Thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị

Có một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp khi làm thủ tục thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, đó là việc xác định thuế nhập khẩu cho hàng hóa. Không giống các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị lại có nhiều quy định liên quan. Điều này khiến việc xác định mức thuế suất mà doanh nghiệp phải đóng trở nên khó khăn hơn. Bài viết này TSL sẽ gửi đến bạn tất cả thông tin xoay quang vấn đề thuế nhập khẩu, bạn hãy theo dõi tiếp để biết thêm thông tin nhé.

Thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị là bao nhiêu

Máy móc thiết bị là cách gọi chung của nhiều mặt hàng khác nhau, do đó chúng sẽ không có chung mã HS. Mà để tính được thuế nhập khẩu chúng ta sẽ phải dựa vào mã HS. Vậy nên thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị sẽ không cố định mà sẽ phụ thuộc vào từng chủng loại hàng hóa thiết bị mà bạn nhập khẩu. Mức thuế nhập của máy móc thiết bị sẽ từ 0 đến 10% tùy thuộc vào máy móc, thiết bị.

Để có thể biết được mức thuế nhập khẩu từng loại thiết bị bạn chỉ cần tra cứu mã HS của hàng hóa trên hệ thống Tổng cục Việt Nam. Hoặc đơn giản và chính xác hơn bạn hãy liên hệ với TSL qua hotline: *1688 – 0921.888.388 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị gồm những loại nào

Theo quy định thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị sẽ gồm 2 loại sau:

Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị làm tài sản cố định

Khi doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị máy móc để phục vụ cho việc sản xuất, gia công, vận hành xưởng,.. làm tài sản cố định vẫn sẽ phải chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Trong đó:

  • Thuế giá trị gia tăng tối đa là 10%
  • Thuế nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã HS của từng chủng loại máy móc. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu thiết bị máy móc để tạo ra tài sản cố định cho những dự án thuộc trường hợp được ưu đãi đầu tư.

Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị dùng cho mục đích thương mại

Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu máy móc để sử dụng vào mục đích mua đi bán lại sẽ phải chịu những loại thuế sau. Là thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế.

Ngoài ra nếu như bạn quan tâm đến việc tính thuế xuất nhập khẩu của hàng hóa thì có thể tham khảo bài viết sau: Thuế xuất nhập khẩu là gì, Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định có có được miễn thuế nhập khẩu không?

Câu trả lời là có, vì dựa vào căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP). Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa ( ở đây là máy móc thiết bị ) để tạo ra tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Cụ thể như sau:

  • Hàng hóa khi nhập khẩu để tạo ra tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Khi nhập khẩu máy móc thiết bị để tạo ra tài sản cố định của một dự án đầu tư nhưng có một phần đầu tư của đối tượng được hưởng ưu đãi. Thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối máy móc, thiết bị được sử dụng cho phần dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. 
  • Trong trường hợp dự án đầu tư thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư và không thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư thì máy móc thiết bị sẽ được miễn thuế nhập khẩu dùng để tạo ra tài sản cố định phục vụ cho dự án ưu đãi đầu tư.

Trường hợp nào khi nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ được miễn thuế 

Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị

Có một số trường hợp đặc biệt khi làm thủ tục nhập máy móc thiết bị sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu:

  • Thiết bị, máy móc đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phù hợp với đầu tư, mục tiêu của dự án sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu
  • Đáp ứng các quy định về tài sản cố định theo Thông tư số 45/2013/TT-Bộ Tài Chính
  • Trong trường hợp nhập khẩu linh kiện, chi tiết máy, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, phụ kiện đi kèm ở dạng rời dùng để lắp ráp đồng bộ với thiết bị sẽ được miễn thuế.
  • Ngoài ra các linh kiện nói trên dùng để kết nối máy, móc thiết bị lại với nhau nhằm đảm bảo hệ thống máy móc có thể vận hành bình thường cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Những điều cần lưu ý khi nộp thuế nhập khẩu máy móc thiết bị

  • Thuế nhập khẩu của máy móc thiết bị sẽ từ 0 đến 10% tùy thuộc vào từng loại thiết bị khác nhau. Và thuế giá trị gia tăng là 10%
  • Khi doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích thương mại, mua đi bán lại sẽ phải chịu thuế nhập khẩu như bình thường.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị để tạo ra tài sản cố định và dùng tài sản này cho những dự án, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu từ sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
  • Trong trường hợp nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện ở dạng rời dùng để lắp ráp hoặc kết nối các thiết bị máy móc lại, giúp chúng hoạt động bình thường thì khi nhập khẩu cũng được miễn thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị mà TSL muốn gửi đến bạn. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: *1688 – 0921.888.388 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá