Các loại thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu mà bạn cần biết

Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đây là 2 loại thuế riêng biệt, dùng để đánh vào những loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Ngoài ra hàng hóa đi qua khu phi thuế quan cũng phải nộp thuế xuất nhập khẩu. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là gì

Thuế xuất nhập khẩu là gì
Đây là loại thuế đánh vào những loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam

Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là loại mà nhà nước dùng để áp vào các mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu. Điều này nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp dùng nguồn lực trong nước để sản xuất rồi đem ra nước ngoài. Mỗi loại hàng hóa sẽ có mức thuế xuất khẩu khác nhau. 

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu cũng tương tự như thuế xuất khẩu, đây là loại thuế áp dụng lên các mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế nhập khẩu. Nhằm đảm hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa trong nước có thị trường tiêu thụ, giúp cân bằng cán cân thương mại. 

>> Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì, Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng phải nộp thuế xuất nhập khẩu

Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, có quy định đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:

-Chủ hàng hóa đứng tên để thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu.

-Tổ chức, đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng quy định

-Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

-Người thu mua, vận chuyển hàng hóa miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không dùng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước sẽ phải nốp thuế theo quy định của pháp luật.

-Thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

-Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế nên sẽ phải nộp thuế theo quy định.

-Người nhận ủy thác, bảo lãnh, nhận thay sẽ phải nộp thuế cho người ủy thác. Bao gồm những trường hợp sau

  • Đại lý cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan sẽ nộp thuế xuất nhập khẩu trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền 
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế sẽ nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý nhưng gửi trước, gửi sau khi người ủy quyền xuất nhập cảnh.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp
  • Người được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế 

Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Theo điều 5, 6,  luật thuế xuất nhập khẩu 2016 có quy định về 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu, bao gồm:

Tính thuế theo phương pháp tỷ lệ phần trăm

Số tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp được tính dựa trên trị giá tính thuế nhân với thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng ngay tại thời điểm tính thuế.

Công thức:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế xuất nhập khẩu.

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu là trị giá được hải quan quy định theo luật hải quan Việt Nam.
  • Thuế suất được áp dụng lên các loại hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể trong từng danh mục hàng hóa và có biểu thuế riêng
  • Thuế suất áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường.

Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối

Số tiền thuế được xác định bằng phương pháp tính thuế tuyệt đối phải căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Công thức:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

Tính thuế theo phương pháp hỗn hợp

Số tiền thuế xác định bằng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền thuế tuyệt đối

Công thức

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá tính thuế theo tỷ lệ % x Thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá tính thuế tuyệt đối

Các loại thuế xuất nhập khẩu cần biết 

Để phù hợp với tình hình thị trường của quốc tế nhưng bên cạnh đó cũng bảo vệ và phát triển nền kinh tế trong nước. Các chính sách về thuế suất nhập khẩu tại Việt Nam luôn được cập nhật, vậy nên ngoài thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nói trên bạn cũng nên xem thêm một số loại thuế có thể bạn sẽ gặp phải khi xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Thuế nhập khẩu thông thường

Thuế nhập khẩu thông thường là loại thuế suất chung cho các loại hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam không tham gia các hiệp định thương mại về ưu đãi thuế, hay không có chính sách đối xử tối huệ quốc. Mức thuế nhập khẩu thông thường sẽ rất cao bằng 150% thuế suất ưu đãi. 

Thuế nhập khẩu ưu đãi

Thuế nhập khẩu ưu đãi là loại thuế suất ưu đãi áp dụng cho những mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có hiệp định thương mại về thuế, hay có chính sách đối xử tối huệ quốc. 

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là loại thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong thương mại với Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp sẽ thích nhập khẩu hàng hóa từ các nước được áp dụng mức thuế ưu đãi đặc biệt vì được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% 

Thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định khái niệm thuế giá trị gia tăng hay có tên gọi Value-Added Tax (VAT) là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và đến tay người tiêu dùng. Đối tượng phải nộp thuế VAT thường sẽ là những có nhận sản xuất, tổ chức có hoạt động kinh doanh. Hoặc cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, điều này giúp nhà nước điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng. Một số loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuốc lá, xì gà, rượu, bia, ô tô,… và một số loại dịch vụ khác. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là loại thuế nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá khi vào Việt Nam. Tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại đáng cho ngành sản xuất trong nước. Mục đích của thuế chống bán phá giá là bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nhập khẩu.

Thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu áp dụng trong trường hợp hàng hóa từ các nước trợ cấp tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho hoạt động sản xuất trong nước khi được nhập khẩu vào Việt Nam.

Thuế tự vệ

Tương tự như thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp thì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng cho trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất trong nước.

Thuế bảo vệ môi trường

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, thuế bảo vệ môi trường là  thuế thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Một số mặt hàng bị đánh thuế bảo vệ môi trường: Xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon; Túi nhựa; Thuốc diệt cỏ;… Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục nói trên. 

Trên đây là bài viết chi tiết về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn biết thêm thông tin về lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu. Nếu như bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ Logistic thì có thể liên hệ với TSL qua hotline: 092 188 83 88 – *1688  để nhận được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Đánh giá