Thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử đúng quy định 2024

Xuất khẩu linh kiện điện tử đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có đóng góp rất lớn vào phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Điều cũng cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp chưa biết cách hoặc đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường quốc tế. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là ở thủ tục xuất khẩu. Trong bài viết này, TSL sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử chi tiết và chính xác nhất. Hãy theo dõi để biết thêm thông tin nhé.

Mã HS của linh kiện điện tử

Khi xuất khẩu bất kỳ một mặt hàng sản phẩm nào thì việc đầu tiên mà chúng ta cần làm chính là xác định chính xác mã HS của loại hàng hóa đó. Ở đây chúng ta có linh kiện điện tử. Đây là một loại hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau, đồng nghĩa với việc chúng sẽ rất khó có thể xác định được mã HS cho từng loại. Bởi khi muốn áp mã HS cho linh kiện điện tử bạn phải nắm được đặc điểm, chức năng của chúng. Bạn có thể tham khảo thêm bảng mã HS cho từng loại linh kiện. 

Mã hàng Mô tả hàng hóa
8535 Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V.
85351000 Cầu chì
85354000 Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện
85359010 Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn
85359020 Công tắc đảo chiều (changeover switches) loại dùng khởi động động cơ điện
85359090 Loại khác
8541 Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp.
85411000 Đi-ốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang (LED)
85412100 Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W
85412900 Loại khác
85413000 Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang
854140 Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED):
85414010 Điốt phát quang
85414021 Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp
85414022 Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm
85415000 Thiết bị bán dẫn khác
85416000 tinh thể áp điện đã lắp ráp
8542 Mạch điện tử tích hợp.
85423100 Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác
85423200 Bộ nhớ
85423300 Mạch khuếch đại
85423900 Loại khác

Bảng trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử. Nếu như bạn gặp khó khăn khi xác định mã HS cho linh kiện điện tử thì có thể liên hệ với TSL qua hotline: *1688 – 0921.888.388 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé

Thuế xuất khẩu của linh kiện điện tử

Thuế xuất khẩu của linh kiện điện tử

Như đã nói ở trên linh kiện điện tử là một lĩnh vực bao gồm rất nhiều sản phẩm kéo theo đó là sự khác nhau giữa các mã HS. Do đó sẽ không có mức thuế chung khi xuất khẩu linh kiện điện tử. Tuy nhiên, việc xuất khẩu luôn được nhà nước khuyến khích nên các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được nhận nhiều ưu đãi về thuế khi xuất khẩu. Thông thường các sản phẩm linh kiện điện tử sẽ có mức thuế xuất khẩu ưu đãi là 0% và thuế giá trị gia tăng (VAT) là 0%.  

Lưu ý mức thuế ưu đãi trên chỉ áp dụng với một số mặt hàng đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước. 

Hồ sơ hải quan xuất khẩu linh kiện điện tử

Một phần không thể thiếu khi làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử đó là bộ hồ sơ hải quan. Nếu như bạn muốn hàng hóa của mình được thông quan thành công thì đây là thứ không thể thiếu. Dưới đây là những chứng từ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu linh kiện điện tử:

  • Hợp đồng mua bán (Sale Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Bill gốc (Original bill of lading) 
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Giấy phép xuất khẩu
  • CQ nhà máy

Chú ý những giấy tờ như: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng hàng hóa, chứng nhận xuất xứ là những giấy tờ cơ bản và cần có khi làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử. Còn những chứng từ còn lại tùy thuộc vào quy định của nước nhập khẩu và khách hàng có yêu cầu hay không mà bạn sẽ phải chuẩn bị thêm. 

Quy trình làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử

Quy trình làm thủ tục xuất khẩu thường khá phức tạp và các rất nhiều khâu khác nhau. Nhưng TSL sẽ tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu để bạn có thể nắm bắt được quy trình làm thủ tục một cách rõ nhất.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước đầu tiên khi bạn muốn làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa linh kiện điện tử bạn sẽ phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan sẽ bao gồm những chứng từ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Lưu ý là bạn nên chuẩn bị từ trước để khi cần sẽ khai báo được luôn tránh mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Bước 2: Khai báo thông tin lô hàng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết bạn cần tiến hành khai báo thông tin lô hàng trên hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS. Việc khai báo này rất quan trọng, do đó bạn nên để những người có kinh nghiệm thực hiện để tránh sai sót và mất nhiều thời gian sửa chữa.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa

Khi đã khai báo thành công trên hệ thống, bạn cần mang hàng hóa và hồ sơ tới chi cục hải quan để các cán bộ tiến hành kiểm tra. Họ sẽ kiểm tra đối chiếu thông tin khai báo trên hệ thống xem có trùng khớp với thông thực tế hay không. 

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Nếu như hàng hóa của bạn không có vấn đề gì và hồ sơ của bạn đầy đủ không sai sót. Lúc này bạn chỉ cần đóng đủ thuế xuất khẩu là hàng hóa của bạn sẽ được thông quan.

Bước 5: Vận chuyển hàng hóa

Khi hàng hóa đã thông quan bạn cần đưa vào nhưng container chứa hàng đã chuẩn bị trước đó. Tất nhiên bạn cũng phải booking tàu vận chuyển trước 1 – 2 tuần để quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi. Lưu ý là trước 2 ngày tàu chạy bạn cần phải gửi hóa đơn giao nhận linh kiện điện tử để hãng tàu kiểm tra và xác nhận lại thông tin. 

Các lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử

Dựa theo kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, TSL có một số lưu ý khi xuất khẩu linh kiện điện tử chắc chắn bạn sẽ cần:

  • Hãy xác định chính xác mã HS của loại linh kiện điện tử mà bạn muốn xuất khẩu. Điều này còn giúp bạn tính được biểu thuế khi xuất khẩu.
  • Ngoài việc booking tàu trước 1 – 2 tuần bạn cần chú ý đến quy cách đóng gói. Để hạn chế tình trạng linh kiện có thể hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Cần nắm thật kỹ các quy định của pháp luật khi làm thủ tục xuất khẩu và quy định nhập khẩu tại nước mà bạn muốn xuất hàng sang.
  • Việc làm thủ tục xuất khẩu linh kiện khá phức tạp, nếu như bạn là người không có nhiều kinh nghiệm thì nên thuê đơn vị bên ngoài để họ đảm nhiệm hết mọi việc. Điều này không những giảm các sai sót mà còn rút ngắn thời gian khi làm thủ tục xuất khẩu. 

Trên đây là thông tin về việc làm thủ tục xuất khẩu linh kiện điện tử các loại, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa. Thì hãy liên hệ với TSL để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé.

Đánh giá