Cut-off time hay Closing time là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành vận chuyển xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc, bước đầu tham gia vào ngành, họ vẫn chưa hiểu chuyên sâu, cách sử dụng thuật ngữ này. Vì thế, trong bài viết này TSL cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về khái niệm, đối tượng, quy định, phân loại của Cut-off time.
Khái niệm Cut off time
Cut-off time còn có tên gọi Closing time, Deadtime, Lead time, được dịch ra trong tiếng Việt là “thời gian cắt máng”. Thuật ngữ này dùng để chỉ thời hạn cuối cùng mà người vận chuyển phải kết thúc thông quan cho hàng hóa, thanh lý container ở cảng để xếp hàng lên tàu.
Nếu lô hàng không thể thông quan, thanh lý sớm hơn thời gian cut-off time quy định thì bên hãng tàu không nhận hàng, hàng của bạn coi như bị “rớt tàu”. Bạn phải chờ vận chuyển những lô hàng “rớt tàu” theo chuyến tàu tiếp theo. Do vậy, hết sức lưu ý “thời gian cắt máng” để tránh ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển lô hàng.
Quy định của Cut off time
Thông quan hàng hóa sẽ đi kèm với việc nộp thông tin hướng dẫn vận chuyển. Theo nguyên tắc, thời hạn nộp chi tiết bill do các hãng tàu quy định.
Trong trường hợp lô hàng bên bạn bị “rớt tàu” bạn có thể xin gia hạn, kéo dài thời gian dead time, việc này tùy thuộc vào mối quan hệ của các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển (Forwarder) hay chính bạn với hãng tàu. Bên forwarder cung cấp dịch vụ vận chuyển thường có mối quan hệ tốt với hãng tàu, có thể dễ dàng xin thêm thời gian. Nếu như không thể xin kéo dài thời gian, lô hàng của bạn sẽ phải dời sang chuyến tàu sau.
Đối tượng liên quan đến Cut off time
Tìm hiểu Closing time, bạn cần lưu ý đến các đối tượng xoay quanh thuật ngữ này, dưới đây là những đối tượng liên quan đến cut-off time:
- Bên mua (người nhập khẩu) là người đặt mua lô hàng, sản phẩm;
- Bên bán (người xuất khẩu) là người sản xuất và cung cấp vật phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của bên mua;
- Công ty vận chuyển: đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng đích;
- Hải quan: hải quan của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, giữ vai trò kiểm tra thông tin, thông quan cho hàng hóa rời cảng xuất khẩu và nhập cảnh ở nước nhập khẩu;
- Nhà cung cấp vận tải đa phương thức: đa dạng phương thức vận chuyển như đường sắt, đường bộ, là bên trung gian vận chuyển hàng hóa từ kho/nhà sản xuất đến cảng và từ cảng nhập khẩu đến bên nhận
- Công ty bảo hiểm: có vai trò trang trải chi phí rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Các loại cut off time phổ biến hiện nay
Hiện nay, cut-off time được phân thành nhiều loại khác nhau, TSL mời bạn đọc cùng tìm hiểu những loại cut-off time được sử dụng phổ biến hiện nay.
Cut off S/l
Cut off S/l là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Shipping Instruction. Đây là nội dung quan trọng yêu cầu shipper gửi hàng cho hãng tàu để phát hành B/l cho shipper. Nếu shipper gửi không đúng hẹn, B/l sẽ không được hãng tàu làm kịp, gây hậu quả lô hàng không kịp thời gian vận chuyển hay chính là “rớt tàu”.
Cut off VGM
Cụm từ Cut off VGM chỉ thời hạn cuối cùng để bên xuất khẩu phải gửi phiếu cân containers đến cho hãng tàu. Cũng giống như Cut off S/l, lô hàng sẽ không được hãng tàu vận chuyển nếu người xuất khẩu không gửi giấy đúng hẹn.
Cut off Draft B/l hay Cut off Doc
Hình thức Cut off Doc yêu cầu shipper xác nhận thông tin, nội dung của B/l với bên hãng tàu. Nếu bên xuất khẩu quên đối chiếu hay xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ dùng thông tin S/l để ra vận đơn gốc. Mọi điều chỉnh, thay đổi sau vận đơn gốc đều bị tính phí.
Cut off bãi hay Cut off C/y
Cut off C/y là thời gian cuối cùng để shipper giao hàng đến nơi hạ container hàng theo quy định. Nhân viên hiện trường có trách nhiệm làm thủ tục hải quan để hoàn thiện “vào sổ tàu” khâu cuối cùng của việc thông quan hải quan hàng xuất. Trong trường hợp không hoàn thành kịp theo thời hạn, lô hàng sẽ bị “rớt tàu”.
Cần làm gì khi không kịp Cut-off time?
Hậu quả chung của việc không kịp thời gian cắt máng là lô hàng bị “rớt tàu”. Tình trạng này không hiếm gặp trong các doanh nghiệp vận tải hiện nay. Trong trường hợp này, bạn cần tìm hướng giải quyết sau:
- Trước hết, bạn cần tìm một đơn vị Forwarder, đơn vị này có mối quan hệ tốt với hãng tàu. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo đó, Forwarder sẽ liên hệ trực tiếp với bộ phận cskh bên hãng tàu, thương lượng gia hạn kéo dài thời gian Closing time, giúp bạn kịp thời hạn vận chuyển.
- Tiếp đến, bạn cần chuẩn bị hoàn thành các thủ tục sau: xin mẫu đơn lùi thời hạn Closing time có chữ ký của bên hãng tàu, gửi đơn lên bộ phận Terminal của cảng để xác nhận. Bộ phận Terminal sẽ xem xét trường hợp của bạn, nếu thuận lợi họ sẽ ghi chú lại vào sổ tàu. Nếu không kịp thời gian, hãng tàu sẽ lùi toàn bộ lô hàng của bạn sang chuyến khác và thông báo đến khách hàng để đặt với bên vận chuyển khách, tránh rủi ro cho 2 bên.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Cut-off time và kinh nghiệm xử lý khi không kịp thời hạn Closing time. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị vận chuyển quốc tế đa phương thức, hãy liên hệ ngay tới TSL qua hotline 0921 888 388. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, hàng không nội địa và quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, TSL cam kết những dịch vụ hoàn hảo nhất, chắc chắn không làm bạn thất vọng.
>>> Tham khảo thêm: Giá cước vận chuyển quốc tế