Hoạt động trong lĩnh vực Logistics, nhất là vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, hẳn ai cũng đã từng một lần nghe qua thuật ngữ MSDS. Vậy MSDS là gì? Hôm này, cùng TSL khám phá những thông tin chi tiết nhất về nội dung, mục đích và công dụng MSDS trong xuất nhập khẩu bạn nhé!
MSDS là gì?
MSDS là viết tắt của “Material Safety Data Sheet” trong tiếng Anh, nghĩa là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là một văn bản hoặc tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về các tính chất an toàn của chất hoá học có trong các loại hàng hóa vận chuyển.
Thông thường, MSDS chứa thông tin về thành phần của chất, các rủi ro an toàn, các biện pháp an toàn cần thiết khi sử dụng chất đó, thông tin về bảo quản/xử lý và xử lý chất thải.
Thực tế, không phải loại hàng hóa nào cũng cần có MSDS đi kèm theo. Nó thường được yêu cầu cho những mặt hàng hóa chất để kiểm tra thành phần, mức độ an toàn, khả năng gây cháy nổ, đảm bảo tính hợp lý cho người dùng.
MSDS đặc biệt quan trọng trong các môi trường công nghiệp, xưởng sản xuất, các cơ sở y tế và hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường. Các quy định về MSDS thường được áp dụng để đảm bảo rằng mọi người sử dụng chất hoá học đều có thông tin cần thiết để làm việc một cách an toàn.
Nội dung của MSDS là gì?
Thông thường, một tài liệu MSDS trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cần có đầy đủ 7 loại nội dung chính sau đây:
Tên thành phần của các loại hóa chất
Liệt kê các thành phần chính và phụ của chất hoá học, bao gồm tên hóa học và tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần. Trên thực, tế cần dựa vào số CAS – số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác thành phần hóa học vì một hóa chất có thể có một hoặc nhiều tên gọi khác nhau.
Người lập MSDS
Thông tin về người hoặc tổ chức đã chuẩn bị MSDS, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên lạc và ngày lập MSDS.
Thông tin sản phẩm hàng hóa
Mô tả chi tiết về sản phẩm, bao gồm tên thương mại, tên hóa chất, công thức hóa học, công dụng dự kiến và cách sử dụng.
Tính chất lý tính
Thông tin về tính chất vật lý của chất như trạng thái vật lý, màu sắc, mùi, độ pH, điểm nóng chảy và điểm sôi.
Khả năng gây cháy nổ
Cung cấp thông tin về khả năng gây cháy nổ của sản phẩm bao gồm điểm chớp lửa, giới hạn nồng độ cháy và các điều kiện an toàn để xử lý khi gặp sự cố.
Phản ứng của sản phẩm
Thông tin về các phản ứng hóa học có thể xảy ra khi sản phẩm tiếp xúc với các chất khác hoặc xảy ra trong điều kiện môi trường cụ thể.
Độ độc hại (độc tính) của hóa chất
Thông tin về độc tính của chất đối với sức khỏe con người và môi trường, bao gồm cả tác động ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, cung cấp cách xử lý, sơ cấp cứu khi bị nhiễm độc hóa chất.
>>> Đọc thêm: Chứng nhận hun trùng là gì?
Mục đích và công dụng của MSDS
Mục đích công dụng chính của MSDS (Material Safety Data Sheet) trong hoạt động xuất nhập khẩu là đảm bảo an toàn cho con người khi làm việc với các chất hóa học. Cụ thể:
Cung cấp thông tin an toàn cho doanh nghiệp, người lao động
MSDS cung cấp thông tin chi tiết về tính chất của chất hoá học, rủi ro an toàn và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Dựa vào MSDS, doanh nghiệp đề ra được các phương án vận chuyển hàng hóa, hóa chất an toàn cũng như biết cách xử lý kịp thời nếu phát sinh các sự cố trong quá trình vận chuyển.
