Báo cáo quyết toán hải quan là gì ? Lưu ý khi thực hiện khai báo quyết toán

Báo cáo quyết toán là một phần không thể thiếu, quyết định việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên vật liệu. Hôm nay TSL sẽ gửi đến bạn bài viết chi tiết về báo cáo quyết toán hải quan bao gồm các quy định có liên quan, lưu ý và quy trình thực hiện. Bạn hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin nhé, điều này sẽ giúp bạn làm báo cáo nhanh chóng, dễ dàng hơn và giảm các sai sót có thể mắc phải. 

Báo cáo quyết toán hải quan là gì

Báo cáo quyết toán hải quan là gì ? Lưu ý khi thực hiện báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán hải quan ( tên tiếng anh Customs yearly report ) là một bảng báo cáo do cơ quan hải quan quản lý. Dùng để khai báo về việc sử dụng các nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, gia công và chế xuất. Hiểu đơn giản thì báo cáo quyết toán hải quan là khâu báo cáo, giải trình của doanh nghiệp cho cơ quan hải quan để được hưởng quyền lợi miễn, giảm thuế nhập khẩu cho các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, chế xuất,… 

Các quy định có liên về việc làm báo cáo quyết toán hải quan

Về quy định có liên đến báo cáo quyết toán hải quan bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật dưới đây

  • Điều 60 Luật hải quan 2014
  • Điều 36, 37, 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ( Sửa đổi bổ sung tại Nghị Định 59/2018/NĐ-CP )
  • Điều 55, 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 ( Sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC )
  • Điều 10, 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 10/09/2016

Đây là các quy định có liên quan đến việc làm báo cáo quyết toán hải quan, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

Lưu ý khi thực hiện báo cáo quyết toán hải quan

Lưu ý khi thực hiện báo cáo quyết toán hải quan

Căn cứ vào những văn bản pháp luật hiện hành và kinh nghiệm thì TSL sẽ gửi tới bạn các lưu ý quan trọng khi thực hiện làm báo cáo quyết toán hải quan cho doanh nghiệp.

  • Cần nộp báo cáo quyết toán hải quan đúng thời hạn. Chậm nhất là 90 ngày từ khi kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu
  • Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán thì cần sửa đổi và nộp lại trong vòng 60 ngày nhưng cần trước thời hạn cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra 
  • Nếu như nộp báo cáo quyết toán chậm sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy vào cá nhân hay tổ chức mà mức phạt cao nhất là 5 triệu
  • Nội dung báo cáo quyết toán được thực hiện theo ba mẫu sau: Mẫu 15: Nhập xuất tồn nguyên liệu, Mẫu 15a: Nhập xuất tồn thành phẩm, Mẫu 16: Nhập xuất thực tế.
  • Các loại hình doanh nghiệp cần phải thực hiện báo cáo quyết toán là tổ chức,cá nhân thực hiện nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất hàng hóa xuất khẩu; tổ chức, cá nhân gia công với cá nhân, tổ chức nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất 
  • Việc làm báo cáo quyết toán hải quan rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệm thì không nên tự thực hiện công việc này. 

Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo quyết toán hải quan

Các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa sau đó xuất khẩu sang các nước khác thì các nguyên liệu, vật tư tạo ra hàng hóa đó sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Và khi nhập khẩu các nguyên vật liệu để đảm bảo nó được sử dụng đúng với mục đích sản xuất xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải thực hiện báo cáo quyết toán để cơ quan hải quan có thể kiểm soát được nguyên vật liệu. 

Quy trình thực hiện khai báo quyết toán hải quan

Quy trình thực hiện khai báo quyết toán hải quan

Việc thực hiện báo cáo quyết toán cho hải quan có rất nhiều khâu và quy trình khác nhau, nhưng để bạn dễ hiểu và có thể tham khảo thông tin nhanh chóng thì TSL sẽ tóm tắt quy trình thực hiện báo cáo quyết toán thành 3 bước dưới đây:

Bước 1 Tổng hợp số liệu

Đầu tiên bạn cần tổng hợp lại tất cả các số liệu có liên quan để lập báo cáo quyết toán như nguyên vật liệu tồn, nguyên vật liệu thực tế, thành phẩm, chi phí, hàng hóa xuất nhập khẩu,… Thông thường việc này sẽ mất nhiều thời gian nhất vì dữ liệu cần thống kê lớn và cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận khác nhau. 

Bước 2 Thống kê dữ liệu lên mẫu báo cáo

Tiếp đến bạn sẽ cần cấp nhập dữ liệu theo quy định tại các mẩu số 15, 15a cho các nguyên vật liệu và thành phẩm nhập xuất tồn. Lưu ý đây là bước dễ mắc sai sót do đó bước này cần những người có kinh nghiệm thực hiện. 

