FOB là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để mô tả một điều kiện giao hàng cụ thể, giúp doanh nghiệp chọn được hình thức mua bán hàng hóa quốc tế hiệu quả. Vậy cụ thể FOB là gì? Cách tính giá FOB? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được TSL giải đáp chi tiết ngay bên dưới.
Định nghĩa về FOB
FOB là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free On Board, nghĩa là cước vận chuyển trên tàu. Đây là một điều kiện vận chuyển được quy định trong Incoterms 2020. Nó cho biết thời điểm mà người mua hoặc người bán đảm nhận quyền sở hữu và trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa được vận chuyển.
Thuật ngữ này thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế và quy định rõ việc chuyển giao quyền lợi và trách nhiệm giữa bên bán và bên mua. Nội dung của FOB quy định về việc bên bán đã hoàn thành hết trách nhiệm khi toàn bộ hàng hóa đã được xếp đủ lên boong tàu.
Giá FOB bao gồm những gì? Cách tính giá FOB
Giá FOB là giá tại cửa khẩu của quốc gia xuất khẩu, bao gồm:
- Chi phí vận chuyển ra cảng
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu
- Thuế xuất khẩu (nếu có).
Lưu ý: Giá FOB không bao gồm phí vận chuyển đường biển và chi phí trao trả bảo hiểm đường biển.
Cách tính giá FOB
Giá FOB = Giá trị đơn hàng + phí mở tờ khai ở hải quan + chi phí container + phí kẹp trì + phí kiểm dịch + chi phí xuất xứ hàng hóa (nếu khách yêu cầu)
Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng FOB
Về nghĩa vụ thanh toán
- Bên bán: Bên bán chịu trách nhiệm kiêm tả và giao hàng tại cảng. Đồng thời, cung cấp hóa đơn, chứng từ và thanh toán các chi phí liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng xuất khẩu: Chi phí kiểm tra chất lượng, cân hàng hóa,…
- Bên mua: Bên mua chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ lô hàng cũng như chịu các chi phí và nghĩa vụ thanh toán từ cảng xuất khẩu trở đi.
Hợp đồng vận chuyển và chi phí bảo hiểm
- Bên bán: Chịu mọi chi phí cũng như rủi ro nếu như xảy ra tổn thất hàng hóa trước khi hàng hóa được đưa đến cảng. Đồng thời phải cung cấp đầy đủ hồ sơ vận chuyển và hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua.
- Bên mua: Có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí vận chuyển từ cảng nước ngoài đến cảng nội địa họa kho hàng có ghi trong hợp đồng mua bán. Trong trường hợp này, bên mua không bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa.
Về vấn đề giao hàng
- Bên bán: Có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng và đưa lên tàu theo yêu cầu của bên mua. Bên cạnh đó, cần thanh toán chi phí cho lô hàng đó.
- Bên mua: Nhận quyền sở hữu hàng hóa sau khi lô hàng đã được đưa đến cảng đích.
Về quy định giấy phép và các thủ tục
- Bên bán: Hỗ trợ bên mua chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ cho việc làm các thủ tục hải quan nhập khẩu. Đồng thời chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến làm các thủ tục hải quan xuất khẩu.
- Bên mua: Chuẩn bị các giấy tờ để tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Đồng thời chi trả các chi phí làm thủ tục hải quan để lô hàng được nhập khẩu vào quốc gia của mình.
Chuyển giao rủi ro
- Rủi ro chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa vượt qua mép tàu tại cảng xuất khẩu.
Quy định về cước phí
- Bên bán: Phải chịu mọi chi phí trước khi hàng hóa được sắp xếp hết lên boong tàu, bao gồm: Chi phí vận chuyển hàng hóa, phí làm thủ tục xuất khẩu, thuế, các chi phí phát sinh khác.
- Bên mua: Phải chịu mọi chi phí sau khi hàng hóa được sắp xếp hết lên boong tàu cho đến cảng, bao gồm: Phí book tàu vận chuyển hàng, cước phí vận chuyển hàng đường biển,…
>>> Xem thêm: Cách tính giá cước vận tải biển quốc tế
Bằng chứng giao hàng
- Bên bán: Cần phải cung cấp các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc giao hàng.
- Bên mua: Cần phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng (thông thường là mã vận đơn) cho bên bán khi được yêu cầu.
Quy định kiểm tra, đóng gói và ký hiệu hàng hóa đặc biệt
- Bên bán: Chịu trách nghiệm thanh toán mọi chi phí kiểm tra, quản lý chất lượng của lô hàng. Nếu lô hàng được đóng gói theo quy cách đặc biệt thì cần phải thông báo kịp thời đến bên mua.
- Bên mua: Chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh nếu như hàng hóa bị kiểm tra bởi cơ quan hải quan bên bán.
Phân biệt FOB và CIF trong Incoterm
Trong hệ thống Incoterms, FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance, and Freight) là hai điều kiện giao hàng quan trọng, nhưng chúng có những khác biệt nhất định. Dưới đây là sự giống nhau và khác nhau giữa FOB và CIF:
Tiêu chí | FOB | CIF | |
Giống nhau |
|
||
Khác nhau | Tên gọi |
|
|
Cách khai báo |
|
|
|
Thuê tàu |
|
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro cụ thể |
|
|
Một số thuật ngữ khác liên quan
Trong điều kiện FOB Incoterms 2020 có một số thuật ngữ liên quan bạn cần biết. Cụ thể:
FOB Shipping Point – FOB tại điểm giao hàng
FOB Shipping Point là một thuật ngữ dùng để mô tả điều kiện giao hàng trong Incoterms 2020, trong đó rủi ro và trách nhiệm chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa vượt qua mép tàu tại điểm giao hàng.
Bên mua chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển quốc nội và quốc tế từ điểm giao hàng. Trong khi đó, bên bán không phải chịu trách nhiệm nào.
FOB Destination – FOB tại điểm đến
FOB Destination là một điều kiện giao hàng trong Incoterms 2020, trong đó rủi ro và trách nhiệm chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa đến địa điểm đích được chỉ định.
Bên bán chịu trách nhiệm và chi phí cho việc vận chuyển quốc nội và quốc tế đến địa điểm đích. Rủi ro chuyển giao tại điểm đến.
Như vậy, TSL đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về điều kiện FOB trong Incoterms 2020. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ FOB là gì? Nếu bạn muốn tìm kiếm đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín hay cần hỗ trợ ủy thác xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay cho TSL để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.