FAS là gì? Điều kiện FAS trong Incoterms 2020 là gì?

Incoterms 2020 là bộ quy tắc thương mại quốc tế mới nhất do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Bộ quy tắc này gồm 11 điều kiện Incoterms, trong đó một điều kiện đặc biệt được sử dụng trong vận tải biển và thủy nội địa là FAS. Vậy FAS là gì? Điều kiện FAS trong Incoterms 2020 được hiểu như thế nào? Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết về FAS để nắm rõ hơn về quy tắc này nhé:

Fas là gì trong incoterms 2020
11 điều kiện trong Incoterms 2020

Khi nào sử dụng FAS (Free Alongside Ship) 

FAS được sử dụng trong vận tải biển và thủy địa khi các bên giao hàng bằng việc đặt chúng dọc mạn con tàu được chỉ định.

Trong trường hợp hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được đặt dọc mạn tàu thì nên dùng điều kiện FCA chứ không phải FAS.

Fas là gì? FAS trong Incoterms 2020 là gì?
Fas là gì?

Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng FAS

1. Nghĩa vụ chung 

  • Người bán: Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp có thể được đề cập đến trong hợp đồng. Có thể cung cấp chứng từ giấy hoặc điện tử.
  • Người mua: Người mua bắt buộc phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. Có thể cung cấp chứng từ giấy hoặc điện tử.

2. Giao và nhận hàng

  • Người bán: Người bán giao hàng bằng cách đặt chúng dọc mạn con tàu được chỉ định. Thời gian giao hàng được thương lượng giữa người bán và người mua.
  • Người mua: Người mua phải nhận hàng khi hàng đã được giao.

3. Chuyển giao rủi ro

  • Người bán: Người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro về mất mát, tổn thất đối với hàng hóa đến khi hàng được giao trừ các trường hợp như ở dưới của người mua.
  • Người mua: Phải chịu rủi ro về mất mát, tổn thất hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng hóa được giao trong các trường hợp sau:

+ Người mua không thông báo theo đúng quy định về an ninh vận chuyển, tên tàu, địa điểm xếp hàng và thời gian giao hàng (nếu đã thỏa thuận)

+ Tàu mà người mua chỉ định không đến đúng hạn để nhận hàng hoặc không nhận hàng, dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo. 

4. Vận tải 

  • Người bán: Người bán không có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải với người mua. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, người bán phải cung cấp tất cả thông tin hoặc chứng từ cần thiết, bao gồm cả thông tin liên quan đến an ninh. Điều này đảm bảo rằng người mua có đủ tài liệu và thông tin để hoàn thành các thủ tục vận tải một cách suôn sẻ và hiệu quả.
  • Người mua: Tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải chi phí do mình chịu.

5. Bảo hiểm

  • Người bán: Người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần để mua bảo hiểm nếu người mua yêu cầu
  • Người mua: Người mua không có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bán.

6. Chứng từ giao hàng/vận tải

  • Người bán: Phải cung cấp cho người mua những bằng chứng về việc hàng hóa đã được giao. Nếu là chứng từ vận tải, người bán cần giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu với chi phí và rủi ro người mua tự chịu.
  • Người mua: Người mua đồng ý với các bằng chứng và chứng từ xác nhận rằng hàng hóa đã được giao.

7. Thông quan xuất nhập khẩu

  • Thông quan xuất khẩu

+ Người bán: Phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu như: Giấy phép xuất khẩu, kiểm tra an ninh với hàng xuất khẩu, giám định hàng hóa và bất kỳ quy định pháp lý nào.

+ Người mua: Hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, chi phí do người bán chịu.

  • Thông quan nhập khẩu

+ Người bán: Hỗ trợ người mua lấy các chứng từ, thông tin cần thiết khi làm thủ tục hải quan.

+ Người mua: Phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan như: giấy phép, kiểm tra an ninh và giám định hàng hóa,..

8. Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

  • Người bán: Người bán phải trả các chi phí kiểm tra chất lượng, cân đo đong đếm, đóng gói hàng hóa cần thiết để giao hàng.
  • Người mua: Không có nghĩa vụ gì.

9. Phân chia chi phí

  • Người bán: Người bán phải trả

+ Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao.

+ Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua về việc hàng hóa được giao.

+ Hoàn tất thủ tục hải quan, nộp thuế xuất khẩu và các chi phí liên quan đến việc xuất khẩu.

+ Chi trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết.

  • Người mua: Người mua phải trả

+ Mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao, trừ các chi phí người bán đã phải trả.

+ Hoàn trả chi phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua mua hàng.

10. Thông báo 

  • Người bán: Cần thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua nhận hàng hoặc việc không nhận được hàng.
  • Người mua: Thông báo cho người bán về các quy định an ninh vận chuyển, tên tàu, địa điểm xếp hàng và thời gian giao hàng đã chọn.

Lưu ý

Theo điều kiện FAS, người bán phải thực hiện thông quan xuất khẩu cho hàng hóa nếu cần. Tuy nhiên, người bán không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, và cũng không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục nhập khẩu.

Đối với hàng siêu trường – siêu trọng (hàng cồng kềnh), như hàng máy móc, thiết bị vật liệu công trường, việc giao nhận vận chuyển đòi hỏi yêu cầu đặc biệt. Nếu người bán không muốn chịu trách nhiệm về rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, thì nên lựa chọn điều kiện FAS thay vì FOB.

Ưu điểm và nhược điểm của FAS

Ưu điểm Nhược điểm
FAS có thể được sử dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, bao gồm vận tải biển, đường thủy nội địa và vận tải kết hợp. Người mua phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng hóa được giao dọc mạn tàu.
Người mua có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với quá trình vận chuyển, bao gồm việc lựa chọn hãng vận tải và tuyến đường vận chuyển. Người mua có thể phải chịu các chi phí tiềm ẩn như phí bốc xếp, phí lưu kho và các phí khác tại cảng xuất khẩu.
Quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua được phân định rõ ràng Người mua phải tự mình thực hiện các thủ tục nhập khẩu tại quốc gia nhập khẩu, điều này có thể phức tạp và đòi hỏi kiến thức về quy định pháp luật của quốc gia đó.

Đọc thêm về Incoterms 2020 là gì?

Đặt câu hỏi về INCOTERMS 2020, FAS hoặc bất cứ kiến thức nào về xuất nhập khẩu tại Fanpage TSL Logistics – Total Service Logistics hoặc liên hệ với TSL qua Hotline: *1688.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

5/5 - (3 votes)