Hướng dẫn tính giá cước vận chuyển quốc tế – TSL Logistics

Cước vận chuyển quốc tế là chủ đề được ngành logistics đặc biệt quan tâm khi chứng kiến rất nhiều biến động trong những năm vừa qua. Nắm bắt được cách tính mức phí này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hoạt động giao thương sang nước ngoài. Trong bài viết sau đây, TSL sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá cước vận tải quốc tế.

Cước vận tải quốc tế là cước gì?

Cước vận tải quốc tế là chi phí mà cá nhân hay doanh nghiệp phải bỏ ra khi có nhu cầu nhập một lượng hàng hóa từ nước này sang nước khác hoặc ngược lại. Mức cước phí đã được thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng vận tải và được các bên thống nhất.

cước vận chuyển quốc tế

Về nguyên tắc chung, cách tính giá cước vận chuyển quốc tế là thỏa thuận riêng giữa các bên. Trên thực tế, cước phí vận chuyển thường dựa trên biểu giá cước có sẵn. Việc thanh toán có thể là trả trước, trả sau hoặc trả theo đợt tùy theo hợp đồng.

Bảng giá cước vận chuyển quốc tế tại TSL

TSL là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế trọn gói theo đường biển, đường hàng không và đường bộ. Hàng hóa được vận chuyển bởi TSL luôn được cam kết về bảo mật thông tin và tính an toàn. Dịch vụ vận chuyển từ TSL tối ưu về chi phí và thời gian cho khách hàng. 

Hiện tại TSL nhận vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại. Đơn giá cước vận chuyển quốc tế tại TSL như sau:

  • Cước vận chuyển với hàng nặng
Trọng lượng Đơn giá
200 – 500kg 9.000 VNĐ/kg
500 – 2000kg 8.000 VNĐ/kg
2000 – 5000kg 7.000 VNĐ/kg
Trên 5000kg Liên hệ trực tiếp
  • Cước vận chuyển với hàng cồng kềnh
Khối lượng Đơn giá
2 – 5 khối 1.500.000 VNĐ/khối
5 – 10 khối 1.400.000 VNĐ/khối
10 – 20 khối 1.300.000 VNĐ/khối
Trên 20 khối 1.200.000 VNĐ/khối

Lưu ý:

  • Bảng giá trên chưa bao gồm thuế VAT.
  • Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu có thêm phụ phí, cần hoàn thiện thêm các giấy tờ thủ tục đặc thù.

=>> Tham khảo thêm Giá cước vận tải biển quốc tế từ TSL

Cách tính giá cước vận tải quốc tế

Giá cước vận chuyển quốc tế được áp dụng cho tất cả các bên tham gia vào hợp đồng vận tải quốc tế. Điều này góp phần đảm bảo tính hài hòa về lợi ích các bên và ổn định cho thị trường. Công thức tính giá cước phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng hay thể tích hàng hóa vận chuyển.

Trọng lượng của hàng hóa được quy đổi từ thể tích của bưu kiện hàng hóa có hình hộp chữ nhật. Công thức quy đổi trọng lượng như sau:

  • Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000

Lưu ý: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao được tính theo đơn vị cm

Công thức quy đổi trọng lượng trên được áp dụng cho hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển và đường hàng không. Khi đã có được trọng lượng lô hàng, dựa trên giá cước tính theo kg, doanh nghiệp có thể biết được mức phí vận chuyển quốc tế cho lô hàng đó.

Ví dụ thực tiễn: Doanh nghiệp cần gửi một bưu kiện ra nước ngoài, đã đóng gói với chiều dài 100cm, chiều rộng 40cm và chiều cao 50cm. Bên cạnh đó trọng lượng lô hàng đóng gói là 15kg. Giá cước đơn vị vận chuyển thông báo là 2$/kg. Đầu tiên có trọng lượng quy đổi của lô hàng là: 

  • Trọng lượng = (100*40*50)/5000 = 40 (kg)

Vì trọng lượng quy đổi 40kg > trong lượng thực tế 15kg nên giá cước vận chuyển được tính theo trọng lượng quy đổi. Phí vận chuyển trong trường hợp này = 40*2 = 80$.

