Kiểm tra sau thông quan là gì ? Quy trình sau thông quan

Để cho quá trình thông quan trở nên nhanh chóng và thuận tiện cho doanh nghiệp nên các quy trình kiểm tra sẽ được tinh giản. Nhưng điều này lại tiềm ẩn nguy cơ doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế do đó quá trình kiểm tra sau thông quan là việc cần thiết. Hãy cùng TSL tìm hiểu xem kiểm tra sau thông quan là gì, quá trình này diễn ra như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Kiểm tra sau thông quan là gì

Căn cứ theo khoản 1 điều 77 trong luật Hải Quan số 54/2014/QH13 có nêu kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và khi hàng hóa đã được thông quan.

Kiểm tra sau thông quan là gì

Hiểu đơn giản thì việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá nội dung trong các chứng từ, hồ sơ mà người khai báo hải quan xuất trình với cơ quan hải quan có chính xác và trùng khớp với thực tế hay không. Và đánh giá xem có tuân thủ các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu.

Mục đích của kiểm tra sau thông quan

Mục đích của kiểm tra sau thông quan

Như các bạn cũng đã biết thì nhà nước luôn muốn xây dựng những chính sách hợp lý giúp cho việc thông quan, giải phóng hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn. Điều này giúp cho việc thông quan của nhiều chủ hàng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều chủ hàng lại lợi dụng điểm này để thực hiện các hành vi như gian lận trốn thuế, vi phạm nghiêm trọng luật Hải quan do đó các quy định về việc kiểm tra sau thông quan đã ra đời.

Nhằm đảm bảo số liệu trên tờ khai hải quan là đúng sự thật, hợp lệ và hạn chế chủ hàng khai man để trốn thuế.

Các trường hợp cần kiểm tra sau thông quan

Theo điều 78 Luật Hải quan 2014, có quy định về các trường hợp cần kiểm tra sau khi thông quan bao gồm:

  • Trường hợp 1: Khi có dấu hiệu vi phạm luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu
  • Trường hợp 2: Với những trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 78 thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro 
  • Trường hợp 3: Cần kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai báo hải quan

Thủ tục kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

Căn cứ Điều 79 Luật hải quan 2014, việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan sẽ được tiến hành như sau:

Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan. 

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

Thời hạn kiểm tra sau khi thông quan

Tối đa là 05 ngày làm việc.

Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.

Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.

Xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan

  • Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
  • Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan

Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.

Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan

Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan

Thời hạn kiểm tra sau thông quan tối đa là 10 ngày làm việc.

Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;

Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan 2014.

Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan

Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;

Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;

Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.

Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;

Xử lý theo kết quả kiểm tra.

Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Có vẻ như các quy định quá dài, TSL sẽ tóm tắt ngắn gọn lại để bạn dễ hiểu và nắm được thông tin một cách nhanh nhất.

  • Theo quy định việc kiểm tra sau thông quan sẽ được áp dụng đối với một trong ba trường hợp nêu trên 
  • Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
  • Việc kiểm tra sau thông quan sẽ được thực hiện tại một trong 2 nơi: Trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở người khai hải quan (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa).

Quy trình kiểm tra sau khi thông quan

Bước 1: Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thu thập, phân tích, nhận định thông tin

Bước 2: Cơ quan Hải quan sẽ đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro

Bước 3: Người có thẩm quyền của Chi cục Hải quan sẽ ra quyết định kiểm tra và có kế hoạch kiểm tra cụ thể

Bước 4: Thực hiện kiểm tra, rà soát chứng từ có liên quan và kiểm tra hàng hóa trực tiếp tại doanh nghiệp

Bước 5: Sau quá trình kiểm tra cơ quan Hải quan đưa ra Dự thảo Kết quả kiểm tra.

Bước 6: Doanh nghiệp cần giải trình, phản hồi nếu không đồng ý với Kết quả kiểm tra.

Bước 7: Cơ quan Hải quan đưa ra Kết luận kiểm tra

Bước 8: Đưa ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật

Mức phạt khi vi phạm kiểm tra sau thông quan

Theo Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có quy định về các mức phạt đối với hành vi vi phạm kiểm tra sau thông quan. Có rất nhiều mức phạt cho từng hành vi cụ thể, nhưng TSL sẽ tóm gọn lại như sau:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đến 80 triệu tùy thuộc vào lỗi vi phạm và giá trị tang vật
  • Hàng hóa bắt buộc phải đưa ra lãnh thổ nước Việt Nam, buộc tái xuất trong thời gian thi hành quyết định. 
  • Buộc tiêu hủy trong trường hợp là các văn hóa phẩm độc hại
  • Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm

Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình kiểm tra sau thông quan mà TSL muốn gửi tới bạn, mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Giúp bạn có thể kiến thức khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu như bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi làm thủ tục xuất nhập khẩu thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: *1688 hoặc zalo 092 188 83 88 để nhận được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Đánh giá