Đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Đóng gói hàng hóa là một khâu quan trọng trong việc xuất khẩu. Việc đóng gói hàng hóa sẽ giúp cho hàng hóa được bảo vệ an toàn trong quá trình vận chuyển. Nhưng liệu bạn đã biết cách quy định, cách đóng gói hàng hóa đúng nhất chưa. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của TSL để biết thêm về việc đóng gói hàng hóa xuất khẩu nhé.

Tại sao cần đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Tại sao cần đóng gói hàng hóa xuất khẩu

  • Bảo vệ hàng hóa: Khi hàng hóa được xuất khẩu sang các nước khác sẽ trải qua quá trình vận chuyển dài ngày. Thông thường các chủ hàng sẽ chọn tàu thủy là phương tiện vận chuyển chính. Và trong quá trình vận chuyển nhiều ngày trên biển khó tránh khỏi những tác động bên ngoài khiến hàng hóa bị hư hỏng. Chưa kể môi trường biển, mang theo độ ẩm cao và muối sẽ khiến hàng hóa bị rỉ sét, ăn mòn. Do đó việc đóng gói hàng hóa xuất khẩu là việc cần thiết để bảo vệ hàng hóa, giảm tỷ lệ bị hư hỏng khi vận chuyển.
  • Thuận tiện cho việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa: Việc bạn đóng gói xuất khẩu đúng quy cách sẽ mang đến thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng. Như vậy tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc xếp dỡ. Ngoài ra khi các kiện hàng được cố định chắc chắn lại với nhau, ngăn tình trạng hàng hóa bị xê dịch gây mất cân bằng cho phương tiện vận chuyển.
  • Tiết kiệm không gian khoang chứa hàng: Khi hàng hóa được đóng gói gọn gàng, đúng quy cách sẽ giúp bạn tối ưu được không gian chứa hàng. Từ đó cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê thêm container, khoang chứa hàng,…
  • Tránh thất lạc: Khi bạn in các đầy đủ thông tin lô hàng, nhà xuất khẩu, các nhãn cảnh báo sẽ tránh trường hợp hàng hóa bị thất lạc. Và nếu trong trường hợp hàng hóa bị mất vẫn có thể tìm thấy nhanh chóng. 
  • Thông quan hàng hóa nhanh hơn: Việc đóng gói hàng hóa khi xuất khẩu là cần thiết không chỉ bởi những lý do trên mà còn giúp quá trình thông quan nhanh hơn. Hàng hóa được đóng gói đúng quy cách, có đầy đủ các nhãn dán,… sẽ tạo thuận tiện cho quá trình kiểm tra của cán bộ hải quan. Giúp hàng hóa của bạn được thông quan nhanh hơn.

Quy cách đóng gói thường dùng khi xuất khẩu hàng hóa

Quy cách đóng gói thường dùng khi xuất khẩu hàng hóa

Dưới đây là các quy cách đóng gói phổ biến mà bạn nên biết khi xuất khẩu hàng hóa:

  • Sử dụng bảo vệ bề mặt: Đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu hiện nay thì sử dụng những tấm bảo vệ như bọt xốp, túi khí, băng dính,… rất cần thiết. Những thứ này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng bề mặt bị va đập, trầy xước khi vận chuyển. Nếu như bạn định xuất khẩu mặt hàng thủy tinh, gốm sứ, đồ mỹ nghệ thì các tấm bảo vệ này là thứ không thể thiếu để tránh hàng hóa bị hư hỏng.
  • Đóng hàng trong thùng carton: Thùng carton là vật dụng được sử dụng để đóng gói hàng hóa nhiều nhất hiện nay. Khi sử dụng thùng carton bạn cần đảm bảo kiện hàng được cố định, gói chặt và sử dụng băng dính chuyên dụng để đóng gói.
  • Sử dụng pallet: Khi xếp dỡ hàng hóa bằng xe nâng thì việc sử dụng pallet là điều không thể thiếu. Đây là một mặt phẳng thường làm từ gỗ dùng để đóng gói và cố định hàng hóa trên đó. Nó giúp cho quá trình xếp dỡ trở nên nhanh chóng hơn.
  • Đóng hàng trong container: Khi bạn chọn đóng gói hàng hóa trong container sẽ không được quên việc sử dụng dây đai, túi chèn hàng. Để cố định và tránh hàng hóa bị va đập khi vận chuyển. 

Quy định khi đóng hàng xuất khẩu

Quy định khi đóng hàng xuất khẩu

Việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, để giảm các rủi ro cũng như đảm bảo an toàn khi vận chuyển có một số quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu. 

