HBL và MBL là hai loại tài liệu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, thường được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên loại 2 thuật ngữ này thường khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy MBL và HBL là gì, chúng có gì khác nhau? Dưới đây, hãy cùng TSL khám phá chi tiết về HBL và MBL trong hoạt động xuất nhập khẩu để có ngay đáp án nhé!
HBL là gì?
HBL (House Bill of Lading) hay vận đơn nhà/vận đơn nội bộ, là một chứng từ thường được phát hành bởi một người giao nhận vận tải hoặc một hãng vận tải thông thường không có tàu (NVOCC) cho người gửi hàng. Đây là tài liệu quan trọng xác nhận việc nhận được các mặt hàng vận chuyển.
HBL chứa thông tin chi tiết về lô hàng cụ thể, bao gồm tên và địa chỉ của shipper, tên và địa chỉ của người nhận (consignee), thông tin về lô hàng (khối lượng, số lượng, loại hàng hóa, các điều kiện vận chuyển và các thông tin liên quan khác).
HBL có giá trị pháp lý và thường được sử dụng để xác minh quyền sở hữu và kiểm soát lô hàng. Thông thường, trên HBL, người nhận hàng là người nhập khẩu còn người gửi hàng là người xuất khẩu.
MBL là gì?
MBL (Master Bill of Lading) hay vận đơn chủ là một văn bản vận chuyển hàng hóa, do hãng tàu hoặc chủ tàu (carrier) tạo ra và gửi cho người xuất khẩu hoặc đại diện của họ.
MBL thể hiện các chi tiết về hàng hóa, điều kiện vận chuyển và các thông tin khác liên quan đến lô hàng trên tàu.
Trên MBL, người gửi hàng thường là NVOCC hoặc đại lý của họ cho người giao nhận vận tải. Người nhận hàng nói chung sẽ là đại lý, NVOCC hoặc người giao nhận vận tải tại địa điểm đích đang hỗ trợ giao dịch. Giống như HBL, thông báo trên MBL có thể là người nhận hàng hoặc bất kỳ bên nào khác.
>>> Xem thêm: Seaway bill là gì? Chức năng của Seaway bill
Phân biệt HBL và MBL
HBL và MBL là hai khái niệm rất dễ gây ra sự nhầm lẫn vì giữa chúng có một số điểm chung.Tuy nhiên, trên thực tế 2 loại vận đơn này là riêng biệt. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa MBL và HBL để giúp bạn phân biệt rõ ràng 2 loại tài liệu xuất nhập khẩu đường biển này:
Tiêu chí đánh giá | HBL – House Bill of Lading | MBL – Master Bill of Lading |
Hình thức | In logo, tên công ty, số Hotline, văn phòng của công ty Forwarder. | In logo, tên công ty, số Hotline, văn phòng của hãng tàu. |
Nơi nhận hàng | Thông thường là các kho bãi của công ty Forwarder. | Thường là cảng đến (Port). |
Đối tượng phát hành | Người gửi hàng thực tế (Real shipper). | Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder. |
Mối quan hệ | Điều chỉnh các mối quan hệ của giữa chủ hàng hóa (Real shipper) và người trung gian (Forwarder). | Điều chỉnh các mối quan hệ giữa người vận chuyển và người đặt chỗ trên tàu. |
Quy tắc áp dụng | Không | Chịu sự tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… |
Khả năng chỉnh sửa | Dễ chỉnh sửa (hình thức do cá nhân phát hành). | Khó chỉnh sửa. Việc sửa MBL sẽ phải mất phí, nhất là trong trường hợp tàu hàng đã khởi hành. |
Mức độ rủi ro | Rủi ro cao hơn và phụ thuộc vào trách nhiệm của công ty Forwarder. | Có tồn tại các rủi ro nhưng tỷ lệ tổn thất thấp hơn. |
Ví dụ về HBL và MBL
Xét ví dụ sau: Một người gửi hàng thực tế A (Real shipper A) gửi hàng cho người nhận B (Consignee B). Người gửi hàng A book tàu thông qua công ty vận tải C (Forwarder C) để vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đến thành phố Osaka (Nhật Bản). Hãng tàu vận chuyển là KLINE, Forwarder C có đại lý Forwarding Agent D tại Osaka.
Làm MBL (Master Bill of Lading):
- Real Shipper A đề nghị Forwarder C book tàu đi Osaka và ghi thông tin người gửi là Real Shipper A, người nhận là Consignee B trên Bill Gốc do hãng tàu phát hành.
- Khi hàng hóa cập bến Osaka, hãng tàu KLINE sẽ gửi đi 1 thông báo hàng đến D/O cho Consignee B ra nhận hàng.
- Như vậy, trên Bill gốc của hãng tàu, thông tin Forwarder C không xuất hiện, C chỉ là người thay mặt Real shipper A để book tàu. Vì thế, đối với MBL (Master Bill of Lading) thì không cần phải thông qua đại lý Forwarding Agent D.
Làm HBL (House Bill of Lading):
- Real Shipper A đề nghị Forwarder C book tàu đi Osaka, C tiến hành book tàu qua hãng tàu KLINE. Lúc này, hãng tàu KLINE sẽ cấp cho Forwarder C một tờ Bill gốc hãng tàu (MBL) có ghi tên người gửi (Shipper) là C, người nhận (Consignee) là Forwarder Agent D.
- Forwarder C sẽ làm 1 tờ Bill gốc HBL làm theo form của C và cấp cho Real Shipper . Trên vận đơn gốc HBL này ghi người gửi là A, người nhận là B.
- Như vậy, khi Forwarding Agent D được hãng tàu KLINE thông báo hàng hóa đã cập cảng, thì Forwarding Agent D sẽ phát thông báo cho người nhận hàng là Consignee B ra nhận hàng.
Các lưu ý về HBL và MBL
Khi lập, phát hành và sử dụng HBL và MBL trong hoạt động xuất nhập khẩu đường biển có một số điểm lưu ý bạn cần nắm rõ:
- Một lô hàng vận tải đường biển không nhất thiết phải có cả 2 loại vận đơn MBL và HBL. Một số trường hợp, người gửi sẽ bỏ qua công ty Forwarder và làm việc thẳng với hãng tàu hoặc nhờ Forwarder book tàu nhưng ghi chủ bill là người gửi. Lúc này, hãng tàu sẽ cấp MBL trực tiếp cho chủ hàng nên sẽ không xuất hiện HBL.
- Trong một số trường hợp, một lô hàng sẽ gồm 1 vận đơn MBL và nhiều vận đơn HBL. Điều này xảy ra trong các trường hợp hàng ghép Container (LCL), Forwarder gom hàng lẻ HBL cho mỗi lô hàng, Forwarder khác nhận 1 đơn hàng và chỉ cấp 1 HBL cho riêng lô hàng đó. Lúc này, sẽ xuất hiện 1 MBL, nhiều B/L (Bill nối) và nhiều D/O (lệnh nối).
- Trường hợp Forwarder gom nhiều lô hàng của các chủ hàng khác nhau và vận chuyển chung trên một chuyến tàu thì sẽ phát hành 1 MBL và nhiều HBL với hãng tàu để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tóm lại, MBL và HBL là những tài liệu quan trọng để quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa. Hy vọng rằng những thông tin chi tiết mà TSL cung cấp ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm MBL và HBL là gì cũng như biết cách phân biệt được 2 loại vận đơn xuất nhập khẩu này. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức logistics bổ ích nhé!