Hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu kinh doanh rất phổ biến ở Việt Nam. Khi bạn cần nhập mặt hàng nào đó từ nước ngoài về để sử dụng hoặc nhập kho kinh doanh đều cần nắm vững các quy định về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài do Nhà nước quy định. Song không phải cá nhân hay đơn vị nào cũng hiểu rõ hết các quy trình, thủ tục hay chứng từ cần chuẩn bị cho hoạt động này.
Tham khảo ngay bài viết dưới đây từ TSL Logistics để hiểu rõ hơn các bước cần thực hiện khi nhập khẩu hàng hóa, những khó khăn bạn phải đối mặt và những giải pháp có thể áp dụng.
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam là loại hàng nhập theo hợp đồng mua bán về phục vụ kinh doanh, làm nguyên vật liệu hoặc sử dụng trực tiếp. Hàng hóa nhập khẩu được xác định là các mặt hàng từ nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam và được đưa vào lãnh thổ Việt Nam (Theo Khoản 2, Điều 28 của Luật Thương mại 2005).
Các loại hình thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam gồm:
- Nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng (làm thủ tục hàng hóa tại Chi cục hải quan cửa khẩu);
- Nhập khẩu kinh doanh sản xuất (làm thủ tục hàng hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu);
- Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn hàng tạm nhập;
- Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại;
- Nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
- Chuyển tiêu thụ nội địa khác;
- Nhập nguyên liệu từ nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
- Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất;
- Nhập nguyên liệu nội địa của doanh nghiệp chế xuất;
- Nhập nguyên liệu phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài;
- Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang;
- Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu;
- Nhập nguyên liệu vào kho báo thuế;
- Nhập sản phẩm gia công từ nước ngoài;
- Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất;
- Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn;
- Tạm nhập miễn thuế;
- Tạm nhập khác;
- Tái nhập hàng đã tạm xuất;
- Hàng gửi kho ngoại quan;
- Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;
- Hàng nhập khẩu khác;
Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu cần xác định chính xác loại hình nhập khẩu hàng hóa của mình. Tiếp theo cần kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa, cần biết mặt hàng đó có nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay cần xin giấy phép hay không.
Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu chính ngạch các loại hàng hóa về Việt Nam diễn ra theo 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị nhập khẩu
Kiểm tra, xác định diện nhập khẩu của mặt hàng nhập khẩu. Không phải tất cả hàng hóa đều có cơ chế nhập khẩu như nhau và có những hàng hóa được xếp vào danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Cụ thể hàng hóa nhập khẩu thuộc 1 trong 3 diện dưới đây:
Diện hàng hóa bị cấm nhập khẩu
Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam được thể hiện chi tiết trong Phụ lục I – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Một số hàng hóa điển hình thuộc diện này là vũ khí, ma túy, hóa chất độc hại, hàng hóa qua sử dụng, cổ vật, gỗ rừng tự nhiên trong nước,…
Diện hàng hóa cần xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành
Một số hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào Việt Nam cần xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan quản lý nhà nước về các yêu cầu này là các Bộ, có nhiệm vụ ban hành tiêu chuẩn, quy định và danh sách các mặt hàng thuộc diện kiểm tra.
Mặt hàng phải kiểm tra vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật: Rau củ quả, thịt động vật các loại,… Các cơ quan đảm nhiệm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác.
Mặt hàng phải kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật: Đồ điện tử, máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy,…. cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhà nước về nhãn mác, công năng, an toàn, vận hành, bảo vệ môi trường,… Các cơ quan đảm nhiệm kiểm tra là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và một số Bộ chức năng khác.
Các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành cần đăng ký trước với các cơ quan chức năng có liên quan. Thời điểm kiểm tra là khi cập cảng và sau đó được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
>>> Đọc thêm: Thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam
Diện hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, điều kiện
Phụ lục III – Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương thể hiện danh mục hàng nhập khẩu cần có Giấy phép nhập khẩu, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của các Bộ và cơ quan liên quan. Sản phẩm cần giấy phép nhập khẩu có thể thuộc diện được cấp giấy phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động. Sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì khi đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định, đơn vị nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Một số hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu hoặc điều kiện:
- Bộ Công thương quản lý: hóa chất, muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm,…
- Bộ Giao thông vận tải quản lý: Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
- Bộ NN & PTNT quản lý: Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật các loại, thức ăn chăn nuôi,….
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý: Phế liệu.
- Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý: Ấn phẩm, tem bưu chính, máy in,…
- Bộ VH, TT & DL quản lý: tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, tác phẩm mỹ thuật,…
- Bộ Y tế quản lý: Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trang thiết bị y tế đã có số lưu hành, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt,…
- Ngân hàng nhà nước quản lý: Vàng nguyên liệu
Bước 2: Xác định phân loại mã hàng hóa
Một bước rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu là xác định phân loại hàng hóa (HS), giúp xác định. Việt Nam hiện đang áp dụng hệ thống HS với mã 8 số. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cần xác định mã HS phù hợp theo hệ thống HS của Việt Nam để tính thuế chính xác. Hệ thống này bạn có thể tham khảo tại trang web của Tổng cục Hải quan.
Bước 3: Xác định các loại thuế phí cần phải nộp
Có 7 loại thuế cần nộp khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam gồm: Thuế nhập khẩu, Thuế giá trị gia tăng (VAT), Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp và cuối cùng là Thuế tự vệ. Tuy nhiên không phải tất cả mặt hàng đều phải nộp đầy đủ các loại hình thuế này mà sẽ tùy theo danh mục quy định bởi Nhà nước.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu hàng hóa được xác định dựa trên mã HS. Mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế đơn vị nhập khẩu có thể tùy chọn như thuế MFN hay thuế EVFTA,…
Thuế giá trị gia tăng
Hầu hết mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải chịu thuế giá trị gia tăng. Mức thuế được áp thường 10% và 5% với số ít hàng hóa. Trường hợp sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất thì phần thuế này sau đó được khấu trừ hoàn thuế.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Ví dụ về các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là rượu bia, thuốc lá, ô tô,… và có mức thuế khác nhau.
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế này được áp cho các sản phẩm khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,…
Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp và Thuế tự vệ
Một số sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam sau khi điều tra sẽ phải áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan
Các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF đều cần làm thủ tục thông quan hải quan. Công việc này đơn vị nhập khẩu có thể tự thực hiện hoặc thuê công ty dịch vụ làm. Với hàng hóa nhập khẩu trong điều kiện DDU, DDP (DAP) thì người bán là bên làm thủ tục hải quan. Để thực hiện quá trình này bạn cần cung cấp đầy đủ chứng từ và giấy tờ kê khai cần thiết.
>>> Đọc thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nội
Sau khi hàng được xếp lên tàu tại cảng hoặc phương tiện vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, người bán sẽ gửi bạn một bộ chứng từ gốc bao gồm:
- Bộ vận tải đơn (bill of lading) với 3 bản chính.
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice) với 3 bản chính.
- Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list) với 3 bản chính.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): theo mẫu D, E, AK,… sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- Một số giấy tờ khác: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hun trùng, kiểm dịch,… nếu có.
>>> Xem thêm: Chi tiết bộ hồ sơ xin giấy phép hải quan
Việc kê khai hải quan hiện nay đã có thể thực hiện từ xa thông quan phần mềm hải quan điện tử. Sau đó bạn cần in tờ khai và kèm theo bộ chứng từ giấy đem đến Chi cục hải quan. Kết quả truyền tờ khai sau đó thể hiện hàng hóa thuộc luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ để thông quan.
- Luồng xanh: Mặt hàng được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
- Luồng vàng: Cần gửi thêm các hồ sơ giấy để Hải quan kiểm tra gồm: vận đơn, đóng gói hàng, tờ khai trị giá, hóa đơn, giấy phép nhập khẩu,…
- Luồng đỏ: Cần gửi thêm hồ sơ tương tự luồng vàng và hàng hóa cần được Hải quan kiểm tra thực tế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục, bạn sẽ đến Chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan. Tiếp theo xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan tại cổng, bãi.
Bước 5: Chuyển hàng về kho
Bước cuối cùng trong quy trình thủ tục nhập khẩu hàng về Việt Nam là chuyển hàng về kho bãi. Bạn cần bố trí đầy đủ phương tiện vận tải bộ để nhập hàng về kho. Chủ hàng có thể thuê dịch vụ logistics làm hồ sơ thủ tục và vận chuyển về kho.
Những khó khăn khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu
Những doanh nghiệp mới thành lập hay những cá thể lần đầu làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình này. Nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu giấy tờ hoặc giấy tờ không hợp lệ. Ngoài ra doanh nghiệp, cá nhân còn nhiều bỡ ngỡ về quy trình, chưa biết cần chuẩn bị hồ sơ gì, thống nhất ký hợp đồng đối tác như thế nào, phương thức thanh toán các chi phí và các yếu tố khác.
Các nhà nhập khẩu muốn đảm bảo hàng hóa theo đường chính ngạch về Việt Nam thì bạn phải là một pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và có chức năng nhập khẩu chính thống. Bên cạnh đó, hãy hợp tác với các đối tác kinh doanh nước ngoài uy tín, cung cấp hàng hóa chất lượng, rõ nguồn gốc để hạn chế những rủi ro khi làm thủ tục nhập khẩu. Với các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và cần đảm bảo quá trình làm thủ tục diễn ra suôn sẻ có thể thuê ngoài.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của TSL
Tại sao nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu?
Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và sự am hiểu về các hồ sơ cũng như quá trình nhập khẩu hàng hóa. Đơn vị cung cấp dịch vụ là các đối tác chuyên nghiệp, nắm vững các quy định và trình tự làm thủ tục sẽ rút ngắn đáng kể thời gian của hoạt động này. Từ đó doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình nhập kho và sử dụng hàng hóa sau này.
Làm việc với đơn vị hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp cũng sẽ không bất ngờ trước các trường hợp như: hàng hóa bị xếp vào diện cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc luồng đỏ,… Và doanh nghiệp có thể học hỏi được quy trình làm thủ tục chuẩn từ đối tác.
Dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chuyên nghiệp tại TSL Logistics
TSL Logistics làm đơn vị làm thủ tục nhập khẩu, khai hải quan có uy tín lâu năm trên thị trường ngoại thương, đã được cấp phép đầy đủ về hoạt động thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Sau gần 10 năm hoạt động, chúng tôi đã hỗ trợ thành công hơn 500 doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu và tiết kiệm lượng lớn chi phí, thời gian và công sức.
TSL hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu, tư vấn về pháp lý, quy trình thực hiện. Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ trọn gói về khai hải quan cho hàng hóa nhập khẩu, chuẩn bị và nộp hồ sơ hải quan, xử lý các thủ tục và hoàn thiện các chứng nhận cần thiết cho hàng hóa.
Ngoài ra với mạng lưới đại lý rộng khắp tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, TSL hỗ trợ khách hàng trọn gói khâu vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài, vận chuyển hàng về kho. Dịch vụ chúng tôi đã có mặt trên nhiều loại hình vận tải như đường biển, đường bộ và đường hàng không.
Thế mạnh dịch vụ khai hải quan trọn gói của TSL Logistics
TSL đồng thời tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết cho quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng lựa chọn phương thức thực hiện tối ưu nhất dựa trên điều kiện thực tế.
Chúng tôi có đội ngũ nhân sự am hiểu sâu rộng về pháp lý và quy trình thực hiện làm thủ tục. Khách hàng được hỗ trợ 24/7 chính xác và đầy đủ về các thông tin cần thiết.
TSL làm việc trực tiếp với hải quan các bộ phận, đảm bảo hàng hóa của đối tác được thông quan nhanh chóng. Chúng tôi đảm bảo mua bảo hiểm đầy đủ cho lô hàng nhập khẩu.
Các mặt hàng TSL hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu:
- Đồ gia dụng: nồi cơm, tủ lạnh, nồi chiên không dầu,…
- Sản phẩm gia dụng: Đèn LED, quạt trần, lịch, giấy ăn,…
- Bàn ghế văn phòng, máy in, mực in,…
- Xe đạp, xe máy, phụ tùng ô tô các loại,…
- Tủ điện, dây cáp điện, máy móc cũ, xe nâng, máy xúc,…
- Than đá, nhôm, gạch ốp lát, đá granite,…
Cam kết của TSL về dịch vụ hải quan cho hàng hóa nhập khẩu
Dịch vụ làm thủ tục hàng hóa nhập khẩu từ TSL cam kết:
- Hỗ trợ giải đáp toàn bộ thắc mắc khách hàng
- Quy trình thủ tục làm việc nhanh chóng, đúng hẹn
- Đảm bảo pháp lý cho hàng hóa nhập khẩu, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ
- Bồi thường 100% giá trị hàng thất thoát, hư hại do lỗi vận chuyển
- Vận chuyển hàng hóa đến tận kho cho khách hàng
Trên đây là những chia sẻ từ TSL về quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam đồng thời là một vài khó khăn mà các doanh nghiệp mới có thể gặp phải. Mong rằng thông tin trên đã phần nào giúp ích cho các đơn vị nhập khẩu hàng hóa hiểu rõ hơn về các công việc cần thực hiện và những lưu ý cần thiết.
TSL luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ 3PL, trong đó có làm thủ tục hải quan nhập khẩu uy tín trên thị trường Việt Nam. Khách hàng có nhu cầu nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ từ những dịch vụ tốt nhất.
Thông tin liên hệ TSL Logistics:
Công ty TNHH Dịch Vụ tổng hợp Logistics
- Địa chỉ tại Hà Nội: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
- Hotline: +84 246 292 9229
- Website: https://tsl.com.vn/
- Email: info@tsl.com.vn