  • Khi đóng gói hàng xuất khẩu bằng thùng carton cần sử dụng thùng có kích thước phù hợp với hàng hóa. Sử dụng thêm giấy báo, túi khí, bọt xốp,… ở những khoảng trống giữa hàng và thùng carton. Để hàng hóa không bị xê dịch và tránh những tác động trong quá trình vận chuyển
  • Cần niêm phong hàng hóa bằng băng dính, băng keo,… điều này đảm bảo hàng hóa không bị bong tróc.
  • Mỗi mặt hàng sẽ có những đặc tính riêng, và các quy định khác nhau để đảm bảo an toàn. Do đó cần căn cứ vào tính chất của loại hàng hóa để dán nhãn cảnh báo cho phù hợp. Giúp đảm bảo an toàn cho người vận chuyển, xếp dỡ và hàng hóa.
  • Với những mặt hàng góc cạnh, sắc nhọn,… cầm dùng các tấm bảo vệ chuyên dụng để bọc cẩn thận. Giữ cho chúng không đâm thủng thùng carton gây nguy hiểm.
  • Khi sử dụng thùng carton để đóng gói những sản phẩm dùng trong ý tế. Bắt buộc phải tiến hành khử trùng thùng carton, tấm lót trước khi đóng gói. 
  • Trường hợp dùng thùng gỗ, tấm pallet bằng gỗ để đóng gói hàng hóa. Cần đảm bảo chúng có độ ẩm dưới 20% và được khử trùng trước khi dùng để đóng gói hàng xuất khẩu.
  • Điền đầy đủ thông tin người nhận, người gửi, tên sản phẩm,… để dễ nhận biết và tránh thất lạc.

Một số yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng xuất khẩu

Yêu cầu về bao bì khi đóng gói hàng xuất khẩu

TSL sẽ gửi đến bạn một số yêu cầu về việc sử dụng thùng carton, bao bì khi đóng gói hàng hóa. 

  • Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thường rất đa dạng bạn có thể sử dụng tàu thủy, máy bay, tàu hỏa,… Tuy nhiên dù cho bạn vận chuyển bằng gì đi nữa vẫn phải đảm bảo hàng hóa được quy trình đóng gói cần sử dụng thùng carton, bao bì phù hợp với môi trường, phương tiện vận chuyển.
  • Cần lựa chọn bao bì đóng gói có kích thước phù hợp hàng hóa, container
  • Khi xuất khẩu hàng hóa của bạn sẽ đi qua nhiều nước trên thế giới nên khó tránh khỏi việc gặp phải thời tiết khắc nghiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Do đó cần sử dụng những loại bao bì có khả năng bảo vệ và ngăn chặn tác động của thời tiết đến kiện hàng.
  •  Cần sử dụng những loại bao bì có độ bền chắc, dẻo dai, khả năng chịu lực tốt, không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài để đóng gói hàng hóa xuất khẩu
  • Hãy nhớ thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin cảnh báo về hàng hóa bên ngoài bao bì đóng gói khi xuất khẩu.

Các bước đóng gói hàng xuất khẩu 

Tùy vào từng loại sản phẩm, hàng hóa mà các bước đóng gói cũng sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đều có chung các bước đóng gói dưới đây:

Bước 1: Phân loại và xác định kích thước hàng hóa

Đầu tiên bạn cần nằm được loại hàng hóa mình cần đóng gói là gì, cần có biện pháp an toàn gì khi đóng gói,… Bởi mỗi loại hàng hóa sẽ có quy cách đóng gói khác nhau nên cần phân loại để tìm được cách đóng gói phù hợp nhất.

Tiếp đến là đo chính xác kích thước của hàng hoá, từ đó bạn có thể chọn được thùng carton, bao bì, pallet,… phù hợp. Lưu ý không nên sử dụng những vật đóng gói có kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước thực của hàng hóa.

Bước 2 Tiến hàng đóng gói hàng hóa

Như đã nói ở trên mỗi loại hàng hóa sẽ có đặc tính khác nhau, nên bạn cần căn cứ vào đó để chọn cách đóng gói phù hợp. Nếu hàng hóa của bạn cần phải đáp ứng các điều kiện bảo quản nhất định ví dụ như thực phẩm đông lạnh, rau củ, thịt,… Thì bạn cần chuẩn bị các thiết bị làm lạnh trước khi đóng gói hàng hóa. 

Các bước đóng gói hàng xuất khẩu 

Tiếp đến cần đặt hàng hóa lên các tấm pallet đã chuẩn bị trước đó. Sau đó để hàng trong những thùng carton hay vật liệu nào đó đủ chắc chắn.

Khi kiện hàng đã nằm gọn bền trong thùng carton bạn cần cho thêm các tấm xốp, túi khí để tránh hàng hóa bị xê dịch hay đập. Nếu như hàng hóa có các góc cạnh hãy nhớ bọc những vị trí đó lại. 