Tuy nhiên giá cước vận tải quốc tế ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau tùy theo công thức tính và biểu phí. Mặt khác mức phí giữa các doanh nghiệp vận tải quốc tế cũng có sự chênh lệch. Do đó bạn cần biết đơn vị nào nhận vận chuyển hàng hóa và hàng sẽ gửi tới/gửi đến quốc gia nào.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải quốc tế

Có thể thấy giá cước vận tải quốc tế biến động rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây. Cụ thể vào tháng 7/2021, chỉ số WCI ((Drewry World Container Index – giá cước vận tải container của 8 tuyến đường chính trên toàn cầu) đạt mức 8.883 USD, mức kỷ lục toàn cầu. Sang năm 2022, giá cước vận tải đã giảm tới 80% so với cùng kỳ 2021. Nhưng tới cuối năm 2023 đầu năm 2024, giá cước vận tải mà cụ thể là vận tải biển tăng đột biến do nhiều nguyên do. Điều này cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động tới cước vận chuyển toàn cầu.

Tình hình thị trường thế giới

Thị trường vận tải quốc tế biến động ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận chuyển. Đơn cử như sự kiện tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez tháng 3/2021 đã kéo theo chuỗi domino khủng hoảng ngành vận tải biển quốc tế, hệ quả là giá cước vận chuyển tăng cao kỷ lục. Hay một sự kiện bắt đầu từ cuối 2023 đến năm 2024 khi các tàu hàng đi qua biển Đỏ bị tấn công gây thiệt hại cả về người và của, khiến rất nhiều hãng tàu trên thế giới tăng chi phí vận tải cho việc thuê vệ sĩ hoặc thay đổi hải trình. Mặt khác khi thị trường ổn định đồng nghĩa với mức phí vận tải quốc tế không có biến động lớn.

cước vận chuyển quốc tế

Khối lượng hàng hóa cần vận chuyển

Các doanh nghiệp cần vận chuyển quốc tế lô hàng khối lượng ít, nhỏ lẻ hoặc rời rạc theo từng đợt thường có mức giá cước vận chuyển rất cao. Giải pháp tốt nhất là đi theo dạng ghép con với các lô nhỏ lẻ khác để tiết kiệm chi phí.

Khoảng cách vận chuyển

Khoảng cách vận chuyển giữa điểm đi và điểm đến càng xa thì mức chi phí vận chuyển càng tăng cao. Ngoài ra những điểm lấy hàng, nhận hàng khó khăn hơn thông thường cũng đòi hỏi mức phí cao hơn. Ví dụ dễ hiểu với 1 tàu hàng di chuyển tuyến châu Âu – Đông Á, nếu đi qua kênh đào Suez và biển Đỏ thì khoảng cách rút ngắn rất nhiều so với đi qua mũi Hảo Vọng, từ đó giảm đáng kể chi phí.

Loại hàng hóa vận chuyển

Những mặt hàng có điều kiện bảo quản, vận chuyển đặc biệt như thực phẩm tươi sống, hàng dễ vỡ, hàng dễ hư hỏng có thể phát sinh thêm chi phí bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo chất lượng đơn hàng. Từ đó đẩy giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao so với thông thường. 

=>>> Đọc thêm: Thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam

Cách tính giá tính thuế với vận tải quốc tế

Doanh nghiệp đang tham khảo giá tính thuế vận tải quốc tế có thể tham khảo Điểm 1.13 và 1.14 của Mục I, Phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 26/12/2008. Theo Thông tư trên:

Đối với vận tải, bốc xếp được xem là vận tải, chưa có thuế GTGT (VAT), không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, nhận bốc xếp hay thuê lại.

Các dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng trọn gói với khách hàng (ăn, ở, đi lại) thì mức giá trọn gói được xem là đã có thuế GTGT.

Các trường hợp giá trọn gói đã bao gồm chi phí máy bay vận chuyển khách từ nước ngoài về Việt Nam hoặc ngược lại cùng các chi phí ăn, ở, đi lại và một số chi phí khác, nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp thì khoản thu từ khách hàng để chi các khoản trên được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.

Hóa đơn của những cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhằm đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê, đầu tư cơ sở hạ tầng mục đích để bán, cho thuê hoặc làm dịch vụ vận tải, dịch vụ lữ hành quốc tế thì hóa đơn được lập như sau:

  • Tại dòng bán: ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng hoặc doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói chưa có thuế GTGT.
  • Tại dòng giá tính thuế GTGT: giá được xác định theo Điểm 1.8, Mục I, phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
  • Tại dòng thuế suất GTGT: giá thanh toán ghi theo quy định.

Quy định áp dụng thuế suất 0% đối với vận tải quốc tế

cước vận chuyển quốc tế

Theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, vận tải quốc tế được áp dụng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên tại Điểm c, Khoản 2, Điều 9 của thông tư này, trường hợp cước vận chuyển quốc tế được hưởng mức thuế suất 0% cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Giao dịch vận tải quốc tế cần phát sinh hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa bên thuê và bên vận chuyển theo các chặng quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, chặng ngược lại hoặc cả điểm đi và đến đều từ nước ngoài theo các hình thức phù hợp quy định pháp luật nước sở tại. Đối với vận chuyển hành khách thì hợp đồng vận chuyển là vé. 
  • Giao dịch vận tải quốc tế cần có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác, được xem như thanh toán ngân hàng. Trường hợp vận chuyển hành khách cá nhân cần có chứng từ thanh toán trực tiếp. 

Nếu không đủ cả 2 điều kiện trên, cước vận tải quốc tế phải chịu mức thuế suất là 10%. 

=>> TSL cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu trọn gói, bao phí vận chuyển quốc tế

Chứng từ khi thu cước vận chuyển, vận tải quốc tế

Điểm c, Khoản 1, Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định vận tải quốc tế bao gồm vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc cả điểm đi và đến đều không nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thức vận chuyển không phân biệt có phương tiện vận tải trực tiếp hay không có phương tiện. Trường hợp chặng vận tải nội địa nằm trong hợp đồng thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa đó.

Thủ tục thanh toán cước phí vận tải quốc tế gắn liền với hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa quốc tế. Hợp đồng được xác lập bởi bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Hợp đồng bắt buộc phải liệt kê đầy đủ các chặng quốc tế và nội địa (nếu có) đi qua.

cước vận chuyển quốc tế

Có thể hiểu chứng từ khi thu cước vận tải quốc tế là loại hóa đơn do bên vận chuyển quốc tế lập ra nhằm ghi nhận các thông tin về dịch vụ vận tải quốc tế theo quy định pháp luật. Chứng từ bao gồm vận đơn, giấy tờ gửi hàng và chứng từ vận chuyển khác tùy theo hình thức vận tải áp dụng.

Một số hình thức vận tải quốc tế phổ biến

Có 5 phương thức vận tải quốc tế phổ biến nhất là đường thủy, đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường ống.

Vận chuyển đường thủy: Bao gồm vận tải biển và vận tải thủy. Trong đó vận tải biển chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn cầu. Ưu điểm của hình thức này là giá cước thấp, năng lực vận tải rất lớn, chi phí đầu tư cho đường hàng hải thấp, thích hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa. Nhược điểm là tốc độ di chuyển tương đối thấp và cần trung gian vận chuyển hàng vào kho, với các tàu lớn chỉ có thể vào một số cảng đủ điều kiện.

Vận chuyển đường hàng không: Là ưu tiên hàng đầu khi vận chuyển các mặt hàng xa xỉ, giá trị cao, hàng khẩn cấp. Ưu điểm của phương thức này là chỉ mất chi phí xây cảng hàng không, tốc độ cao, an toàn. Nhược điểm là giá cước cao, khối lượng hàng cho 1 chuyến hàng thấp, không phù hợp với hàng hóa giá trị thấp.

Vận chuyển đường bộ: Là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay tuy nhiên lại khá hiếm gặp trong vận tải quốc tế. Hình thức vận chuyển này phù hợp với khối lượng hàng hóa nhỏ tới trung bình, khoảng cách vận chuyển ngắn và trung bình.

Vận chuyển đường sắt: Ưu điểm là năng lực vận chuyển lớn, tốc độ ổn định, phù hợp hầu hết mặt hàng, giá cước thấp. Nhược điểm là chi phí đầu tư xây dựng đường cao, kém linh hoạt.

Vận chuyển đường ống: Dành riêng cho chất lỏng như dầu, xăng; khí hóa lỏng như gas và hóa chất khác. Ưu điểm là tần suất vận chuyển liên tục, ít gặp rủi ro khi vận chuyển. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao, tốc độ vận chuyển thấp. 

=>> Đọc thêm: TOP 10 Công ty xuất nhập khẩu – Logistics hàng đầu Việt Nam

TSL vừa rồi đã hướng dẫn doanh nghiệp cách tính cước vận chuyển quốc tế thông dụng hiện nay. Doanh nghiệp lưu ý có rất nhiều yếu tố tác động đến mức phí này. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn hình thức vận chuyển quốc tế và chọn đơn vị vận chuyển uy tín, hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí.

CÔNG TNHH DỊCH VỤ TỔNG HỢP LOGISTICS

  • Địa Chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: *1688
  • Zalo: 092 188 83 88
  • Email: info@tsl.com.vn
5/5 - (2 votes)

One thought on “Hướng dẫn tính giá cước vận chuyển quốc tế – TSL Logistics

  1. Pingback: Cách tính giá cước vận tải quốc tế – TSL – Total Services Logistics

Comments are closed.