CQ là gì? Thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng

CQ (Certificate of Quality) là chứng nhận chất lượng quan trọng trong lĩnh vực logistics, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là tài liệu xác nhận sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, giúp đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về CQ là gì, tầm quan trọng của chứng nhận này và hướng dẫn thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

CQ là gì

CQ viết tắt của cụm từ Certificate of Quality là chứng chỉ chứng nhận chất lượng sản phẩm, xác nhận rằng sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chất lượng theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý. Chứng chỉ CQ thường được cấp bởi các tổ chức kiểm định độc lập hoặc phòng thí nghiệm được ủy quyền, đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế hoặc quy định quốc gia trước khi đưa ra thị trường.

CQ là gì? Thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng

Chứng chỉ CQ không chỉ quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất, mà còn là yếu tố thiết yếu trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị điện tử, cơ khí và vật liệu xây dựng. Tại Việt Nam, các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các tổ chức chứng nhận độc lập có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận CQ cho các doanh nghiệp.

Chứng nhận chất lượng CQ có tác dụng gì

Thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chứng nhận CQ là bằng chứng quan trọng giúp doanh nghiệp chứng minh với cơ quan hải quan rằng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhờ có chứng chỉ này, quá trình kiểm tra chất lượng tại cửa khẩu diễn ra nhanh chóng hơn, hạn chế rủi ro bị từ chối nhập khẩu hoặc yêu cầu kiểm định bổ sung, từ đó rút ngắn thời gian thông quan và giảm chi phí logistics.

Đảm bảo hàng hóa được lưu thông trên thị trường

Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường là phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng theo quy định của pháp luật. Chứng nhận CQ giúp doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn này, tránh tình trạng sản phẩm bị thu hồi hoặc cấm lưu hành do không đạt chất lượng. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế hay vật liệu xây dựng, việc có chứng nhận CQ là điều kiện tiên quyết để sản phẩm được phép lưu thông hợp pháp.

Đảm bảo chất lượng hàng hóa

Việc sở hữu chứng nhận CQ không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà còn là một cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm. Chứng nhận này chứng tỏ sản phẩm đã trải qua các quy trình kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chí về độ an toàn, hiệu suất và độ bền

Tăng cường niềm tin từ khách hàng

Chứng nhận chất lượng CQ có tác dụng gì 2

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao hoặc có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn. Chứng nhận CQ giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và tạo dựng niềm tin từ khách hàng, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi sản phẩm có chứng nhận chất lượng, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng.

Những mặt hàng cần xin cấp chứng nhận chất lượng

MTO là gì, lợi ích mang lại và phân biệt với ETO, ATO, MTS

Theo quy định một số nhóm hàng hóa nhất định phải xin cấp chứng nhận chất lượng trước khi nhập khẩu, sản xuất và phân phối. 

Danh mục các mặt hàng cần xin cấp chứng nhận chất lượng

  • Vật liệu xây dựng: Xi măng, sắt thép, gạch, đá, cát xây dựng
  • Thiết bị máy móc và linh kiện: Thiết bị điện gia dụng như điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng. Máy móc cơ khí, thiết bị điện công nghiệp
  • Giấy vệ sinh, khăn giấy: Giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn giấy ướt, khăn giấy công nghiệp, giấy in thực phẩm
  • Thức ăn chăn nuôi và thủy sản: Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản
  • Hóa chất và chế phẩm liên quan: Hóa chất công nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật

Bộ hồ sơ làm thủ tục xin cấp chứng nhận CQ

Dưới đây là một số chứng từ bạn cần chuẩn bị để làm thủ tục xin cấp chứng nhận CQ

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo mẫu của cơ quan quản lý.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading / Airway Bill)
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm từ các đơn vị kiểm định được công nhận.
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

Thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng – CQ

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan được cấp phép cấp chứng nhận CQ: Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận chất lượng CQ. Hiện nay, có hai tổ chức được cấp phép cấp chứng nhận tại Việt Nam: Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp nộp đến cơ quan cấp phép và chờ xác nhận tiếp nhận hồ sơ. 
  • Bước 2: Kiểm tra thực tế sản phẩm: Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành xem xét và đánh giá sự phù hợp của sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Việc kiểm tra này giúp xác định sản phẩm có đạt đủ điều kiện cấp chứng nhận CQ hay không. Nếu có vấn đề, doanh nghiệp cần điều chỉnh để đáp ứng tiêu chuẩn.
  • Bước 3: Nhận kết quả: Sau khi hoàn tất kiểm tra và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận chất lượng CQ. Thời gian cấp chứng nhận thường kéo dài từ 3 – 5 ngày làm việc tùy vào quy trình xét duyệt của cơ quan cấp phép. Và không quá 20 ngày đối với hàng hóa thuộc nhóm sản phẩm chức năng. Chứng nhận này có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó doanh nghiệp cần thực hiện gia hạn hoặc kiểm tra định kỳ để duy trì hiệu lực của CQ. Trong trường hợp sản phẩm không đạt chuẩn bạn sẽ phải làm thủ tục tiêu hủy hoặc tái xuất.

Thủ tục xin cấp chứng nhận chất lượng - CQ

Các câu hỏi liên quan về chứng nhận CQ

Nội dung có trong chứng nhận CQ

Tuy mỗi loại hàng hóa sẽ có giấy chứng nhận CQ khác nhau, nhưng chúng vẫn có những thông tin cơ bản như:

  • Đơn vị sản xuất (tên, địa chỉ…)
  • Đơn vị mua hàng (tên, địa chỉ…): 
  • Thông tin chi tiết hàng hóa
  • Xác nhận của đơn vị sản xuất và của cơ quan chức năng (nếu có)
  • Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng: Tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc yêu cầu cụ thể của khách hàng
  • Kết quả kiểm tra chất lượng: Các thông số kỹ thuật của hàng hóa, phương pháp kiểm tra, kết quả kiểm tra và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
  • Ngày kiểm tra và thời hạn hiệu lực của CQ
  • Chữ ký và con dấu của cơ quan cấp CQ

Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm

Trước tiên bạn cần biết cơ quan tiếp nhận hồ sơ, đáng giá kết quả và cơ quan trực tiếp kiểm tra sẽ là 2 cơ quan khác nhau.

Đối với việc tiếp nhận hồ sơ sẽ có 

  • Bộ công thương Việt Nam
  • Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI)

Đây cũng là cơ quan đánh giá kết quả và cấp chứng nhận CQ cho bạn.

Việc kiểm tra hàng hóa sẽ do các cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp phép. Cần lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn khi làm thủ tục.

Chi phí xin cấp chứng nhận chất lượng CQ 

Chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm để cấp chứng nhận CQ có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm, ngành hàng và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng. Thông thường, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bao gồm phí kiểm nghiệm sản phẩm, phí thẩm định hồ sơ, chi phí cấp chứng nhận và các khoản phí phát sinh khác. Chi phí xin cấp chứng nhận CQ thường dao động từ 5.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ

Giấy chứng nhận chất lượng CQ có giá trị bao lâu

Đối với chứng nhận theo hệ thống quản lý chất lượng, thời hạn thường từ 6 tháng đến 1 năm hoặc nhiều hơn tùy theo tiêu chuẩn áp dụng và quy định của tổ chức cấp phép. Trong thời gian này, doanh nghiệp có thể phải trải qua các đợt kiểm tra định kỳ để đảm bảo sản phẩm vẫn đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Phân biệt CO và CQ

Một số điểm khác nhau giữa CO và CQ sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về 2 loại chứng từ này.

Tiêu chí CO CQ
Khái niệm CO – Giấy chứng nhận xuất xứ là tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm xác định quốc gia sản xuất hoặc xuất xứ của một sản phẩm. CQ – Giấy chứng nhận chất lượng là bằng chứng xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định. 
Mục đích sử dụng Mục đích chính của CO là xác định xuất xứ hàng hóa để đảm bảo tuân thủ quy định thương mại quốc tế, hưởng ưu đãi thuế quan và thuận lợi hóa quy trình thông quan. CQ được sử dụng để chứng minh chất lượng sản phẩm, giúp nhà nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cơ quan quản lý đảm bảo rằng hàng hóa tuân thủ yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn an toàn.

Nếu còn những vấn đề, thắc mắc cần giải đáp về CQ – Chứng nhận chất lượng, bạn hãy liên hệ với TSL thông qua hotline *1688, đội ngũ nhân viên của chúng tôi có đủ kinh nghiệm để giải quyết thắc mắc và hỗ trợ các bạn. Hãy liên hệ chúng tôi ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)