Cập nhật: Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất

Theo Nghị định 1357/QĐ-TCHQ thay thế công văn 2765/TCHQ-GSQL có hiệu lực chính thức từ ngày 1/06/2021, bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới được ban hành. Thông qua bảng mã, người dùng xác định mã loại hình đúng để khai báo trên phần mềm Vnaccs. Bài viết cung cấp đến bạn bảng mã loại hình xuất nhập khẩu, cùng tìm hiểu và lựa chọn mã loại hình đúng, phù hợp với hàng hóa.

Mã loại hình là gì?

Mã loại hình là nội dung quan trọng trong tờ khai hải quan phân loại loại hình kinh doanh và nhiều chỉ tiêu khác trong tờ khai. Khi điền tờ khai hải quan, mã loại hình xuất hiện ngay phần đầu.

mã loại hình trong xuất nhập khẩu

Nếu những lô hàng đơn giản xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường thì đơn giản, nhưng với những loại hình khác bạn rất dễ nhầm lẫn, lúng túng nếu không tra cứu kỹ, dẫn đến hủy hoặc sửa tờ khai hải quan. Vì thế, để xác định mã loại hình xuất nhập khẩu cần dựa vào hai yếu tố:

  • Mục đích xuất khẩu và nhập khẩu của lô hàng
  • Loại hình doanh nghiệp

Tổng hợp bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay

Mã xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh

STT Mã loại hình Tên

Hướng dẫn sử dụng

Khai kết hợp

1 A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng Trường hợp sử dụng: doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, hàng kinh doanh
2 B11 Xuất kinh doanh Hai trường hợp được sử dụng:

  • Doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu vực phi thuế quan. doanh nghiệp chế xuất, xuất khẩu tại chỗ theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài trên hợp đồng quy ước.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả Doanh nghiệp chế xuất) kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc trong nước.

X

 

Mã loại hình theo xuất khẩu, nhập khẩu gia công, thủ công

 

STT Mã loại hình Tên Hướng dẫn sử dụng Khai kết hợp
1 E11 Nhập nguyên liệu từ Doanh nghiệp chế xuất tại nước ngoài Khi doanh nghiệp chế xuất nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài  để gia công, sản xuất X
2 E13 Nhập khẩu hàng hóa khác vào doanh nghiệp chế xuất Sử dụng trong trường hợp Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu để tạo tài sản cố định. X
3 E15 Nhập từ nội địa nguyên liệu, vật tư của Doanh nghiệp chế xuất Khi doanh nghiệp chế xuất nhập từ nội địa nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công
4 E21 Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương gia, doanh nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:

  • khi doanh nghiệp nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp nhập khẩu theo yêu cầu của bên đặt gia công.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu với mục đích cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không xuất cảnh.

X

 

Mã loại hình sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài

STT Mã loại hình Tên Hướng dẫn sử dụng Khai kết hợp Ghi chú
1 E11 Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài Được dùng khi doanh nghiệp chế xuất nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để gia công, sản xuất. X
2 E31 Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Dùng để nhập nguyên liệu vào mục đích sản xuất và xuất khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất. X
3 E42 Xuất khẩu sản phẩm từ Doanh nghiệp chế xuất Dùng khi xuất khẩu sản phẩm từ doanh nghiệp chế xuất ra nước ngoài X Khi xuất vào nội địa phải khai báo các chỉ tiêu thông tin xuất nhập khẩu tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế, chỉ tiêu số quản lý nội bộ
4 E62 Xuất khẩu sản phẩm sản xuất Dùng để xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nội địa ra nước ngoài X Khi xuất vào nội địa phải khai báo các chỉ tiêu thông tin xuất nhập khẩu tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế, chỉ tiêu số quản lý nội bộ

Mã loại hình xuất nhập kho ngoại quan: A12, E11

 

STT Mã loại hình Tên Hướng dẫn sử dụng Khai kết hợp
1 A12 Nhập kinh doanh sản xuất Trường hợp sử dụng: khi doanh nghiệp Việt Nam nhập máy móc, nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước
2 E11 Nhập nguyên liệu từ Doanh nghiệp chế xuất ở nước ngoài Sử dụng khi doanh nghiệp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để gia công, sản xuất

X

 

Một số mã loại hình xuất nhập khẩu khác

H11: mã loại hình xuất nhập khẩu- phi mậu dịch. Mã H11 sử dụng cho các loại hàng nhập khẩu khác. Danh mục hàng nhập khẩu bao gồm:

  • Quà biếu, tặng từ nước ngoài gửi về Việt Nam;
  • Đây là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
  • Hàng hóa với mục đích viện trợ, nhân đạo;
  • Hành lý của người nhập cảnh gửi theo vận đơn;
  • Hàng hóa nhập khẩu được phép kinh doanh tại chợ biên giới của thương nhân nước ngoài.

Mã loại hình nhập khẩu A42 dùng để thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các hình thức khác, ngoại trừ tạm nhập. Mã loại hình A42 dùng trong trường hợp:

  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế và ưu đãi thuế (gồm cả hạn ngạch thuế quan), sau đó thay đổi mục đích dùng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, ngoại trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất khẩu;
  • Doanh nghiệp quá hạn xuất khẩu tại chỗ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu nhưng chưa thông báo cho cơ quan hải quan thông tin trên tờ khai nhập khẩu tại chỗ.

Trên đây là tổng hợp bảng mã loại hình xuất nhập khẩu theo từng loại hình. Hi vọng bài viết giúp bạn nắm bắt được thông tin tất cả các mã loại hình xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay để kê khai chính xác trong tờ khai hải quan.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế chất lượng, chuyên nghiệp, liên hệ ngay với TSL qua hotline 092 188 83 88 để được tư vấn chi tiết nhé!

Đánh giá