Bước 3 Thực hiện khai báo 

Cuối cùng là bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và mẫu báo cáo để khai báo với cơ quan hải quan. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm: Chứng từ nhập khẩu nguyên liệu, định mức, tờ khai hải quan, phiếu nhập xuất kho, báo cáo tài chính, chứng từ chứng minh xử lý các vật liệu dư thừa khi kết thúc năm tài chính,… 

Sau khi đã nộp bộ hồ sơ nói trên cùng với các mẫu báo cáo quyết toàn theo quy định chi cơ quan hải quan thì bạn chỉ cần chờ nhận kết quả phê duyệt là hoàn thành quy trình khi báo quyết toán hải quan rồi. 

Các vấn đề thường gặp khi thực hiện báo cáo quyết toán hải quan

Như chúng tôi đã có nói đến ở trên việc thực hiện khai báo quyết toán hải quan rất phức tạp 

  • Có sự khác nhau giữa số liệu về nguyên liệu, thành phẩm trên số sách kế toán và hồ sơ hải quan
  • Vì việc lập báo cáo quyết toán dựa trên lượng dữ liệu lớn nên nếu như các bộ phận của doanh nghiệp thiếu đi sự phối hợp, chia sẻ thông tin cho nhau thì sẽ xảy ra các sai sót khi thực hiện báo cáo.
  • Người thực hiện khai báo quyết toán thiếu kinh nghiệm là một trong những vấn đề thường gặp ở những doanh nghiệp mới thành lập. Điều này quá trình thực hiện quyết toàn mất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót hơn.
  • Quá trình xử lý phế liệu, phế phẩm không đúng quy định của pháp luật, không được khai báo dễ gây chênh lệch số liệu thực tế
  • Định mức sử dụng chưa sát với định mức thực tế
  • Việc quản lý nhập khẩu nguyên vật liệu, tiêu thụ nguyên vật liệu không được quản lý chi tiết hoặc sai quy định.

Các biện pháp xử lý tình trạng sai lệch số liệu trên báo cáo quyết toán 

Các biện pháp xử lý tình trạng sai lệch số liệu trên báo cáo quyết toán 

Cách xác định sai số nhanh chóng khi làm báo cáo quyết toàn

  • NVL xuất trong kỳ tạo ra TP = NVL tồn đầu kỳ + NVL ở trong sản xuất đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ – NVL trong sản xuất cuối kỳ – NVL tồn kho cuối kỳ
  • ( TP tồn cuối kỳ + TP xuất trong kỳ – TP tồn đầu kỳ ) x định mức thực tế = NVL tồn đầu kỳ + NVL ở trong sản xuất đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ – NVL trong sản xuất cuối kỳ – NVL tồn kho cuối kỳ

Nếu như bạn đã điền xong các mẫu theo quy định thì có thể kiểm tra lại theo công thức trên. Trường hợp số liệu không khớp tức là bạn đang sai ở đâu đó. Dưới đây là một số biện pháp xử lý tình trạng sai lệch số liệu khi làm báo cáo quyết toán hải quan. 

  • Thường xuyên kiểm tra, ghi chép đầy đủ các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nếu có sai sót có thể tìm ra nguyên nhân sớm nhất và có biện pháp khắc phục sớm nhất.
  • Cần cập nhật các quy định mới nhất có liên quan về việc làm báo cáo quyết toàn. Điều này giúp bạn nắm được các quy định sớm nhất từ đó có thể tránh sai sót khi thực hiện.
  • Các bộ phận trong doanh nghiệp phải có sự trao đổi thông tin để có thể xây dựng một định mức phù hợp với tình hình thực tế.
  • Tài liệu dùng để giải trình, chứng minh hoạt động sản xuất cần được chuẩn bị và lưu trữ cẩn thận

Trên đây là bài viết về làm báo cáo quyết toán hải quan mà TSL muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Công việc làm báo cáo quyết toán mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Nếu như bạn là người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc này còn khó khăn hơn rất nhiều. Do đó bạn nên sử dụng dịch vụ hải quan của TSL chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí khi có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu. Làm báo cáo quyết toán cho hải quan là một trong những thế mạnh của TSL, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn dịch vụ chất lượng và tận tâm nhất. Nếu bạn cần đến dịch vụ hải quan uy tín giá tốt hãy liên hệ với TSL qua hotline: 0921 888 388 – *1688 để nhận được tư vấn cụ thể hơn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)