Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp sẽ cần thiết với doanh nghiệp hoạt động trong ngành hóa chất, đặc biệt khi liên quan đến các nguyên liệu có khả năng bị lạm dụng hoặc kiểm soát chặt chẽ. Việc không tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý không chỉ gây chậm trễ trong chuỗi cung ứng, mà còn có thể dẫn đến các chế tài xử phạt nghiêm trọng từ cơ quan chức năng. Trong bài viết này, hãy cùng TSL Logistics tìm hiểu chi tiết quy trình, thủ tục, hồ sơ cũng như các lưu ý quan trọng để xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp một cách nhanh chóng.
Tiền chất công nghiệp là gì
Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, tiền hóa chất được hiểu là các nguyên liệu, dung môi hoặc chất dung tác có thể dùng để sản xuất trong công nghiệp công nghiệp. Tuy nhiên, chúng còn được dùng để sản xuất chế tạo những sản phẩm vi phạm pháp luật. Đây là lý do vì sao việc kiểm soát, sử dụng và kinh doanh tiền chất công nghiệp luôn được đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
Tiền chất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính dựa trên mức độ nguy cơ và khả năng bị lạm dụng:
- Nhóm 1: Bao gồm các tiền chất có vai trò trực tiếp trong việc tổng hợp chất ma túy, thường là các hóa chất có hoạt tính cao, dễ chuyển hóa.
- Nhóm 2: Gồm các hóa chất được sử dụng chủ yếu làm chất phản ứng hoặc dung môi, có vai trò hỗ trợ trong quy trình sản xuất chất ma túy.
Tại sao cần xin giấy phép nhập khẩu chi mặt hàng tiền chất công nghiệp
Đảm bảo an toàn và tránh bị lạm dụng
Các tiền chất công nghiệp thường có giá trị ứng dụng cao trong công nghiệp, nghiên cứu, phân tích, vừa có nguy cơ bị chuyển hóa thành các chất gây nghiện hoặc ma túy tổng hợp. Khi không được kiểm soát đúng mức, chúng có thể bị lợi dụng bởi các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân vi phạm pháp luật.
Do đó, việc bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp giúp đảm bảo chỉ các tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất và tuân thủ quy định mới được phép sử dụng những loại hóa chất nhạy cảm này.
Tránh các vấn đề pháp lý
Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình xin cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất, hoặc tiến hành nhập khẩu mà không có giấy phép hợp lệ rất dễ gặp phải các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Theo quy định hiện hành, hành vi nhập khẩu trái phép tiền chất công nghiệp có thể bị xử phạt hành chính ở mức cao, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Vì vậy, tuân thủ quy trình xin giấy phép nhập khẩu hóa chất có điều kiện chính là biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý
Danh mục tiền chất phải xin giấy phép nhập khẩu
Tham khảo danh mục dưới đây để biết được tiền chất công nghiệp định nhập khẩu thuộc nhóm nào.
Tên hóa chất tiếng Việt | Tên hóa chất tiếng Anh | Mã HS | Mã số CAS |
1 – phenyl – 2 – propanon | 1 – phenyl – 2 – propanone | 29143100 | 103-79-7 |
Axetic anhydrit | Acetic anhydride | 29152400 | 108-24-7 |
Axit Anthranilic | Anthranilic acid | 29224300 | 118-92-3 |
Axit lysergic | Lysergic acid | 29396300 | 82-59-6 |
Axit phenyl axetic | Phenylacetic acid | 29163400 | 103-82-2 |
Axit N – acetyl anthranilic | N – acetylanthranilic acid | 29242300 | 89-52-1 |
Alpha-phenyl acetoacetonitril (APAAN) | Alpha-phenyl acetoacetonitrile (APAAN) | 29269000 | 4468-48-8 |
Gamma-butyro lacton (GBL) | Gamma-butyro lactone (GBL) | 29322050 | 96-48-0 |
Isosafrol | Isosafrole | 29391100 | 120-58-1 |
Piperonal | Piperonal | 29329300 | 120-57-0 |
Piperonyl methyl keton | Piperonyl methyl ketone | 29329200 | 4676-39-5 |
Safrol | Safrole | 29329400 | 94-59-7 |
Tinh dầu hay bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrol, Isosafrol | Essential oil or any mixture containing Safrole, Isosafrole |
Tên hóa chất tiếng Việt | Tên hóa chất tiếng Anh | Mã số HS | Mã số CAS |
Axit axetic | Acetic acid | 29152100 | 64-19-7 |
Axit clohydric | Hydrochloric acid | 28061000 | 7647-01-0 |
Axit formic | Formic Acid | 29151100 | 64-18-6 |
Axit sunfuric | Sulfuric acid | 2807.00.00 | 7664-93-9 |
Axit tartaric | Tartaric acid | 2918.12.00 | 526-83-0 |
Axeton | Acetone | 29141100 | 67-64-1 |
Acetyl clorid | Acetyl chloride | 29159070 | 75-36-5 |
Amoni format | Ammonium formate | 29151200 | 540-69-2 |
Benzadehyd | Benzaldehyde | 29122100 | 100-52-7 |
Benzyl xyanid | Benzyl cyanide | 29269095 | 140-29-4 |
Diethylamin | Diethylamine | 29211950 | 109-89-7 |
Diethyl ete | Diethyl ether | 29091100 | 60-29-7 |
Etylen diaxetat | Ethylene diacetate | 29153900 | 111-55-7 |
Formamit | Formamide | 29241900 | 75-12-7 |
Kali pemanganat | Potassium permanganate | 28416100 | 7722-64-7 |
Metyl etyl xeton | Methyl ethyl ketone | 29141200 | 78-93-3 |
Methylamin | Methylamine | 29211100 | 74-89-5 |
Nitroethan | Nitroethane | 290420 | 79-24-3 |
Piperidin | Piperidine | 29333290 | 110-89-4 |
Toluen | Toluene | 29023000 | 108-88-3 |
Thionyl clorid | Thionyl chloride | 28121095 | 7719-09-07 |
Hồ sơ cần có khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Để đảm bảo quá trình nhập khẩu tiền chất công nghiệp diễn ra đúng quy định pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo hướng dẫn tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
Thành phần hồ sơ bao gồm một số loại giấy tờ bắt buộc:
- Văn bản đề nghị cấp phép theo mẫu quy định của Bộ Công Thương. Đây là tài liệu đầu tiên cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu các tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Nhóm 2 hoặc Nhóm 3, tùy theo đặc tính hóa học và mục đích sử dụng của từng loại.
- Ngoài ra, doanh nghiệp lần đầu thực hiện hoạt động nhập khẩu phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có ngành nghề phù hợp với hoạt động hóa chất hoặc sản xuất
- Hợp đồng ngoại thương hoặc các tài liệu tương đương như: thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ thương mại, hoặc hóa đơn mua hàng. Các tài liệu này cần ghi rõ tên tiền chất, số lượng, đơn vị tính và thông tin đối tác nước ngoài để minh chứng cho tính minh bạch của giao dịch.
- Báo cáo tình hình sử dụng tiền chất công nghiệp theo giấy phép gần nhất, đặc biệt áp dụng với các tiền chất thuộc Nhóm 1 – có mức kiểm soát nghiêm ngặt hơn
Quy trình làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Để đảm bảo hồ sơ hợp lệ, quy trình diễn ra thuận lợi và đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp cần nắm rõ các bước thực hiện theo đúng hướng dẫn .
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo quy định. Hồ sơ này bao gồm các giấy tờ pháp lý như: văn bản đề nghị cấp phép, hợp đồng ngoại thương, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo sử dụng tiền chất (nếu có), cùng các tài liệu liên quan đến năng lực bảo quản, vận chuyển và sử dụng tiền chất. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương, tùy thuộc vào loại tiền chất và thẩm quyền giải quyết cụ thể.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý và đầy đủ của từng tài liệu. Việc này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng đúng điều kiện về pháp nhân, mục đích nhập khẩu hợp pháp và loại tiền chất phù hợp với danh mục được phép nhập khẩu. Trong trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc sai sót, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu bổ sung, sửa đổi trong thời gian quy định để tránh bị từ chối cấp phép.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định chi tiết. Quá trình này thường bao gồm việc đánh giá năng lực kỹ thuật và an toàn của doanh nghiệp trong việc lưu trữ, sử dụng tiền chất công nghiệp. Đồng thời, họ có thể kiểm tra thực địa cơ sở sản xuất, kho chứa hoặc hệ thống kiểm soát hóa chất của doanh nghiệp để xác minh điều kiện bảo đảm an toàn hóa chất theo đúng quy định pháp luật.
Bước 4: Cấp Giấy phép
Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Thời gian giải quyết thông thường dao động từ 10 đến 20 ngày làm việc, tùy thuộc vào tính chất của tiền chất, mức độ phức tạp của hồ sơ và tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước. Giấy phép này có thời hạn sử dụng cụ thể, được ghi rõ trên văn bản cấp phép.
Bước 5: Nhận Giấy phép
Doanh nghiệp có thể nhận giấy phép trực tiếp tại cơ quan cấp phép hoặc thông qua hệ thống trả kết quả điện tử nếu đăng ký nộp hồ sơ online. Sau khi có giấy phép trong tay, doanh nghiệp sẽ sử dụng giấy tờ này để tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu tiền chất thông qua hệ thống VNACCS/VCIS, hoàn tất quy trình pháp lý cho lô hàng.
Thời gian cấp phép và thời hạn của giấy phép
Theo quy định trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền (thường là Cục Hóa chất – Bộ Công Thương) sẽ tiến hành kiểm tra và cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản phản hồi bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép sẽ như sau:
- Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1 (loại có khả năng chuyển hóa thành chất ma túy cao), giấy phép chỉ cấp cho từng lô hàng riêng biệt và có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký.
- Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, mặc dù mức độ kiểm soát nhẹ hơn, giấy phép cũng chỉ có giá trị tối đa 6 tháng kể từ ngày cấp.
Lệ phí cấp phép
Mức lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp hiện nay thường được quy định rất chi tiết. Thường là 200.000 đồng cho một lần cấp và 100.000 đồng nếu cần sửa đổi. Tùy vào từng loại tiền chất công nghiệp thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2, cũng như khối lượng và đặc tính hóa chất trong danh mục quản lý, lệ phí xin giấy phép nhập khẩu sẽ có sự điều chỉnh tương ứng.
Xử lý vi phạm khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Theo quy định pháp luật liên quan đến quản lý hóa chất và tiền chất công nghiệp, doanh nghiệp vi phạm quy định về nhập khẩu tiền chất sẽ phải đối diện với những rủi ro sau:
- Xử phạt hành chính: Các hành vi bị xử phạt phổ biến bao gồm: nhập khẩu tiền chất công nghiệp mà không có giấy phép hợp lệ, kê khai sai mục đích sử dụng, vi phạm quy chuẩn về bảo quản hoặc vận chuyển tiền chất nguy hiểm sẽ bị xử phạt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Những vi phạm này không chỉ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng tài chính mà còn gây trì trệ trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đình chỉ, thu hồi Giấy phép: Trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không khắc phục, hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực chuyên trách hay an toàn hóa chất, cơ quan quản lý có thể tiến hành thu hồi Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp đã cấp.
- Xử lý hình sự: Nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, có yếu tố gian lận như làm giả hồ sơ xin cấp phép, che giấu thông tin về mục đích sử dụng tiền chất cơ quan chức năng sẽ tiến hành chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét trách nhiệm hình sự. Khi đó, không chỉ đối mặt với án phạt tù, doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ bị cấm tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp trong thời hạn dài hoặc vĩnh viễn.
Bạn thấy đấy việc xin giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp khá khó khăn, đặc biệt với những người không có kinh nghiệm. Do đó bạn nên sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của TSL, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn dịch vụ trọn gói từ việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với hải quan, xin giấy phép đến vận chuyển hàng hóa về kho. Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với TSL qua hotline *1688 nhé.