Biết được cách tính khối lượng hàng hóa vận chuyển sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được cước phí vận chuyển, không những vậy nó còn giúp bạn chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp nhất. Nhưng liệu rằng bạn đã biết cách tính khối lượng hàng hóa chưa, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
Tại sao cần phải tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển
Việc tính khối lượng hàng hóa có thể đơn giản nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực logistics. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc này, TSL chỉ ra cho bạn thấy 4 lý do tại sao phải tính chính xác khối lượng hàng hóa khi vận chuyển.
Giúp tính chính xác giá cước vận chuyển
Giá cước vận chuyển sẽ được quyết định bởi khối lượng hàng hóa vận chuyển. Các hãng vận chuyển hiện nay đều tính chi phí dựa trên khối lượng và kích thước của hàng hóa. Do đó việc bạn tính khối lượng hàng hóa sẽ giúp bạn xác định được chính xác chi phí mình cần bỏ ra để vận chuyển.
Lựa chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp
Khi đã biết được khối lượng hàng hóa, bạn có thể chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp với tải trọng và kích thước của lô hàng. Ví dụ với những mặt hàng có trọng lượng nhẹ bạn nên sử dụng các xe tải nhỏ để vận chuyển điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu tiêu thụ. Đối với những mặt hàng siêu trường siêu trọng để tối ưu nhất bạn nên dùng xe chuyên dụng, tàu thủy để vận chuyển.
Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển
Nhu có đề cập ở trên việc xác định khối lượng hàng hóa sẽ giúp bạn lựa chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp. Điều này sẽ giúp quá trình vận chuyển diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Bởi mỗi loại hàng hóa có trọng lượng khác nhau nên sẽ có những quy định riêng biệt về an toàn khi vận chuyển. Do đó việc xác định chính xác khối lượng hàng hóa sẽ giúp bạn xây dựng được biện pháp an toàn, làm giảm các rủi ro có thể xảy đến trong quá trình vận chuyển.
Tối ưu chi phí hiệu quả hơn
Xác định được khối lượng hàng hóa khi vận chuyển phần nào giúp bạn tối ưu chi phí tốt hơn. Nếu như bạn chỉ vận chuyển hàng hóa với số lượng ít thì việc xác định khối lượng sẽ chỉ giúp bạn tính được giá cước vận chuyển. Nhưng nếu cần vận chuyển hàng hóa có số lượng lớn, phải sử dụng nhiều loại phương tiện vận thì sẽ phải xác định khối lượng hàng hóa để có thể tìm được phương án tối ưu nhất về mặt chi phí.
Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển đường bộ
Cách tính khối hàng hóa khi vận chuyển theo đường bộ, được tính theo công thức sau:
Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/3000
Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/5000
Trong đó:
- Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là các đơn vị thể tích đo được của hàng hóa,
- Số 3000, 5000 là các số cố định được quy ước khi vận chuyển nội địa và quốc tế
Chú ý; Công thức trên được áp dụng chung cho cả ngành vận chuyển hàng hóa trên thế giới và Việt Nam.
Đối với hàng hóa quá khổ, quá tải, cách tính khối lượng sẽ được tính theo công thức sau:
Chiều dài x chiều rộng x Chiều cao/5000.
Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển đường sắt
Căn cứ theo Thông tư 83/2014 – Bộ GTVT, có quy định cụ thể về việc xác định khối lượng hàng hóa như sau:
- Hàng hóa lẻ được tính theo khối lượng thực tế, tối thiểu là 20kg. Nếu khối lượng hàng hóa trong khoảng từ 20kg đến dưới 25kg, phần lẻ dưới 5kg sẽ được làm tròn thành 5kg.
- Đối với hàng hóa nguyên toa, khối lượng hàng hóa sẽ được tính dựa trên trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu. Trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe là lượng hàng hóa tối đa được phép xếp trên toa xe và phải tuân thủ tải trọng trên tuyến đường.
- Đối với hàng hóa cồng kềnh, nếu trọng lượng hàng nhỏ hơn hoặc bằng 75% của trọng tải kỹ thuật của toa, thì khối lượng hàng hóa sẽ được tính bằng 75% của trọng tải kỹ thuật. Trong trường hợp trọng lượng hàng hóa vượt quá 75%, thì khối lượng hàng hóa sẽ được tính dựa trên trọng lượng thực tế của hàng hóa.
Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển đường thủy
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thì việc xác định khối lượng hàng hóa sẽ có đôi chút khác biệt so với các phương tiện vận tải nói trên. Bạn sẽ phải biết tới khái niệm: Hàng FCL và Hàng LCL. Trong đó
- Hàng FCL ( hay Full Container Load): Khối lượng hàng hóa sẽ được tính dựa trên trọng lượng thực. Đơn vị Kg
- Hàng LCL ( hay Less Container Load): Hàng hóa được tính theo trọng lượng thể tích (CBM – cubic meter hay mét khối) sau đó sẽ được quy đổi về khối lượng (kg).
Theo công thực:
CBM=Dài x Rộng x Cao
1 CBM = 1000 kg.
1 CBM = 363kg (đối với một số cảng biển tại Mỹ và Canada).
Chú ý: Mỗi càng biển sẽ có quy định riêng về khối lượng CBM tối thiểu được phép chở. Theo quy ước quốc tế là 1 CBM, tuy nhiên với các cảng ở Inland, tuyến vận chuyển xa, tuyến vận chuyển phụ thì con số này sẽ là 2-3 CBM
Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển đường hàng không
Tương tự như khi tính khối lượng hàng hóa vận chuyển đường thủy thì hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không cũng sẽ được tính dựa trên trọng lượng thể tích. Sau đó sẽ quy đổi về khối lượng (kg). Cụ thể công thức tính khối lượng hàng hóa là:
Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 6000
Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 5000
Trong đó:
Hệ số quy đổi với hình thức vận chuyển hàng không nội địa là: 6000
Hệ số quy đổi với hình thức vận chuyển hàng không quốc tế là: 5000
CBM = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Vừa rồi là bài viết chi tiết về các tính khối lượng hàng hóa vận chuyển mà TSL muốn gửi tới bạn. Thông thường khi vận chuyển chúng ta sẽ sử dụng phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Mỗi hình thức vận chuyển sẽ có cách quy đổi khối lượng hàng hóa khác nhau. Bạn có thể tham khảo bài viết này để biết thêm thông tin, nếu như bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi tính khối lượng hàng hóa thì hãy liên hệ với TSL qua hotline: 092 188 83 88 để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ bạn sớm nhất.