Phí Local Charge là gì? Tại sao khi gửi nhận hàng hóa tại các hãng tàu bạn lại mất phí này? Trong bài viết này TSL sẽ giải đáp chi tiết về Local Charge, các loại phí thường gặp và quy định khi khai báo, từ đó hạn chế sự nhầm lẫn và kiểm tra chính xác giá vận chuyển khi nhận giao hàng từ các hãng.
Khái niệm Local Charge
Local Charge là một loại phụ phí địa phương cho công việc bốc dỡ hàng hóa tại cảng. Khi lô hàng được đưa đến cảng, dù là xuất hay nhập khẩu thì đều phải đóng phí địa phương. Phí Local Charge thuộc loại phí cố định phải trả tại cảng xuất hàng và xếp hàng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Quy định về khai báo phí Local Charge
Trong ngành vận chuyển quốc tế, một lô hàng sẽ phải chịu rất nhiều loại thuế khác nhau, trong đó Local Charge là phí thường gặp nhất. Nếu bạn làm trong xuất nhập khẩu hoặc tại các công ty Logistics thì nên biết và hiểu các loại phí Local Charge này. Lý do vì sao phát sinh Local Charge? Khai báo Local Charge như nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Phí Local Charge tại sao lại phát sinh? Quy định về phí như nào?
Phí Local Charge được định ra sẽ phụ thuộc vào loại hàng hóa và hoạt động thực hiện. Vì vậy không có mức phí cố định, cụ thể cho các giao dịch vận chuyển, bốc dỡ hàng trên bến cảng. Bởi mỗi hoạt động có những đặc điểm và yêu cầu riêng, phát sinh những mức phí khác nhau nên để phù hợp với công sức và thuế. Phí cho công việc xếp hàng lên tàu để xuất khẩu sẽ được phân biệt với chi phí phải trả cho việc xếp hàng hóa về container nhập khẩu, điều này được thực hiện tương tự với tất cả các hoạt động liên quan đến giao dịch giữa hãng tàu/ Forwarder và Shipper/Consignee.
Điều này chính là lý do để Local Charge phát sinh. Tất cả các phí này có nhiều điểm giống nhau dễ bị nhầm nên khi tìm hiểu về phí Local Charge bạn cần nắm rõ bản chất từng loại phí để hạn chế sự rắc rối, nhầm lẫn trong quá trình làm việc giữa bạn với các đơn vị liên quan.
Cách khai báo phí Local Charge
Công việc khai báo phí Local Charge có hai cách phổ biến, đó là:
Cách khai báo phí địa phương thứ nhất:
- Nhập mã vào tab thông tin chung trong mục tờ khai giá trị để phân loại các giá trị mã.
- Trong nội dung các điều khoản điều chỉnh ở mục tờ khai giá trị, bạn nhập giá trị: mã phân loại, mã tên, trị giá khoản điều chỉnh, mã đồng tiền dựa vào hóa đơn thanh toán phí địa phương.
- Trong mục chi tiết khai trị giá, người kê khai Local Charge có nhiệm vụ điền rõ ràng các khoản phí đồng thời kê khai kèm theo giá trị cụ thể.
Cách khai báo thứ hai:
Bạn chọn mục phân bố chi phí trên tab danh sách hàng hóa, những điều khoản này đã được quy định trong pháp luật Việt Nam nên bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết trong từng điều luật riêng.
>>>Tham khảo: Giá cước vận tải biển quốc tế
Local Charge gồm những loại phí nào?
Sau đây, TSL sẽ cung cấp tới bạn những loại phí Local Charge phổ biến nhất hiện nay:
- Phí Terminal Handling Charge: phí bốc dỡ hàng tại cảng được tính dựa vào mỗi một container hàng hóa được vận chuyển lên hoặc xuống tàu. Đóng phí nhằm mục đích bù vào các khoản chi phí như xếp dỡ hàng, tập kết xe vận chuyển ở bãi… Hãng tàu sẽ không bị phụ phí nào mà sẽ thu lại từ chủ hàng tức là đơn vị nhận và gửi hàng.
- Phí Handling Fee: phí do các Forwarder đặt ra để thu của người vận chuyển hoặc Consignee. Phí này phản ánh quá trình Forwarder giao dịch với bên đại diện của họ ở nước ngoài để thực hiện công việc như khai báo hải quan, phát hành B/L, D/O hoặc các chứng từ liên quan.
- Phí Delivery Order Fee: là phí lệnh giao hàng, khi có lô hàng nhập khẩu và Arrival Notice thì Consignee có nhiệm vụ đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. Tiếp đến sẽ mang ra cảng xuất trình với kho và làm phiếu lấy hàng. Các hãng tàu sẽ làm lệnh giao hàng và thu phí này.
- Phí AMS: đây là phí bắt buộc do hải quan một số nước như Mỹ, Pháp, Canada,..quy định phải khai báo chi tiết hàng hóa trước khi chúng được xếp dỡ lên tàu để nhập khẩu. Mức phí AMS dao động trong khoảng 30 USD/ bill.
- Phí chỉnh sửa Bill of Lading: áp dụng cho hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Do một số nguyên nhân khi lấy hàng bạn cần sửa lại thông tin trên B/L, bạn có thể yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa và họ sẽ thu phí chỉnh sửa đó. Mức phí từ 50 – 100 USD.
- Phí Bunker Adjustment Factor: đây là phụ phí biến động giá thành nhiên liệu cho hãng tàu. Khoản phụ phí này sẽ được thu từ chủ hàng để bù đắp do sự biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ.
- Phí GRI – General Rate Increase: phí chạy điện áp dụng cho loại hàng đông lạnh chạy ở các cảng container. Để đảm bảo hàng được bảo quản tốt nhất, hàng đông lạnh cần sử dụng điện cho máy lạnh của container. Loại phí này được áp dụng nhiều trong mùa cao điểm.
>>>Tìm hiểu thêm: Phí LSS là gì?
Tóm lại, mỗi đơn hàng sẽ phải chịu rất nhiều loại phí thuế Local Charge nếu các chủ hàng, người bán là người mới vào nghề, còn ít kinh nghiệm. Vì vậy để hạn chế rủi ro về tiền bạc cho việc đóng phí vận chuyển, cách tốt nhất là chủ hàng nên tìm được một đơn vị vận chuyển uy tín, chất lượng.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển quốc tế và nội địa, TSL hiểu rõ Local Charge là phí gì, nó bao gồm những phụ phí gì. Vì thế trước khi chính thức ký kết hợp đồng vận chuyển xuất nhập khẩu, chúng tôi sẽ tư vấn, thương lượng kỹ càng để chủ hàng có thể hiểu và tính toán được chi phí dự trù trước khi gửi hàng.
Liên hệ ngay với TSL qua số 0921 888 388 hoặc truy cập website của chúng tôi điền thông tin để đội ngũ nhân viên tư vấn, giải đáp nhanh chóng bạn nhé!