FCL và LCL là 2 thuật ngữ sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Việc sử dụng FLC hay LCL đều có những ưu nhược điểm riêng và căn cứ dựa trên những nhu cầu thực tế của chủ hàng. Trong bài viết này, cùng TSL tìm hiểu chi tiết về FCL và LCL, so sánh giữa hai hình thức vận chuyển này để dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Tìm hiểu về hàng FCL và hàng LCL
FCL và LCL là 2 thuật ngữ sử dụng phổ biến trong ngành vận tải biển quốc tế, liên quan tới các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng phương thức vận tải đường biển.
FCL là viết tắt của cụm từ “Full Container Load”, nghĩa là hàng xếp đủ một container. Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hóa mà lô hàng cần vận chuyển có đủ khối lượng hàng đồng nhất để chất đầy một hoặc nhiều container.
LCL là viết tắt của cụm từ “Less than Container Load”, nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Tức hàng hóa cần vận chuyển không đủ đóng riêng một container mà cần ghép chung container với một số lô hàng khác chủ hàng khác. Do đó, các công ty dịch vụ logistics sẽ tiến hành gom hàng, tức là kết hợp lô hàng lẻ LCL từ nhiều chủ hàng để đóng chung một container, sau đó sắp xếp lên tàu để vận chuyển. Hình thức gom hàng thường được gọi là consolidation.
>>> Đọc thêm: CHI TIẾT CÁCH TÍNH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ
So sánh hàng FCL và hàng LCL
Hàng nguyên cont FCL và hàng lẻ LCL có những điểm khác biệt sau::
Tiêu chí so sánh | FCL | LCL |
Chi phí | Chủ hàng sẽ phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container nên chi phí sẽ cao hơn so với vận chuyển hàng LCL.
Hình thức vận chuyển hàng LCL thích hợp vận chuyển lô hàng số lượng lớn hoặc các mặt hàng cồng kềnh, chiếm diện tích lớn không thể dùng chung container. |
Chủ hàng chỉ phải trả chi phí cho số lượng không gian container sử dụng.
Thích hợp vận chuyển cho các lô hàng nhỏ lẻ, không chiếm quá nhiều diện tích trong một container. |
Thời gian vận chuyển | Tổng thời gian từ lúc xếp hàng, làm thủ tục đến lúc vận chuyển thường ngắn hơn hàng LCL do hàng chỉ cần xếp lên và vận chuyển đến địa điểm cuối cùng. | Mất nhiều thời gian vận chuyển hơn do phải chờ các công ty dịch vụ logistics gom nhiều đơn hàng lẻ cho đủ một container. Sau đó mới sắp xếp vận chuyển hàng hóa.
Chỉ cần một mặt hàng trong cùng container được chọn để kiểm tra thực tế hàng hóa thì toàn bộ hàng hóa khác trong container sẽ bị hải quan tạm giữ. |
Mức độ rủi ro với hàng hóa | Sau khi hàng hóa được xếp vào container, container đó sẽ được niêm phong và tiến hành vận chuyển. Nhờ đó giảm thiểu rủi ro hư hỏng cho hàng hóa. | Với hình thức vận chuyển hàng hóa hàng LCL, lô hàng thường gặp rủi ro hư hỏng và mất mát cáo hơn do có nhiều loại hang hóa được đóng chung cùng một container.
Khi vận chuyển hàng lẻ LCL, chủ hàng không được lựa chọn container sử dụng để vận chuyển hàng hóa của mình. Điều này có thể gây hại (hư hỏng, rơi vãi, nhiễm bẩn) cho hàng hóa khi đóng chung một container với các loại hàng hóa đặc biệt khác như chất lỏng, hàng hóa có mùi đặc biệt,… |
Trách nhiệm của các bên khi lựa chọn FCL và LCL
Các bên tham gia | FCL | LCL |
Người gửi hàng | Tự ra cảng nhận container rỗng để mang về kho đóng hàng hoặc thuê dịch vụ trucking (dịch vụ vận tải hàng hóa từ kho người bán đến cảng).
Tiến hành đóng hàng tại kho/bãi. Thanh toán các chi phí theo đúng trách nhiệm. Niêm phong container. Truyền vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD (chỉ các công ty cung cấp dịch vụ logistics) |
Đóng hàng và chở hàng về kho của người gom hàng.
Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Cung cấp các thông tin cần thiết cho người gom hàng để làm vận đơn. Kiểm tra các thông tin trên draft vill và nhận lại vận đơn *Draft bill: bản nháp của vận đơn, do hãng tàu gửi cho người gửi hàng để xác nhận các thông tin trên bản nháp trước khi xuất bản bản chính thức. |
Người vận chuyển | Gửi lại bản draft bill cho người gửi hàng để kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn khai manifest (bản kê khai chi tiết những thông tin liên quan tới lô hàng).
Nhận container từ người gửi hàng và xếp container lên tàu. Khi tàu đến cảng đích sẽ thực hiện dỡ container từ tàu lên bãi và bàn giao cho người nhận. Trước khi giao hàng cần phải làm D/O (lệnh giao hàng) khi hàng đến và kiểm tra thông tin vận đơn từ người nhận. |
|
Người gom hàng | Chỉ áp dụng cho hình thức LCL | Chịu trách nhiệm liên hệ với người nhận hàng thay cho bên vận chuyển và thông báo lộ trình của lô hàng.
Cung cấp house bill (vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành) |
Người nhận hàng | Chủ động liên hệ với bên gửi hàng về các chứng từ cần thiết và làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
Nhận container hàng và vận chuyển về kho. Sau khi hoàn tất dỡ hàng thì trả hàng về đúng địa chỉ quy định của hãng tàu. Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như phí cược container, D/O,… |
Thực hiện tương tự FCL nhưng không cần đóng cược container và cần đóng thêm phí handling charges (phụ phí dịch vụ chủ hàng hay đơn vị xuất khẩu đóng cho các hãng tàu hoặc công ty dịch vụ logistics). |
Việc lựa chọn sử dụng giữa 2 hình thức FCL và LCL phụ thuộc vào điều kiện và mục đích của người chủ hàng như:
- Đặc tính của hàng hóa có phù hợp để tồn kho lâu trong container với số lượng lớn hay không
- Lượng cung của chủ hàng
- Lượng cầu của người nhận hàng
- Quy mô vốn của chủ hàng
Các yếu tố trên có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bên vận chuyển và nhà vận chuyển. Để đưa ra quyết định phù hợp cho nhu cầu vận chuyển, bạn có thể tham khảo tư vấn giải pháp vận chuyển của bên cung cấp dịch vụ logistics hoặc của những người có kinh nghiệm. TSL với nhiều năm kinh nghiệm triển khai vận chuyển nhiều lô hàng xuất nhập khẩu sẽ tư vấn giúp bạn hình thức vận chuyển phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại TSL
Mong rằng với những thông tin trên đây của TSL sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hàng FCL và hàng LCL. Từ đó dễ dàng lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp nhất.