Thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam, chưa nắm rõ các thủ tục cần thiết và quy trình sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Dịch vụ nhập hàng Trung Quốc từ TSL Logistics sẽ hỗ trợ khách hàng trọn gói trong hoạt động này.

nhập khẩu hàng Trung Quốc

7 bước quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc

Các bước cơ bản trong quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam diễn ra như sau.

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa nhập

Doanh nghiệp cần nắm vững danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu và bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đó doanh nghiệp có thể đối chiếu và biết được khả năng thông quan hàng hóa của mình. Sau khi đảm bảo hàng hóa doanh nghiệp có thể nhập khẩu từ Trung Quốc, hãy liên hệ tới doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu.

Bước 2: Kiểm tra doanh nghiệp nhận ủy thác

Có rất nhiều doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu hiện nay và không phải đơn vị nào cũng đủ uy tín hay đáp ứng năng lực nhập khẩu cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin, lịch sử hoạt động và năng lực của doanh nghiệp nhận ủy thác.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ chứng từ nhập khẩu

Một số hàng hóa đặc thù thì cần phải có giấy phép mới có thể nhập khẩu hoặc hàng hóa có hạn mức nhập khẩu. Những điều này cần doanh nghiệp có thể chủ động xử lý các chứng từ, thủ tục hoặc liên hệ doanh nghiệp nhận ủy thác thực hiện trước khi công việc nhập khẩu được diễn ra. Nếu không có giấy phép đối với các mặt hàng này, hàng hóa chắc chắn bị hải quan giữ lại và tịch thu.

Hồ sơ chứng từ do đơn vị cung cấp hàng hóa làm, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán quốc tế
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Tờ khai nộp thuế
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tùy thuộc mặt hàng)
  • Giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng đặc biệt hoặc bị hạn chế)
  • Hóa đơn vận chuyển

Doanh nghiệp nên nhờ đơn vị bán gửi bản nháp các giấy tờ trên để kiểm tra thông tin, tránh sai sót trên bản chính làm mất thời gian. 

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu hải quan

Bước 4: Khai báo hàng hóa nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu hàng Trung Quốc do đơn vị nhận ủy thác thực hiện. Trên giấy tờ nhập khẩu không đứng tên chủ hàng mà là doanh nghiệp nhận ủy thác. Trường hợp doanh nghiệp tự làm thủ tục khai báo, trong lần đầu cần phải mua token và đăng ký tài khoản khai báo. 

Thực hiện khai báo trên phần mềm hải quan ECUS VNACCS. Sau khi tiếp nhận hệ thống sẽ phân hàng hóa theo 3 luồng:

  • Luồng xanh: Mã kiểm tra có số 1 đồng nghĩa được thông quan luôn
  • Luồng vàng: Mã kiểm tra có số 2, cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và thông quan
  • Luồng đỏ: Mã kiểm tra có số 3, cần xuất trình chứng từ và trực tiếp kiểm tra hàng hóa

>>> Tìm hiểu chi tiết thêm về quy trình làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam

Bước 5: Nộp thuế hải quan và lấy lệnh giao hàng 

Việc tính toán chi phí thuế và nộp thuế được thực hiện song song với quá trình khai hải quan. Sau đó đơn hàng sẽ được cấp lệnh giao hàng gồm:

  • Giấy giới thiệu của doanh nghiệp nhận hàng. 
  • Vận tải đơn
  • Giấy thông báo hàng đến

Một số trường hợp nhận hàng container cần có thêm các giấy tờ như giấy mượn container, giấy hạ container rỗng,… và đầy đủ hóa đơn. Sau đó tiến hành thực hiện các thủ tục khác, thông quan và lấy hàng. Sau khi tờ khai điện tử được thông quan. Doanh nghiệp truy cập website của cục hải quan lấy mã vạch, in mã vạch và phiếu giao nhận. Tiếp theo sử dụng 2 mã vạch này để thanh lý với hải quan giám sát và lấy hàng. Sau đó chuyển phiếu giao nhận, giấy hạ container rỗng cho xe lấy hàng.

Bước 6: Lấy lại tiền mượn Container

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc theo container (FCL) hay hàng lẻ (LCL) đều có thể cần đóng tiền mượn container cho hãng tàu. Sau khi container được kiểm tra, doanh nghiệp có thể được hoàn phí mượn hoặc bị trừ phí nếu cont hư hỏng. 

Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ và thanh toán

Bộ hồ sơ thông quan rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa và sẽ được đơn vị ủy thác giao lại cho khách hàng sau khi thông quan. Giấy tờ này là tài sản xác nhận thanh toán với ngân hàng.

Những thủ tục và giấy tờ cần làm khi nhập hàng từ Trung Quốc

Trước khi thực hiện khai báo và nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục liên quan. 

Hợp đồng ngoại thương – Sale contract

Hợp đồng ngoại thương là văn bản thỏa thuận giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu về việc mua bán hàng hóa. Trên hợp đồng ngoại thương, theo Luật Thương mại 2005 quy định cần có các điều khoản quan trọng gồm:

  • Commodity: Mô tả hàng hóa
  • Quality: Chất lượng hàng hóa
  • Quantity: Số lượng và trọng lượng hàng
  • Price: Đơn giá và điều kiện thương mại đi kèm
  • Shipment: Thời gian, địa điểm giao nhận hàng
  • Payment: Phương thức và thời hạn thanh toán

Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

Hóa đơn thương mại là cơ sở ghi nhận hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Hóa đơn này được tạo thành nhiều bản phục vụ cho nhiều mục đích. Trong quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam, hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế và thông quan hàng hóa.

Phiếu đóng gói – Packing list

Phiếu đóng gói là bản kê khai đóng gói các loại hàng hóa nhập khẩu. Dựa trên thông tin phiếu đóng gói có thể biết được tính chất, khối lượng và số lượng hàng hóa được đóng gói. 

4 vai trò chính của phiếu đóng gói:

  • Khai báo cho đơn vị vận chuyển xuất vận đơn
  • Hỗ trợ kiểm định và thanh toán hàng hóa, bắt buộc phải có khi khai báo hải quan
  • Người mua đối chiếu hàng hóa
  • Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hóa

Vận tải đơn – Bill of Lading

Vận tải đơn là văn bản ràng buộc giữa chủ hàng và đơn vị vận đơn, là bằng chứng xác nhận đã ký kết hợp đồng vận tải và thiết lập quan hệ pháp lý giữa đơn vị vận tải và chủ hàng hay đơn vị vận tải là người nhận hàng. Người nhận cần xuất bản gốc cho người vận chuyển và bản sao nộp hải quan để thông quan hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E – C/O form E

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E - C/O form E

Giấy chứng nhận xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu có) theo Hiệp định Thương mại ASEAN – Trung Quốc đã ký kết. 

Những lưu ý trong quá trình nhập khẩu hàng Trung Quốc

Doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý một số yếu tố và thủ tục cần thiết để quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn. 

  • Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu phải được đối chiếu chất lượng với các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, vận tải đơn,… để chắc chắn sản phẩm đạt chất lượng, hạn chế tối đa rủi ro khi làm thủ tục.

  • Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp

Phương thức vận tải phổ biến nhất khi nhập khẩu hàng Trung Quốc là xe container. Ngoài ra còn có đường biển, đường sắt, đường hàng không tùy theo tính chất và quy mô hàng hóa để lựa chọn. Doanh nghiệp đồng thời cần nắm rõ lịch trình vận chuyển, số hiệu của phương tiện vận tải, thời gian dự kiến hàng đến,..

  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Mua bảo hiểm hàng hóa nhằm tránh các rủi ro trong quá trình vận chuyển và thông quan hàng hóa. Trường hợp hợp đồng không quy định bảo hiểm thì nên mua gói thấp nhất.

Dịch vụ nhập hàng từ Trung Quốc trọn gói từ TSL Logistics

TSL Logistics là doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên cung cấp dịch vụ logistics, ủy thác nhập khẩu và khai hải quan cho doanh nghiệp. Khách hàng nhập khẩu hàng Trung Quốc có thể tham khảo dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng Trung Quốc của chúng tôi.

nhập khẩu hàng Trung Quốc

Khi hợp tác với chúng tôi, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định từ pháp luật. Khách hàng sẽ tránh được các rủi ro  liên quan đến vấn đề hải quan, biên giới và quy định xuất nhập khẩu liên quan. Mọi vấn đề về pháp lý, thời gian và thủ tục đều được TSL Logistics hỗ trợ tối đa, đảm bảo hàng nhập khẩu vào Việt Nam an toàn và thuận lợi.

Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ nhập khẩu hàng Trung Quốc, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua email info@tsl.com.vn hoặc số điện thoại 092 188 83 88.

Đánh giá