Nhân viên có thể sử dụng MSDS để hiểu rõ hơn về chất hoá học mà họ đang làm việc và áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp.
Hỗ trợ quy trình xử lý chất và các trường hợp khẩn cấp
MSDS cung cấp hướng dẫn về cách xử lý, lưu trữ, vận chuyển và loại bỏ chất hoá học một cách an toàn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ xảy ra các tai nạn và sự cố liên quan đến hóa chất.
Các hướng dẫn của MSDS giúp doanh nghiệp, cá nhân tìm ra phương án xử lý và loại bỏ chất thải một cách an toàn, giúp đảm bảo rằng quá trình này không gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh đó, MSDS cung cấp thông tin liên quan đến xử lý sự cố và sơ cấp cứu khi có người bị nhiễm độc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong trường hợp khẩn cấp, những thông tin này rất quan trọng để giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tính mạng cho nạn nhân và người tham gia cứu thương.
Giảm rủi ro và tai nạn
Như đã đề cập, bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về chất hóa học, MSDS giúp giảm nguy cơ xảy ra các tai nạn do cháy nổ do hóa chất, giảm thiểu tối đa các tác động có hại đến sức khỏe con người và môi trường.
Trách nhiệm làm MSDS là của ai?
Hiện nay MSDS chủ yếu sẽ do người gửi – shipper làm, bao gồm các cá nhân và tổ chức sau:
Công ty sản xuất
Nhà sản xuất chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp MSDS cho sản phẩm của họ. Họ phải thu thập và đánh giá thông tin về tính chất an toàn của sản phẩm và cung cấp nó cho khách hàng và những người làm việc có liên quan.
Nhà cung cấp hàng hóa
Trong trường hợp sản phẩm được mua từ một đơn vị cung cấp thay vì được sản xuất bởi chính người mua, nhà cung cấp cũng có trách nhiệm cung cấp MSDS cho sản phẩm đó.
Nhà xuất nhập khẩu hàng hóa
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, người nhập khẩu cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng MSDS của sản phẩm đã được cung cấp đầy đủ và tuân thủ các yêu cầu pháp lý trong quốc gia nhập khẩu.
Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa chất
Các doanh nghiệp sử dụng chất hoá học trong quá trình sản xuất hoặc vận hành cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng họ có thông tin MSDS đầy đủ và cập nhật về các chất hoá học mà họ sử dụng.
Nhân sự phụ trách
Trong một số trường hợp, công ty nhân sự được ủy quyền chịu trách nhiệm đặc biệt cho công tác an toàn trong tổ chức. Người này có thể đảm nhận nhiệm vụ xây dựng, quản lý, và cập nhật MSDS cho toàn bộ các chất hóa học có trong hàng hóa của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý và kiểm soát
Trong một số quốc gia, cơ quan quản lý và kiểm soát có thể yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp MSDS cho các chất hoá học họ sử dụng và theo dõi việc tuân thủ các quy định an toàn.
Cách tra cứu MSDS
Bạn có thể tra cứu MSDS của hóa chất bằng cách đơn giản sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào đường link https://chemicalsafety.com/sds-search/
- Bước 2: Nhấn tổ hợp tìm kiếm Ctrl + F để nhập tên hóa chất cần tra cứu vào khung tìm kiếm
- Bước 3: Download file về rồi đổi đuôi tệp là .pdf hoặc cũng có thể dịch từ tiếng Anh ra tiếng việt nếu muốn để tiện cho quá trình tham khảo thông tin.
Trên đây, TSL đã cùng bạn tìm hiểu MSDS là gì cũng như nội dung, công dụng và cách tra cứu MSDS trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hy vọng qua những thông tin trên bạn sẽ nắm rõ về nội dung của MSDS và áp dụng hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đừng quên theo dõi website của TSL để cập nhật những thông tin bổ ích về lĩnh vực logistics nhé!
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu tại TSL