Thủ tục nhập khẩu máy khoan là một quy trình quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm vững khi muốn đưa sản phẩm này từ nước ngoài về Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xây dựng và cơ khí, nhu cầu sử dụng máy khoan đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có thể thông quan và lưu hành hợp pháp tại thị trường Việt Nam, máy khoan nhập khẩu cần tuân thủ các quy định về hải quan, thuế nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về quy trình và các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu máy khoan, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Quy định khi làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cầm tay
Như các bạn cũng đã biết việc làm thủ tục nhập hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nếu như bạn có kiến thức về lĩnh vực ngoại thương là chưa đủ mà còn cần nắm được các quy định có liên quan đến xuất nhập khẩu. Do đó, TSL sẽ gửi đến bạn một số những quy định mà bạn biết khi nhập khẩu máy khoan cầm tay, máy khoan điện,..
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019: Xác định rõ ràng quy trình kiểm tra chất lượng cho máy khoan.
- QCVN 9:2012/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật về máy khoan giúp định rõ các yếu tố cần kiểm tra.
- Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN, số 13/2013/TT-BKHCN, số 27/2012/TT-BKHCN, số 28/2012/TT-BKHCN, số 02/2017/TT-BKHCN, số 07/2017/TT-BKHCN, và số 07/2018/TT-BKHCN: Hướng dẫn chi tiết về thủ tục và yêu cầu cần thiết.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Quy định về quá trình nhập khẩu máy khoan không yêu cầu kiểm tra chất lượng.
Dán nhãn hàng hóa máy khoan nhập khẩu
Từ sau nghị định 128/2020/NĐ-CP việc kiểm tra nhãn dán hàng hóa khi nhập khẩu đã trở nên chặt chẽ hơn. Vậy nên khi bạn nhập khẩu máy khoan bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa. Và bạn cần đảm bảo nhãn dán có đầy đủ những thông tin sau:
- Thông tin nhà sản xuất
- Thông tin đơn vị nhập khẩu
- Thông tin chi tiết về máy khoan ( công suất, đặc điểm,…)
- Xuất xứ của hàng hóa (Chứng nhận C/O)
Đối với những thông tin có trên nhãn dán bạn cần thể hiện bằng những ngôn ngữ có thể dịch thuật được. Những dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi thì bạn nên thể hiện nội dung trên bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Bởi đây là những ngôn ngữ thông dụng nhất ở Việt Nam, và khi bạn nhập khẩu máy khoan việc sử dụng các ngôn ngữ trên sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Ngoài ra vị trí dán nhãn cũng rất quan trọng, việc bạn dán nhãn tại những vị trí dễ thấy, dễ nhìn sẽ tạo thuận lợi cho các cán bộ hải quan kiểm tra từ đó rút ngắn đáng kể thời gian thông quan của bạn.
Mã HS của máy khoan
Để xác định chính xác mã HS cho máy khoan bạn cần nắm được các đặc tính của chúng như: cách hoạt động, công suất,… Dưới đây là bảng mã HS của máy khoan mã TSL đã tổng hợp lại bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin
Mô tả | Mã HS |
Máy khoan có gắn động cơ: Máy khoan cầm tay, máy khoan pin… | 84672100 |
Máy khoan khác (điều khiển số): Máy khoan để bàn, máy khoan điều khiển số | 84592100 |
Máy khoan khác: Khoan cầm tay | 845929 |
Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc xác định mã HS cho máy khoan bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp mã HS. Ngoài ra, bạn hãy liên hệ với TSL để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
Thuế nhập khẩu của máy khoan
Khi nhập khẩu máy khoan bạn sẽ phải đóng 2 loại thuế chính đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể
- Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0 -10%
- Thuế giá trị gia tăng là 10%
Có thể thấy mức thuế nhập khẩu máy khoan thường không cao, tuy nhiên bạn vẫn có thể được hưởng mức thuế 0%. Nếu như bạn nhập khẩu máy khoan từ những nước có hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn. Nhưng bạn cần chúng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng bằng cách nộp lại chứng nhận xuất xứ cho cán bộ hải quan.
Bộ hồ sơ cần có khi nhập khẩu máy khoan
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Danh sách đóng gói hàng (Packing List)
- Vận đơn
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng cho máy khoan sử dụng dòng điện xoay chiều và có công suất dưới 1000W
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) ;
- Catalog chi tiết về máy khoan (nếu có),
Trên đây là những chứng từ quan trọng mà bạn không được thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy khoan. Trong trường hợp bạn không chuẩn bị đủ các chứng từ nói trên hàng hóa của bạn vẫn được thông quan nhưng cần hoàn thiện chứng từ trong thời gian sớm nhất.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy khoan điện
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Theo quy định những mặt hàng máy khoan cầm tay sử dụng dòng điện xoay chiều và có công suất dưới 1000W thì cần tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu. Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng máy khoan sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và điền vào mẫu đăng ký. Bạn có thể đăng ký trực tiếp nhưng để thuận tiện và nhanh chóng nhất TSL khuyên rằng nên đăng ký online.
Bước 2: Sau khi đã đăng ký kiểm tra và sau khoảng 1 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra sẽ gửi lại cho bạn bản xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng. Khi nhận được bản xác nhận này cần mang đến chi cục hải quan để tiến hành thông quan cho hàng hóa.
Bước 3: Khi hàng hóa của bạn đã được thông quan bạn cần mang mẫu máy khoan đến trung để kiểm tra và thẩm định. Nếu như máy khoan đạt chuẩn chất lượng sẽ được cấp 1 chứng thư và cần mang chứng thư này nộp lại cho hải quan để hoàn tất hồ sơ nhập khẩu.
Bước 2: Khai tờ khai quan
Khi khai báo hải quan bạn có thể lên hệ thống hải quan Việt Nam để khai báo online, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Lưu ý cần khai báo tờ khai trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn cập cảng, nếu quá thời gian bạn sẽ phải nộp thêm phí lưu kho. Ngoài ra, việc khai tờ khai quan rất quan trọng nên để người có kinh nghiệm thực hiện để hạn chế sai sót có thể xảy ra
Bước 3: Mở tờ khai quan
Sau khi đã khai báo xong, từ 1 – 2 ngày sau bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng. Có 3 luồng tất cả gồm: đỏ, vàng, xanh mỗi luồng sẽ có cách mở khác nhau. Lúc này bạn cần in tờ khai ra sau đó mang xuống chi cục hải quan để mở tờ khai và thông quan cho hàng hóa.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Như chúng tôi đã đề cập ở trên cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho máy khoan trước khi nhập khẩu. Và sau khi đăng ký kiểm tra bạn sẽ nhận được giấy chứng thư xác nhận bạn cần nộp chứng thư này cùng với bộ hồ sơ đã chuẩn bị trước đó cho cán bộ hải quan. Nếu như hồ sơ đầy đủ và không có vấn đề gì bạn thì lô hàng máy khoan của bạn sẽ được thông quan.
Bước 5: Thanh lý tờ khai
Cuối cùng bạn có thể mang hàng hóa về kho để bảo quản, hãy nhớ chuẩn bị lệnh thả hàng và phương tiện vận chuyển. Sau khi mang hàng về bạn cần lấy mẫu mang đi kiểm tra và hoàn thiện nốt các chứng từ còn thiếu. Chú ý cần tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng được thông quan. Sau đó nộp lại kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm tra hoặc nộp lên công thông tin một cửa.
Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy khoan các loại
- Máy khoan không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
- Máy khoan đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu
- Với những loại máy khoan cầm tay sử dụng dòng điện xoay chiều và công suất điện dưới 1000W cần đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu
- Máy khoan chạy bằng pin, dùng dòng điện 1 chiều, công suất trên 1000W hoặc máy khoan cơ không sử dụng điện sẽ không cần đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Cần xác định chính xác mã HS để tính đúng biểu thuế nhập khẩu của máy khoan
Trên đây là bài viết chi tiết về quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy khoan cùng với những lưu ý quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể kiến thức khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nếu như bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên hãy liên hệ với TSL qua hotline: 092 188 83 88 để nhận được tư vấn sớm nhất.