Switch bill là chứng từ không còn quá xa lạ trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Nó được xem là một trong những vận đơn rất đặc biệt trong quá trình mua bán hàng hóa. Vậy Switch Bill of Lading là gì? Quy trình làm thực hiện Switch bill như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của TSL để hiểu rõ hơn về loại vận đơn đặc biệt này nhé!
Switch Bill of Lading là gì?
Switch Bill of Lading (vận đơn chuyển đổi) là vận đơn ban đầu được thay thế bằng vận đơn khác và có chỉnh sửa một số thông tin để che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự. Việc này nhằm mục đích để 2 bên thứ 3 không biết người bán hàng từ đầu hoặc che giấu xuất xứ hàng hóa.
Mua bán 3 bên là 3 người mua bán ở 3 nước khác nhau, trong đó 1 bên là nhà xuất khẩu, 1 bên là nhà nhập khẩu và bên còn lại là trung gian môi giới mua đi bán lại. Lúc này, nếu người xuất khẩu và người nhập khẩu biết nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn bên môi giới sẽ không còn giá trị và không còn vai trò trong giao dịch này.
Khi tham gia mua bán 3 bên, có 2 vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu trung gian cần giải quyết được đó là:
- Hàng hóa phải được giao thẳng từ nước sản xuất đến nước nhập khẩu để tối ưu chi phí.
- Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không biết thông tin của nhau, tránh việc họ mua bán trực tiếp mà không cần đến sự hỗ trợ của công ty trung gian.
- Vì vậy, Switch Bill of Lading ra đời để giải quyết những vấn đề này.
Quy trình thực hiện Switch Bill of Lading
Quy trình thực hiện Switch Bill of Lading như sau:
Vận đơn 1 (vận đơn ảo)
Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả A (bên xuất khẩu – bên bán) và C (bên nhập khẩu – bên mua), người trung gian B yêu cầu người bán A ở Trung Quốc giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L như sau:
- Shipper: Người bán A
- Consignee: Người trung gian B (nếu thanh toán T/T) hoặc Ngân hàng phát hành L/C cho B (nếu thanh toán L/C và nội dung L/C cần ghi chú chấp nhận House B/L)
- Cảng bốc hàng: Trung Quốc
- Cảng dỡ hàng: Việt Nam
Vận đơn 2 (được Switch từ vận đơn 1)
Sau khi vận đơn 1 được phát hành và người trung gian B đã nhận được hàng từ bên A tại cảng Trung Quốc, bên B tiến hành thanh toán cho bên A và nhận được đầy đủ bộ chứng từ giao hàng. Lúc này lô hàng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bên B và yêu cầu Forwarder Switch B/L bằng cách hủy B/L 1 (bill ảo), tiếp theo là phát hành B/L mới (bill thật) với thông tin như sau:
- Shipper: Người trung gian B
- Consignee: Người mua C
- Cảng bốc hàng: Trung Quốc
- Cảng dỡ hàng: Mỹ
- Mô tả hàng không thay đổi (có thể thay đổi nếu cần)
Khi đã được cấp Switch B/L theo yêu cầu, bên B tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới và gửi cho người mua C để họn nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ.
Những rủi ro khi dùng Switch Bill of Lading
Để tránh rủi ro cho cả 3 bên (bên bán, bên mua, bên trung gian), trước khi chấp nhận một vận đơn thì các bên cần phải đảm bảo việc thu nhận và hủy bỏ cả 3 bản sao của bản chính. Bởi khi một lô hàng xuất hiện đồng thời nhiều hóa đơn tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều được xem là thiếu sự trung thực. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiều người nhận hàng cùng giữ hóa đơn hợp lệ tại cảng đến.
Hiện nay, tình trạng giả mạo mã Switch B/L ngày càng tinh vi, các đơn vị trung gian cần đưa ra những cảnh báo và phổ biến đến nhân viên của mình để tránh trường hợp bị lợi dụng phát hành Switch B/L vì mục đích xấu.
Trước tình trạng này, bên trung gian có thể giao nhầm hàng cho bên thiếu trung thực và phải đối mặt với việc bồi thường toàn bộ giá trị hàng hóa cho bên nhận hàng thực.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp chuyển đổi B/L bất hợp pháp xảy ra với các động cơ như:
- Che giấu nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để tránh thuế nhập khẩu hoặc tránh các lệnh trừng phạt khi có vi phạm.
- Nhà sản xuất hàng đã bị cấm sản xuất và muốn ẩn danh tính để tiếp tục thực hiện quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
- Người muốn giả mạo ngày mua và ngày nhận hàng vì mục đích cá nhân.
Bên cạnh đó, luật pháp của mỗi quốc gia là khác nhau nên việc các bản Switch B/L ban hành tại các quốc gia có sự khác nhau là điều dễ xảy ra. Từ đó dễ dẫn tới những mâu thuẫn trong quá trình phát hành Switch B/L. Vì vậy, khi phát hành các bên cầm tìm hiểu kỹ các quy định của quốc gia xuất khẩu về việc phát hành Switch B/L để tránh gây ra hậu quả sau này.
Những lưu ý khi sử dụng Switch Bill of Lading
Khi sử dụng Switch Bill of Lading để chuyển đổi vận đơn ban đầu cần lưu ý một số điểm sau:
- Các thông được phép thay đổi trong bill gồm: Shipper, consignee, cargo description.
- Các thông tin không được thay đổi bao gồm: cảng đi, cảng dỡ hàng, số lượng hàng và kiện hàng.
- Chú ý ngày phát hành vận đơn ban đầu và vận đơn switch cần giống nhau.
Những câu hỏi thường gặp về Switch Bill of Lading
Bên nào được yêu cầu Switch bill?
Chỉ khi có yêu cầu của chủ hàng thì mới được phát hành Switch bill. Nói cách khác, vận đơn đại diện quyền sở hữu nên chỉ công ty giữ đầy đủ bộ chứng từ mới có quyền yêu cầu switch bill.
Các thông tin được thay đổi khi phát hành Switch bill
Thông tin có thể thay đổi khi phát hành vận đơn mới đó là: shipper, consignee, notify party, cargo description.
Các thông tin không được thay đổi gồm: cảng đi (Port of Loading), cảng dỡ hàng (Port of Discharge), trọng lượng, số kiện hàng.
Đơn vị nào chịu trách nhiệm phê duyệt Switch bill?
Hãng tàu hoặc forwarder là đơn vị được ủy quyền phê duyệt Switch bill. Các bên này có thẩm quyền kiểm tra sự khác nhau giữa 2 vận đơn (vận đơn ban đầu và vận đơn được yêu cầu switch) và ký nhận.
Khi Switch Bill đã được phê duyệt và trước khi phát hành, vận đơn ban đầu phải được hủy bỏ, đảm bảo chỉ có duy nhất 1 vận đơn cho lô hàng có hiệu lực trong thực tế.
Hi vọng bài viết đến đây đã giúp bạn hiểu hơn về Switch bill of lading và quy trình chuyển đổi vận đơn. Nếu bạn đang tìm kiếm doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín để hợp tác triển khai các hoạt động logistics, TSL luôn là đối tác đồng hành đáng tin cậy của bạn. Với sự tận tâm và uy tín trong lĩnh vực logistics, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của quý doanh nghiệp được suôn sẻ, thực thi nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất.
Các dịch vụ TSL đang cung cấp đó là:
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
- Dịch vụ khai hải quan
- Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu
Quý khách cần hỗ trợ các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ tới TSL để nhận tư vấn nhiệt tình nhất!
- Hotline/Zalo: 092 188 83 88
- Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@tsl.com.vn
- Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics