Đối với các sản phẩm như máy sấy tóc, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy hút bụi hay tủ lạnh, giấy chứng nhận hợp quy là minh chứng cho việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng. Bài viết này TSL sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách làm thủ tục cấp chứng nhận hợp quy cho các thiết bị điện, điện tử gia dụng nhé.
Thế nào là chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng
Chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng là quá trình bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó các sản phẩm điện, điện tử thuộc danh mục quy định phải được đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cụ thể là QCVN 4:2009/BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc chứng nhận này nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm khi đưa ra thị trường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, an toàn trong sử dụng và không gây nhiễu điện từ cho các thiết bị xung quanh. Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị điện gia dụng thường có hiệu lực trong 3 năm, nên trong khoảng thời gian này doanh nghiệp không cần làm chứng nhận cho sản phẩm đó nữa.
Về cơ bản, chứng nhận hợp quy là việc doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị điện, điện tử đăng ký đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thông qua một tổ chức chứng nhận được chỉ định. Sau khi hoàn tất đánh giá, sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy, là căn cứ pháp lý để công bố hợp quy và lưu hành trên thị trường.
Ví dụ, nếu bạn đang nhập khẩu máy lạnh, nồi cơm điện hay tủ lạnh từ nước ngoài về phân phối tại Việt Nam, các sản phẩm này thường thuộc nhóm thiết bị điện tử gia dụng có tần số hoạt động cao, nên sẽ bắt buộc phải được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định, sau đó chứng nhận phù hợp theo quy chuẩn quốc gia..
Tổng hợp các thiết bị điện, điện tử gia dụng cần làm chứng nhận hợp quy
Căn cứ theo quy định của Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN và Quyết định 2711/QĐ-BKHCN 30/12/2022 chúng ta biết được hầu hết thiết bị điện tử gia dụng hiện này đều thuộc Bộ Khoa học và cần phải xin chứng nhận hợp quy. Cụ thể các thiết bị đó sẽ là:
- Các sản phẩm điện, điện tử
- Lò vi sóng
- Nồi cơm điện
- Bàn là điện
- Máy sấy khô tay
- Lò nướng điện, vỉ nướng điện
- Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
- Xăng
- Nhiên liệu điêzen
- Đồ chơi trẻ em
- Quạt điện
Tại sao cần làm phải là chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng
Việc thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng không chỉ là một yêu cầu pháp lý, mà còn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp.
Đây là quy định bắt buộc
Theo quy định mọi thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc danh mục quản lý bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy trước khi mang ra thị trường. Quy định này nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, hạn chế các thiết bị kém chất lượng có thể gây nguy hiểm như rò rỉ điện, cháy nổ hoặc ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong cùng hệ thống điện. Việc không thực hiện chứng nhận hợp quy có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, thu hồi sản phẩm hoặc cấm lưu thông sản phẩm vi phạm.
Nâng cao uy tín doanh nghiệp
Thực hiện chứng nhận hợp quy không chỉ là “giấy thông hành” về mặt pháp lý, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng và đối tác kinh doanh. Doanh nghiệp có sản phẩm đã được dán dấu hợp quy (CR) sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của mình đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn điện, tính tương thích điện từ và mức độ phát xạ điện từ, qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
Đối với người sử dụng cuối cùng, chứng nhận hợp quy là bảo chứng cho an toàn sử dụng. Các thiết bị như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện,… nếu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật có thể gây rủi ro lớn như điện giật, cháy nổ hoặc ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác. Khi một sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng, tính năng kỹ thuật và mức độ an toàn của sản phẩm đó trong suốt quá trình sử dụng.
Quy trình làm chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng
Dưới đây là quy trình chi tiết mà doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu cần nắm rõ để thực hiện đúng quy định, tránh các rủi ro pháp lý trong lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy
Doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy đầy đủ, bao gồm: đơn đăng ký chứng nhận, tài liệu kỹ thuật sản phẩm, kết quả thử nghiệm sản phẩm từ phòng thử nghiệm được công nhận, hợp đồng mua bán (nếu là hàng nhập khẩu), cùng với các tài liệu chứng minh quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hồ sơ này sẽ được gửi tới tổ chức chứng nhận hợp quy
Bước 2: Đánh giá sự phù hợp và cấp chứng nhận
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá sản phẩm bằng cách lấy mẫu điển hình để kiểm nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định trong QCVN. Tùy theo loại sản phẩm và quy mô doanh nghiệp, phương thức chứng nhận hợp quy có thể là theo Phương thức 1, Phương thức 5 hoặc Phương thức 7.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp cách sử dụng dấu hợp quy (CR) đúng cách trên nhãn hàng hóa.
Bước 3: Công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng, cơ quan quản lý thường là Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương. Nội dung công bố phải thể hiện rõ thông tin về sản phẩm, tiêu chuẩn áp dụng, kết quả đánh giá sự phù hợp, và các cam kết duy trì chất lượng.
Bước 4: Làm công bố hợp quy
Sau khi hồ sơ được thẩm tra hợp lệ, cơ quan chuyên ngành sẽ cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy. Từ thời điểm này, doanh nghiệp có thể lưu hành sản phẩm trên thị trường nhưng phải đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, thực hiện giám sát định kỳ theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận và cơ quan quản lý để tránh bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc xử phạt hành chính.
Các phương pháp chứng nhận hợp quy thiết bị điện, điện tử gia dụng thường dùng
ùy vào loại thiết bị, quy mô doanh nghiệp và mục đích nhập khẩu hay phân phối, các doanh nghiệp cần chọn phương thức phù hợp theo quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN hoặc QCVN 9:2012/BKHCN. Dưới đây là ba phương pháp chứng nhận phổ biến đang được áp dụng rộng rãi.
Phương thức 1
Đây là phương pháp đơn giản và nhanh gọn nhất, thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi đưa một lô hàng nhập khẩu thiết bị điện, điện tử gia dụng lần đầu vào thị trường. Theo phương thức này, chỉ cần thử nghiệm một mẫu đại diện cho cả lô hàng tại một phòng thử nghiệm được công nhận, đảm bảo mẫu đáp ứng đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Sau khi mẫu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng.
Phương thức 5
Đây là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử gia dụng trong nước hoặc nhập khẩu định kỳ. Ngoài việc thử nghiệm mẫu, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá thêm hệ thống quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất, đảm bảo rằng quá trình sản xuất luôn duy trì chất lượng ổn định.
Phương thức 7
Phương thức 7 thường được áp dụng khi doanh nghiệp nhập khẩu một lô thiết bị điện tử gia dụng có đặc thù riêng hoặc không được sản xuất định kỳ. Với phương thức này, tổ chức chứng nhận sẽ lấy mẫu trong từng lô hàng nhập khẩu để kiểm tra chất lượng và đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Các loại chứng nhận hợp quy thiết bị điện gia dụng
Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo QCVN 4:2009/BKHCN
Chứng nhận hợp quy an toàn điện được áp dụng đối với các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng, như: nồi cơm điện, máy sấy tóc, bàn ủi điện, ấm đun siêu tốc, v.v… Theo QCVN 4:2009/BKHCN, các thiết bị thuộc danh mục này bắt buộc phải trải qua quá trình thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn về cách điện, chịu nhiệt, bảo vệ chống điện giật và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Chứng nhận hợp quy tương thích điện từ theo QCVN 9:2012/BKHCN
Bên cạnh yêu cầu về an toàn, các thiết bị điện gia dụng còn cần đảm bảo khả năng tương thích điện từ (EMC) nhằm tránh gây nhiễu hoặc bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác. QCVN 9:2012/BKHCN quy định rõ các yêu cầu EMC cho những sản phẩm như: tủ lạnh, máy hút bụi, máy giặt, lò vi sóng, máy xay sinh tố, v.v…
Trên đây là bài viết hướng dẫn xin cấp chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm điện tử gia dụng mà TSL muốn gửi đến bạn. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ với TSL nhé.