Hàng siêu trường siêu trọng là gì? Các quy định

Hàng siêu trường siêu trọng là khái niệm không hề xa lạ trong vận tải hàng hóa, đôi khi cũng rất quen thuộc với người trong ngành nghề khác. Hàng siêu trường siêu trọng có thể bắt gặp ở các công trình lớn, các khu công nghiệp, các mỏ khai thác,… Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về các quy định vận tải với loại hàng này. Cách tính cước vận chuyển cho hàng siêu trường siêu trọng thế nào? Mức phạt khi vận chuyển sai quy định ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ TSL để nắm hết những kiến thức trên nhé.

Quy định pháp luật dành cho hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng có cách gọi quen thuộc là hàng quá khổ quá tải, tức là khối lượng và kích thước lớn. Các mặt hàng này đa phần không thể tháo rời, cần vận chuyển nguyên trạng. Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có những quy định đặc biệt.

hàng siêu trường siêu trọng

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, có thể hiểu loại hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

Hàng siêu trường là mặt hàng có kích thước lớn, không thể tháo rời để vận chuyển riêng. Loại hàng này thường quá dài, quá cao, quá rộng vượt qua khổ xe vận tải thông thường. Khi xếp hàng siêu trường lên phương tiện vận chuyển, tính luôn cả đường bao ngoài sẽ có kích thước: dài hơn 20m, rộng hơn 2,5m và cao hơn mặt đất 4,2m (với xe chở container là 4,35m).

hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng trên 32 tấn. Ngoài ra khi xếp lên phương tiện vận chuyển, trọng lượng thực tế của mỗi kiện hàng tháo rời từ 20 tấn trở lên cũng được xếp vào hàng siêu trọng.

Quy định về phương tiện vận chuyển đối với hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trường siêu trọng có kích thước đặc biệt đồng nghĩa với phương tiện vận chuyển cũng có kết cấu đặc biệt và những quy định riêng.

Phương tiện được phép chở hàng siêu trường siêu trọng

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển, phù hợp với các thông số được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe còn hiệu lực.

Trường hợp xe rơ moóc có tính năng ghép nối để chở hàng siêu trường siêu trọng thì cơ quan đăng kiểm sẽ xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cùng nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”. 

Quy định sử dụng phương tiện vận chuyển

Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, các bên liên quan cần tuân thủ các quy định sau:

Đối với đơn vị vận chuyển:

  • Có đăng ký kinh doanh, đủ điều kiện vận chuyển theo quy định pháp luật.
  • Đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ lái xe thành thạo sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng cũng như các thiết bị công nghệ đi kèm.
  • Phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người tham gia giao thông.

Đối với bên gửi hàng:

  • Cần thông báo cho đơn vị vận chuyển thời gian, địa điểm vận chuyển và những rủi ro có thể gặp.
  • Chịu trách nhiệm về thông tin của hàng như tên, địa chỉ, nơi gửi, nơi nhận, kích thước, trọng lượng,…
  • Giải quyết các vấn đề rủi ro phát sinh khi vận chuyển.

Đối với cấp phép lưu hành:

  • Quy định các tuyến đường được phép chở hàng siêu trường siêu trọng.
  • Xe quá khổ không được lưu hành trong trường hợp hàng hóa tháo rời.

hàng siêu trường siêu trọng

Quy định dành cho phương tiện vận chuyển

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ phải tuân thủ quy định sau đây:

  • Đảm bảo an toàn giao thông và an toàn cho các công trình đường bộ.
  • Chủ phương tiện, người vận tải, người thuê hoặc người điều khiển phương tiện phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp khi lưu hành và cần tuân thủ các quy định bên trong.
  • Xe chở hàng hóa vượt quá thiết kế hoặc Giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe sẽ không được phép lưu hành.
  • Người điều khiển phương tiện khi lưu thông phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe và tuân thủ chỉ dẫn của người hỗ trợ dẫn đường, hộ tống.

Trường hợp cần có dẫn đường, hộ tống: 

  • Tại vị trí công trình phải gia cường mặt đường bộ.
  • Khi hàng xếp lên xe thì một trong các kích thước bao ngoài: chiều rộng trên 3,5m; chiều dài lớn hơn 20m.

Trường hợp phải khảo sát đường bộ: 

  • Phương tiện giao thông có tổng trọng lượng hoặc tải trọng vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
  • Khi xếp hàng lên xe có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng trên 3,75m; chiều cao trên 4,75m; chiều dài trên 20m (với đường cấp IV trở xuống) hoặc trên 30m (với đường cấp III trở lên).

hàng siêu trường siêu trọng

Quy đổi trọng tải tính cước vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

Hàng siêu trọng siêu trường có cách quy đổi trọng lượng làm căn cứ tính giá cước vận chuyển như sau:

  • Hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở xuống: Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển là trong lượng thực tế bao gồm bao bì.
  • Hàng hóa có thể tích trên 1,5m3: Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển theo công thức quy đổi 1,5m3 = 1 tấn.

Lưu ý:

  • Sử dụng tấn làm đơn vị trọng lượng quy đổi tính cước, làm tròn dưới 0,5 tấn thì bỏ qua, từ 0,5 tấn tính là 1 tấn.
  • Sử dụng km làm đơn vị khoảng cách quy đổi tính cước, tương tự dưới 0,5km thì bỏ qua, từ 0,5km thì làm tròn thành 1 km.

Mức phạt theo quy định vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

Các quy định về mức phạt được thể hiện trong Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

STT

Lỗi vi phạm Mức phạt
1 Chở hàng siêu trường – siêu trọng không có báo hiệu kích thước hàng theo quy định. Phạt 02 – 03 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
2 Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi nêu ở mục 3, 5, 6, 7. Phạt 02 – 03 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
3 Chở hàng siêu trường – siêu trọng đã có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định. Phạt 08 – 10 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
4 Chở hàng siêu trường – siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Phạt 13 – 15 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng, đồng thời tịch thu Giấy phép lưu hành
5 Chở hàng siêu trường – siêu trọng đã có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định. Phạt 13 – 15 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
6 Chở hàng siêu trường – siêu trọng đã có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định. Phạt 13 – 15 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
7 Chở hàng siêu trường – siêu trọng đã có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định. Phạt 13 – 15 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Trên đây là tổng hợp các thông tin quan trọng về hàng siêu trường siêu trọng như quy định, cách tính cước vận chuyển, mức phạt khi sai phạm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ TSL qua hotline 092 188 83 88 để được giải đáp miễn phí.

Đánh giá