Hệ thống VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam, sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy chức năng của VNACCS là gì? Hệ thống này có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Hệ thống VNACCS là gì?
VNACCS, viết tắt của Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System, là hệ thống được ra nhằm mục đích hỗ trợ công tác quản lý, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
VNACCS là hệ thống mới của hải quan, bao gồm 2 nhỏ đó là:
- Hệ thống thông quan hàng hóa tự động – Vietnam Automated Cargo Clearance System: sử dụng với mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam (VCIS) – Vietnam Customs Intelligence Information System: sử dụng chủ yếu nhằm mục đích phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan.
>>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
Chức năng của hệ thống VNACCS
VNACCS sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ mang lại nhiều tiện ích cho cơ quan hải quan và chủ hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay, VNACCS được cấp miễn phí cho mọi doanh nghiệp.
Những chức năng quan trọng của hệ thống VNACCS dành cho chủ hàng và cơ quan hải quan đó là:
Chủ hàng xuất nhập khẩu | Cơ quan hải quan |
|
|
Chức năng khác của hệ thống VNACCS đó là tăng cường kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa. Cơ quan Hải quan sẽ gửi những thông tin liên quan đến việc xin cấp phép tới các cơ quan chuyên ngành. Kết quả xử lý cấp phép sẽ được thực hiện thông qua phần mềm VNACCS.
Ưu và nhược điểm của VNACCS
Trong hoạt động xuất nhập cảnh hàng hóa, hệ thống VNACCS mang tới những ưu điểm sau:
- Hạn chế hồ sơ giấy: Sự liên kết giữa những bộ ngành qua phần mềm giúp hạn chế tối đa hồ sơ giấy, những giấy tờ liên quan sẽ được gửi thẳng đến hải quan thông qua phần mềm.
- Tốc độ thông quan nhanh hơn: Việc phân luồng tờ khai hải quan qua hệ thống VNACCS được đánh giá là nhanh hơn và giúp chủ hàng rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Thông thường luồng xanh chỉ mất dưới 3 giây là đã hoàn thành kết quả phân luồng. Còn luồng vàng và luồng đỏ thời gian xử lý sẽ lâu hơn tùy thuộc vào độ chuẩn của hồ sơ và hàng hóa. Như vậy, nếu trên 60% tờ khai hải quan thuộc luồng xanh thì thời gian phân luồng sẽ nhanh hơn cách thông quan truyền thống. Tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan hải quan và các chủ hàng xuất nhập khẩu.
- Chủ hàng không cần phải khai riêng tờ khai trị giá.
- Không phân biệt hình thức mậu dịch hay phi mậu dịch vì cả 2 loại này thủ tục thông quan giống nhau.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hệ thống VNACCS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Một trong số những nhược điểm nổi bật của VNACCS đó là số lượng tiêu chí cần khai báo khá nhiều và phức tạp. Nếu chủ hàng không có kinh nghiệm khai báo hải quan trên phần mềm rất dễ dẫn đến tình trạng khai sai, thiếu thông tin.
Hướng dẫn truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS
Dưới đây là quy trình truyền tờ khai bằng phần mềm VNACCS:
Bước 1: Mua chữ ký số, chuẩn bị chứng từ cần thiết để khai hải quan
Mỗi chữ ký số sẽ là 1 tài khoản trên hệ thống VNACCS và 1 doanh nghiệp có thể mua nhiều chữ ký số.
Để phục vụ quá trình kê khai hải quan, bạn cần chuẩn bị các chứng từ sau:
- Hợp đồng ngoại thương
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Giấy báo hàng đến (đối với truyền tờ khai nhập khẩu)
- Giấy phép quản lý chuyên ngành (nếu có)
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Bước 2: Đăng ký tài khoản trên hệ thống VNACCS
Bạn thực hiện đăng ký tài khoản VNACCS theo đường link sau https://dknsd.customs.gov.vn/Pages/dn.aspx. Khi đã đăng ký thành công, bạn đăng nhập và hệ thống bằng tài khoản đã đăng ký để thực hiện kê khai hải quan.
Bước 3: Lên tờ khai
Sau khi có đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, dựa vào những chi tiết trên tờ khai để lên tờ khai hải quan theo những thông tin yêu cầu trên hệ thống. Bạn cần khai thật cẩn thận và kiểm tra kỹ càng các thông tin, đảm bảo thông tin phải trùng khớp với bộ hồ sơ đã chuẩn bị. Việc khai báo Hải quan điện tử trên phần mềm hệ thống VNACCS đúng quy định sẽ đảm bảo thời gian thông quan hàng nhanh chóng.
Bước 4: Truyền tờ khai
Sau khi lên tờ khai đầy đủ thì truyền tờ khai lên hệ thống hải quan. Sau khi truyền số liệu, cơ quan hải quan sẽ gửi thông tin phản hồi. Khi số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai hải quan và kết quả phân luồng. Dựa vào kết quả phân luồng của tờ khai để tiến hành các bước làm thủ tục xuất nhập khẩu tiếp theo:
- Luồng xanh: Chủ hàng được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa. Sau khi lô hàng được chấp nhận thông quan thì chỉ cần cầm tờ khai xuống đăng ký và nộp thuế đầy đủ là hàng sẽ được thông quan luôn.
- Luồng vàng: Yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy tờ, bạn thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ: Chủ hàng cần xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 2 cách để thực hiện kiểm tra hàng hóa: một là hải quan trực tiếp xuống mở container kiểm tra thực tế hàng hóa, hai là thực hiện qua máy soi kiểm hóa.
Bước 5: Đóng dấu thông quan và lấy hàng
Bước 6: Nhập dữ liệu lên phần mềm VNACCS
Trên đây là những chia sẻ về hệ thống VNACCS và quy trình truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có nhiều kinh nghiệm khai báo hải quan trên phần mềm VNACCS hãy liên hệ với TSL để được hỗ trợ tư vấn!