LSS là phí gì? LSS là phụ phí được áp dụng rộng rãi trong vận tải đường biển. Đặc biệt, nếu đang làm về mảng xuất nhập khẩu đường biển, bạn cần biết, hiểu về phụ phí này và làm rõ nó trong hợp đồng ngoại thương. TSL mời bạn cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về phụ phí LSS trong bài viết dưới đây.
LSS là phí gì?
LSS là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Low Sulphur Surcharge, dịch ra tiếng Việt là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, phí này được áp dụng cho vận tải đường biển và hàng không với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Lượng nhiên liệu hầm có hàm lượng cao lưu huỳnh được sử dụng nhiều trong các tàu thương mại hiện nay. Vì thế để giảm tác động có hại của vận chuyển tới môi trường, từ những năm 1960 Tổ chức hàng hải quốc tế – IMO đã quy định loại phí này.
Có thể khẳng định LSS là một phần của tiền cước vận chuyển, bên nào trả cước thì phải trả thêm phụ phí này, kể cả cước trả trước hay trả sau.
Từ ngày 01/01/2020 IMO quy định các tàu biển cỡ lớn vận chuyển hàng vượt đại dương phải sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, ở mức 0,5% để giảm lượng khí thải SO2 ( sulfur-dioxide) ra môi trường biển. Ví dụ các loại dầu MGO (marine gasoil) hay dầu ULSFO (ultra-low-sulfur fuel oil) được sử dụng thay thế cho dầu bunker có hàm lượng lưu huỳnh cao vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Ngành vận tải biển đã có sự thống nhất là khách hàng phải chịu phụ phí nhiên liệu này với điều kiện người vận chuyển (hãng tàu) phải cung cấp rõ ràng chi phí mà khách hàng phải chịu thêm. Phí LSS được áp dụng tại cảng bốc hàng (POL – Port of Loading).
Ngoài ra, phụ phí LSS được gọi với nhiều tên gọi khác nhau:
- LSS – phụ phí lưu huỳnh thấp
- GFS – phí nhiên liệu xanh
- ECA – phụ phí khu vực kiểm soát khí thải
- LSF – phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp
>>> Xem thêm: Giá cước vận tải biển quốc tế
Thông tin cụ thể về phụ phí LSS
Theo dự đoán, giá cước vận chuyển tàu biển sẽ tăng từ ngày 01/01/2020. Nhiều công ty, chủ hàng sẵn sàng chấp nhận chi trả phí tăng thêm dưới dạng LSS – phụ phí nhiên liệu giảm thải lưu huỳnh.
Các hãng tàu, hãng hàng không là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phụ phí này nhằm tuân thủ tiêu chuẩn mới của IMO.
LSS không phải phụ phí mới bởi loại phí này đã được áp dụng cho một số tuyến dịch vụ nhất định trong những khu vực có nền chính trị nhạy cảm. Vì thế nhiều doanh nghiệp hãng tàu đã áp dụng mức phí này từ nhiều năm trước. Do có sự thay đổi khi áp dụng mức giới hạn của lưu huỳnh trong nhiên liệu từ năm 2020 nên LSS được áp dụng rộng rãi hơn trong dịch vụ tàu biển.
Tại Việt Nam, từ ngày 02/03/2020 Tổng cục hải quan ban hành công văn 2008/TCHQ-TXNK giải đáp về phụ phí giảm thải lưu huỳnh LSS sẽ có điều chỉnh. Theo đó, phụ phí LSS là số tiền phải chi trả khi các phương tiện vận tải đi qua khu vực áp dụng biện pháp giảm khí thải trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
LSS sẽ là khoản điều chỉnh cộng cùng với giá trị hải quan vì thuộc phạm vi chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, nếu hãng tàu trả phụ phí LSS và khoản tiền này chưa gồm tổng số tiền thực doanh nghiệp phải thanh toán cho người bán thì phải điều chỉnh cộng cả giá trị hải quan. Trong trường hợp người khai hải quan phải nộp VAT – thuế giá trị gia tăng cho LSS thì số tiền VAT không phải tính vào giá trị hải quan.
Nghĩa vụ của các bên liên quan
Bên nào sẽ chịu phụ phí LSS? Câu trả lời là không có văn bản nào quy định rõ trách nhiệm của bên nào phải chịu LSS, điều này phụ thuộc vào sự thương lượng thỏa thuận giữa hai bên người bán và người mua.
Vì thế, trong hợp đồng mua bán hàng hóa doanh nghiệp nên quy định rõ phụ phí này do bên nào trả và thể hiện minh bạch trên vận đơn, đây chính là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm trả phụ phí LSS thuộc về ai.
Phụ phí LSS áp dụng cho hàng xuất khẩu hay nhập khẩu?
Do quy định giảm thiểu lưu huỳnh được áp dụng cho tất cả các tàu vận chuyển nên thông thường, các tuyến vận tải từ tàu biển đều bị tính phụ phí LSS trên tất cả các tuyến. Mức phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ xa gần của quãng đường vận chuyển.
Biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn mới về LSS
Hiện nay, IMO đã gợi ý một số biện pháp sau để hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới về LSS:
- Sử dụng dầu nhiên liệu tuân thủ quy định về hàm lượng lưu huỳnh thấp. Điều này giúp cho môi trường giảm được phần nào khí thải SO2, khí thải không phải xử lý nên được giảm phụ phí LSS. Ngoài ra, một số nhiên liệu khác cũng được khuyến khích sử dụng thay thế như Methanol…
- Các hãng tàu cũng có thể đáp ứng tiêu chuẩn giảm nhiên liệu lưu huỳnh thấp bằng các biện pháp tương đương đã được ban hành như: sử dụng hệ thống làm sạch khí thải, sử dụng máy lọc khí để giảm thiểu lượng lưu huỳnh. Với những hãng tàu, doanh nghiệp sử dụng hệ thống này thì phụ phí LSS sẽ được giảm.
TSL vừa cung cấp đến bạn toàn bộ thông tin về phụ phí LSS được quy định, sửa đổi mới nhất. Như vậy, LSS là phí rất quan trọng trong xử lý khí thải ra môi trường. Người chịu phí có thể tính toán được chi phí mình phải bỏ ra là bao nhiêu từ đó có phương án tính toán hợp lý. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về phụ phí LSS, vui lòng truy cập Website hoặc liên hệ qua hotline 092 188 83 88 để được giải đáp nhanh chóng nhé!