Sử dụng dây để cố định vị trí kiện hàng với tấm pallet, để thuận tiện cho quá trình xếp dỡ. Bạn có thể dùng đến các tấm PE, vật liệu chống nước để bao bọc lô hàng. Tránh môi trường ẩm ướt làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. 

Cuối cùng bạn cần niêm phong hàng hóa sau khi đóng gói.

Bước 3; Kiểm tra lại và điền thông tin lô hàng

Các bước đóng gói hàng xuất khẩu 

Sau khi đã đóng gói hàng hóa bạn cần tiến hành kiểm tra lại một lượt để chắc rằng mình đã đóng gói chính xác, đảm bảo hàng không bị bong tróc khi vận vận chuyển. Đừng quên điền đầy đủ thông tin như tên nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhãn cảnh báo,… trước khi vận chuyển.

Cách đóng gói hàng đối với các mặt hàng thường xuyên xuất khẩu 

Các cách đóng gói một số mặt hàng xuất khẩu phổ biến

Cách đóng gói thiết bị điện tử 

Cách đóng gói hàng đối với thiết bị điển tử

Hàng hóa nằm trong danh mục thiết bị điện tử khá đặc thù, bởi chúng rất dễ hư hỏng nếu như gặp phải va đập mạnh, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Do đó khi vận chuyển thiết bị điện tử sang các nước khác bạn nên sử dụng nhiều tấm chống sốc, tấm xốp,… để hạn chế việc hàng hóa bị va đập, xê dịch. Bên cạnh đó nên chọn thùng carton từ 3-5 lớp.

Đóng gói thực phẩm

Cách đóng gói hàng đối với thực phẩm

Khi xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm quan trọng nhất vẫn môi trường bảo quản, để duy trì chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đóng gói hàng hóa phải thật kín, tránh cho những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Đóng gói hàng hóa dễ vỡ

Với hàng hóa như thủy tinh, gốm sứ,.. rủi ro lớn nhất trong quá trình xuất khẩu là hàng hóa có thể bị vỡ. Nên khi đóng gói trước khi vận chuyển bạn cần sử dụng nhiều lớp chống sốc để giữ an toàn cho hàng hóa. Hãy dùng thùng carton loại 5 lớp, ngăn không ngoại lực làm ảnh hưởng đến sản phẩm. Đừng quên dán nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ để nhân viên xếp dỡ cẩn thận khi vận chuyển.

Đóng gói quần áo, giày dép, túi xách

Cách đóng gói hàng đối với quần áo

Loại hàng hóa quần áo, túi xách,… sẽ có cách đóng gói khác với những mặt hàng nói trên. Bạn không cần phải sử dụng những tấm chống sốc, hay thùng carton quá dày thay vào đó hãy dùng túi nilon bao kín bên ngoài. Nhằm tránh những bụi bẩn làm bẩn hàng hóa.

Đóng gói mỹ phẩm

Hàng hóa mỹ phẩm dễ bị giảm chất lượng bởi ảnh hưởng bởi ánh nắng. Do đó khi đóng gói cần chú ý sử dụng những vật dụng đóng gói dày dặn nhằm ngăn cách ánh nắng và hàng hóa của bạn. Với những mỹ phẩm đựng trong lọ thủy tinh, chú ý bịt kín đầu để chất lỏng không bị chảy ra ngoài. Sử dụng nhiều lớp chống sốc để hàng hóa không bị đổ vỡ.

Đóng gói đồ gỗ 

Khi đóng gói mặt sản phẩm làm từ gỗ chú ý đến việc bọc hàng hóa bằng những màng nilon có độ bền cao. Điều này giúp ngăn chặn những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng. Ngoài ra với những sản phẩm làm từ gỗ có kích thước nhỏ bạn nên để trong thùng carton và niêm phong lại tránh hư hỏng.

Đóng gói hàng quá khổ quá tải

Quy trình đóng gói hàng quá khổ quá tải

Những loại hàng hóa quá khổ quá tải khi đóng gói cũng khó khăn hơn và cần nhiều công đoạn hơn. Một số loại hàng hóa có thể cho vào thùng gỗ để vận chuyển. Nhưng còn những mặt hàng có kích thước quá lớn thì bạn chỉ có thể dùng dây để cố định chúng lại. Ngoài ra hàng quá khổ quá tải có trọng lượng lớn nên trong quá trình đóng gói bạn có thể sẽ cần đến xe nâng để di chuyển hàng hóa.

Vừa rồi TSL đã giúp bạn tìm hiểu về tất cả các thông tin xoay quanh việc đóng gói hàng hóa khi xuất khẩu. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giúp đỡ sớm nhất.

Đánh giá