FCA là một điều khoản trong Incoterm 2010, quy định cụ thể trách nhiệm của bên mua và bên bán trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Việc nắm rõ các nội dung quy định trong FCA đảm bảo quyền lợi của hai bên, tránh những rủi ro phát sinh. Cùng TSL tìm hiểu chi phí các về FCA Incoterms trong bài viết dưới đây.
FCA là gì?
FCA – Free Carrier, nghĩa là Giao hàng cho người chuyên chở, là một thuật ngữ thường được sử dụng trong thương mại quốc tế, thuộc nhóm F trong 11 điều khoản Incoterm 2010. FCA quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua.
Nội dung quy định trong FCA Incoterm
Theo FCA, người bán hay người xuất khẩu chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên phương tiện chuyên chở tại vị trí đã xác định (bến cảng hoặc nhà xe của đơn vị vận tải). Trong khi đó người mua có trách nhiệm tìm đơn vị vận tải để vận chuyển lô hàng.
Địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán hay tại các cảng, sân bay, kho ngoại quan,…
Sau khi bên bán giao hàng, rủi ro sẽ được chuyển sang cho người chuyên chở thứ nhất.
Dưới đây là 2 nội dung quan trọng trong FCA Incoterm doanh nghiệp cần lưu ý:
Việc bốc – dỡ hàng hóa
Dù giao hàng tại cảng biển hay sân bay thì người bán cũng đều chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán. Còn người mua chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên tàu hay máy bay (trả phí THC đầu bốc).
Hai bên bán và mua phải rất chú ý mục này khi chào giá/thương thảo giá hàng bán vì đã có nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đôi bên. Vì các hàng tàu thường sẽ chào giá cước theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán cần nhắc nhở để người mua hiểu và chịu phí ngay từ đầu. Nếu có thỏa thuận khác đi phai nêu rõ trước khi ký kết hợp đồng.
Việc chuyển giao rủi ro
Người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa khi hàng đã được giao cho người vận tải. Cụ thể:
Nếu giao hàng tại xưởng người bán: Người bán chịu trách nhiệm bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Nếu giao hàng tại sân bay cho các hãng bay mà người mua thuê: Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho của hãng bay do người mua thuê là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không phải chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này.
Nếu giao hàng tại cảng biển:
- Trường hợp hàng đóng trong container/sử dụng tàu Liner: Người bán chỉ cần chở hàng đến các ICD (nơi tập kết, lưu trữ container của hãng tàu) mà hãng tàu đã chỉ định là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Người bán không phải chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi container tại ICD này. Trường hợp mất hàng trong ICD này hay có bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường vận chuyển hàng từ ICD này đến cảng bốc sẽ do người mua chịu.
- Trường hợp hàng không đóng trong container/sử dụng tàu Liner: Thông thường, hàng không đóng trong container/sử dụng tàu Liner sẽ giao hàng ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính. Lúc này, người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở mép cảng/cầu cảng là hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong FCA Incoterm
Theo các quy định đã nêu rõ trong hợp đồng FCA, bên bán hay bên xuất khẩu phải thanh toán các chi phí cho việc sản xuất, kiểm định chất lượng hàng hóa, đóng gói hàng hóa và dán nhãn cho lô hàng. Bên bán cũng có trách nhiệm vận chuyển lô hàng đến cảng hoặc đến nơi bên mua đã chỉ định để xếp hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.
Cụ thể, hợp đồng FCA Incoterm quy định chi phí thuộc bên bán và bên mua như sau:
Trách nhiệm của bên bán | Trách nhiệm của bên mua |
|
|
>>> Tham khảo thêm: Giá cước vận chuyển quốc tế
Đánh giá ưu nhược điểm của FCA
Ưu điểm:
- Bên bán có cơ hội để thỏa thuận mức giá bán tốt hơn do trách nhiệm của họ trong điều kiện FCA cao hơn, chịu thêm không ít khoản phí phát sinh và phải hoàn thiện mọi thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Chưa kể người bán chi bàn giao trách nhiệm chịu rủi ro khi hàng được giao cho đơn vị vận chuyển mà bên mua chỉ định.
- Bên mua không cần quá bận tâm để chuẩn bị thủ tục thông quan hàng hóa bởi các thủ tục phiền phức sẽ do người bán thực hiện nhanh chóng thông qua sự am hiểu quy định xuất nhập khẩu địa phương. Người mua chỉ cần thuê đơn vị vận chuyển và lựa chọn thời điểm, địa điểm giao hàng phù hợp.
Nhược điểm
- Bên mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng, tự gánh các rủi ro về sau trong quá trình vận chuyển khi bên bán chấm dứt trách nhiệm khi bàn giao hàng hóa đã thông quan.
- Bên mua cần có kinh nghiệm trong hoạt động mua hàng quốc tế và tìm kiếm đơn vị vận tải.
Bảo hiểm hóa trong hợp FCA Incoterms
Theo các quy định trong điều kiện FCA Incoterms, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro, bên có đoạn rủi ro dài hơn được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng.
Trong trường hợp này, khuyến khích bên mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Trên đây là các thông tin về FCA Incoterms và các quy định về trách nhiệm của 2 bên mua và bán trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp hay các bên tham gia thương mại quốc tế nắm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giao nhận hàng hóa quốc tế. Từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Nếu bạn cần hỗ trợ triển khai các hoạt động trong khâu xuất nhập khẩu hàng hóa có thể tham khảo dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói tại TSL. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, am hiểu mọi thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu sẽ giúp lô hàng của bạn vận chuyển an toàn và thông quan nhanh chóng. Giảm thiểu chi phí và rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.
>>> Quý khách cần tư vấn chi tiết về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, vui lòng gọi tới hotline 092 188 83 88