Trong xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa, CBM là đơn vị tính phổ biến khi vận chuyển hàng bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Thông thường, các doanh nghiệp vận tải sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển các lô hàng. Vậy CBM là gì và cách tính như thế nào? Tất cả sẽ được TSL gửi đến bạn ngay sau đây.
CBM là gì?
CBM là từ viết tắt của cụm từ Cubic Meter, tức là “Mét khối”. Đơn vị này thường được sử dụng để đo lường thể tích của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và giao nhận. Nó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp vận tải áp dụng để tính giá cước vận chuyển hàng hóa.
Khi bạn thấy một mô tả vận chuyển hoặc đơn đặt hàng có số liệu về CBM, nó thường chỉ đến thể tích của hàng hóa được đo bằng đơn vị mét khối. Việc này quan trọng để xác định không gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa và tính toán chi phí vận chuyển dựa trên không gian đó.
Vì thế, CBM thường được quy đổi sang đơn vị tính trọng lượng là kg để tiện tính giá chi phí vận chuyển.
CBM có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?
CBM đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý không gian và chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:
Đo lường thể tích hàng hóa
CBM được sử dụng để đo lường thể tích của hàng hóa trong các quá trình vận chuyển và giao nhận. Nó thường được sử dụng để xác định không gian cần thiết trên phương tiện vận chuyển như container, container biển, xe tải, xe bán tải hay các phương tiện khác.
Tính toán chi phí vận chuyển hàng hóa
Trong một số trường hợp, chi phí vận chuyển có thể được tính toán dựa trên không gian chiếm giữ bởi hàng hóa (thường là theo CBM) thay vì chỉ dựa trên trọng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng khi vận chuyển các hàng hóa có kích thước lớn.
Lập kế hoạch vận tải
CBM giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đơn vị vận chuyển lập kế hoạch hiệu quả trong việc sắp xếp và sử dụng không gian trên các phương tiện vận chuyển. Điều này có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất vận chuyển và giảm thiểu chi phí.
Tuân thủ các quy tắc quốc tế
Sử dụng CBM giúp tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế về đo lường và đơn vị thể tích, giúp tạo ra một hệ thống đồng nhất và minh bạch trong ngành vận tải và xuất nhập khẩu.
Công thức tính và quy đổi CBM
Công thức tính CBM
CBM (đơn vị tính: m3) được tính theo công thức sau:
CBM = (chiều dài * chiều rộng * chiều cao) * số lượng kiện
Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều cao, chiều rộng, chiều dài về đơn vị mét (m).
Ví dụ: Doanh nghiệp A có một lô hàng gồm 20 kiện hàng giày dép, quần áo xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc có thông tin chi tiết như sau:
- Mỗi kiện hàng có kích thước 4m x 3,5m x 2,7m (chiều dài x chiều rộng x chiều cao)
- Trọng lượng mỗi kiện là 150kg.
Tính CBM của lô hàng?
Lời giải:
Lô hàng trên có: CBM = (4m * 3,5m *2,7m) * 20 = 756 CBM
Cách quy đổi CBM
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau. Cụ thể:
- Đường bộ: 1 CBM tương đương 333kg
- Đường biển: 1 CBM tương đương 1.000kg
- Đường hàng không: 1 CBM tương đương 167Kg
Lưu ý: Trong ngành vận tải hàng hóa, trường hợp kích thước và khối lượng hàng hóa có sự chênh lệch khác nhau thì việc tính giá cước sẽ có sự điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ: Công ty A có một lô hàng gồm 20 kiện than đá xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, vận chuyển bằng đường bộ có thông tin chi tiết lô hàng như sau:
- Mỗi kiện hàng có kích thước: 2,5m x 2m x 1,5m (chiều dài x chiều rộng x chiều cao)
- Trọng lượng mỗi kiện: 2.050 kg.
- Đơn giá vận chuyển: 250 USD/1.000kg.
Tính CBM? Tính giá vận chuyển của lô hàng trên?
Lời giải:
Lô hàng trên có: CBM = (2,5m * 2m *1,5m) * 20 = 150 CBM
Quy đổi sang kg tương đương: 150 * 333 = 49.950kg
Trọng lượng kiện hàng: 2.050 x 20 = 41.000 Kg
Dễ dàng nhận thấy: 49.950 > 41.000
Vì thế, trong trường hợp này, giá vận chuyển hàng hóa của Công ty A sẽ được tính theo mức hàng nặng hơn.
Đơn giá vận chuyển: 49.950 x 250 = 12.487,500 USD
Như vậy, TSL vừa cùng bạn tìm hiểu khái niệm CBM là gì và cách tính, quy đổi CBM trong hoạt động xuất nhập khẩu. Qua đây, hy vọng bạn có thể vận dụng kiến thức này vào thực tế một cách hiệu quá, giúp tối ưu chi phí vận chuyển hàng hóa.