biển mà TSL muốn gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: *1688 để được giúp đỡ sớm nhất nhé.