Dán nhãn năng lượng là gì? Thủ tục công bố nhãn dán năng lượng

Dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng điện là bắt buộc để cung cấp thông tin rõ ràng về mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh và chọn lựa các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn. Vậy thủ tục dán nhãn năng lượng gồm những gì? Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết về dán nhãn năng lượng trong nội dung bài viết dưới đây!

Dán nhãn năng lượng là gì?

Dán nhãn năng lượng là việc dán nhãn (tem) cung cấp thông tin về mức độ tiết kiệm năng lượng lên thiết bị điện tử.

Mục đích chính của việc dán nhãn năng lượng là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về hiệu suất năng lượng của sản phẩm để họ có thể thực hiện sự so sánh giữa các sản phẩm khác nhau và chọn lựa những sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn.

dán nhãn năng lượng

Giải thích thuật ngữ “Hiệu suất năng lượng”: Hiệu suất năng lượng là chỉ số được sử dụng để xác định và so sánh khả năng tiết kiệm điện năng của các thiết bị điện tử. Nếu thiết bị đó có hiệu suất năng lượng càng lớn, đồng nghĩa với việc hiệu quả về mặt sử dụng điện của thiết bị đó càng cao và càng tiết kiệm.

Phân loại dán nhãn năng lượng

Có hai loại nhãn năng lượng đó là nhãn xác nhận (hình tam giác) và nhãn so sánh (hình chữ nhật). Sản phẩm nào được dán nhãn xác nhận, sản phẩm nào được dán nhãn so sánh được quy định rõ ràng trong các Tiêu chuẩn Việt Nam đối với các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng bắt buộc. 

  • Nhãn năng lượng xác nhận sử dụng cho các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng bằng hoặc cao hơn mức hiệu suất năng lượng cao được quy định bởi Bộ Công Thương.
  • Nếu Tiêu chuẩn Việt Nam có các cấp Hiệu suất năng lượng từ 1 – 5, mặt hàng đó được dán nhãn so sánh và trên nhãn thể hiện cấp hiệu suất năng lượng đúng theo Phiếu kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do trung tâm thử nghiệm được Bộ công thương chỉ định. Nhãn năng lượng so sánh sử dụng nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với hiệu suất năng lượng của các phương tiện, thiết bị cùng loại khác trên thị trường.

dán nhãn năng lượng

Ví dụ: Phiếu kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng nồi cơm điện ghi cấp Hiệu suất năng lượng là cấp 3 thì được dán nhãn năng lượng so sánh mức tiết kiệm số 3 (3 sao).

Giải thích thuật ngữ “Hiệu suất năng lượng”: Hiệu suất năng lượng là chỉ số được sử dụng để xác định và so sánh khả năng tiết kiệm điện năng của các thiết bị điện tử. Nếu thiết bị đó có hiệu suất năng lượng càng lớn, đồng nghĩa với việc hiệu quả về mặt sử dụng điện của thiết bị đó càng cao và càng tiết kiệm.

Những mặt hàng yêu cầu dán nhãn năng lượng

Các mặt hàng cần dán năng lượng được quy định rõ trong Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

STT Mặt hàng yêu cầu dán nhãn năng lượng Hình thức dán nhãn

Nhóm thiết bị gia dụng

1 Đèn huỳnh quang ống thẳng Bắt buộc
2 Đèn huỳnh quang compact Bắt buộc
3 Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang Bắt buộc
4 Máy điều hòa nhiệt độ Bắt buộc
5 Tủ lạnh Bắt buộc
6 Máy giặt  Bắt buộc
7 Nồi cơm điện Bắt buộc
8 Quạt điện Bắt buộc
9 Máy thu hình Bắt buộc
10 Đèn LED Bắt buộc

11

Bình đun nước nóng có dự trữ Bắt buộc

Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại

12 Máy photocopy Tự nguyện
13 Màn hình máy tính Tự nguyện
14 Máy in Tự nguyện
15 Tủ giữ lạnh thương mại Tự nguyện
16 Máy tính xách tay Tự nguyện

Nhóm thiết bị công nghiệp

17 Máy biến áp phân phối Bắt buộc
18 Động cơ điện Bắt buộc

Nhóm phương tiện giao thông vận tải

19 Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ Bắt buộc
20 Xe ô tô con loại trên 7 – 9 chỗ Bắt buộc
21 Xe mô tô Bắt buộc
22 Xe gắn máy Bắt buộc

Các thiết bị, phương tiện không nằm trong danh sách các sản phẩm bắt buộc dán nhãn năng lượng được khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện.

Dán nhãn năng lượng ở đâu?

Theo thông tư 36/2016/BTC quy định về dán nhãn năng lượng, việc dán nhãn năng lượng  là do doanh nghiệp tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm với mọi thông tin mình khai báo. Tức là sau khi có Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng rồi tự in nhãn năng lượng và dán lên sản phẩm.

Thủ tục dán nhãn năng lượng

Hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng

Căn cứ theo thông tư 36/2016/BTC, bộ hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đã đáp ứng đủ điều kiện
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến

*Lưu ý: Điều kiện tiết quyết để dán nhãn năng lượng là phải có kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng

dán nhãn năng lượng

Quy trình dán nhãn năng lượng

  • Bước 1: Mang mẫu đến các phòng thử nghiệm Hiệu suất năng lượng để thử nghiệm. Lưu ý là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đem hàng về kho bảo quản, bạn cần nộp kết quả thử nghiệm cho Hải quan. 
  • Bước 2: Nộp kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho Hải quan để được thông quan tờ khai.
  • Bước 3: Chuẩn bị bộ hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng.
  • Bước 4: In nhãn năng lượng và dán lên sản phẩm.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến dán nhãn năng lượng

Có được thay đổi kích thước của nhãn dán năng lượng không?

Khoản 5 Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định nhãn năng lượng có thể thay đổi kích thước theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị. Tuy nhiên cần đảm bảo nhãn dán các thông tin ghi trên nhãn hàng hóa đúng theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp thu hồi nhãn dán năng lượng?

Căn cứ theo Thông tư 36/2016/TT-BCT, nhãn dán năng lượng bị thu hồi nếu:

  • Thông tin trên mẫu nhãn dán năng lượng bị sai lệch so với mẫu dự kiến trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
  • Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng ghi trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng. 

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin quan trọng liên quan tới dán nhãn năng lượng. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các loại nhãn dán năng lượng và thủ tục làm nhãn dán.

2/5 - (1 bình chọn)