Chi tiết về hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương là chứng từ quan trọng trong hoạt động buôn bán, trao đổi giữa hai quốc gia. Nó thể hiện rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của đôi bên khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Vậy nội dung hợp đồng ngoại thương gồm những gì? Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết về chứng từ này trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng xuất nhập khẩu, là một chứng từ thể hiện những thỏa thuận giữa người mua và người bán trong giao thương thương mại quốc tế.

hợp đồng ngoại thương

Trong hợp đồng ngoại thương quy định rõ bên bán phải cung cấp đúng, đủ hàng hóa và gửi lại các chứng từ liên quan cho bên mua. Nghĩa vụ của người mua là trả cho người bán số tiền cho hàng hóa đó. Tất cả các điều khoản, nghĩa vụ của bên mua và bên bán được chứng thực bằng chữ ký của hai bên.

TSL sẽ đưa ra ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng ngoại thương:

“Một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 20 tấn gạo cho một doanh nghiệp bên Hàn Quốc. Khi ký kết hợp đồng mua bán, bên người bán Việt Nam và bên người mua Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng ngoại thương ghi các điều khoản giao dịch. Hợp đồng này được lập thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Hàn, có hiệu lực pháp lý như nhau”

>>> Đọc thêm: Hồ sơ và quy trình xin giấy phép nhập khẩu

Mẫu hợp đồng ngoại thương

Hiện nay, đa số các công ty đều áp dụng theo mẫu hợp đồng ngoại thương như sau:

hợp đồng ngoại thương

Mẫu hợp đồng ngoại thương trên đây là mẫu cơ bản, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Tùy thuộc vào chính sách và yêu cầu trong quá trình trao đổi hàng hóa, các công ty có thể bổ sung những điều kiện và chính sách riêng biệt. Chỉ khi cả hai bên đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng thì mới tiến hành ký kết.

Nội dung có trong hợp đồng ngoại thương

Nội dung của hợp đồng ngoại thương có rất nhiều thông tin quan trọng, quy định rõ nghĩa vụ của đôi bên khi tham gia giao dịch mua bán. Cả người bán và người mua cần chú ý những thông tin trên hợp đồng để thực hiện đúng nghĩa vụ, đồng thời đảm bảo quyền lợi của mình. Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng cần kiểm tra thật kỹ các thông tin sau: 

  • Commodity: Mô tả tổng quan về hàng hóa
  • Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa 
  • Quantity: Chi tiết về số lượng hay trọng lượng của hàng hóa dựa vào đơn vị tính toán quy định cho hàng hóa.  
  • Price: Thể hiện đơn giá của hàng hóa cũng như tổng số tiền mà hợp đồng cần được thanh toán.   
  • Shipment: Thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng. 
  • Payment: Phương thức thanh toán sử dụng. 
  • Packing and Marking: Quy cách đóng gói đối với bao bì và nhãn hiệu của hàng hóa.
  • Warranty: Nêu ra tất cả nội dung bên bán có thể bảo hành cho hàng hóa
  • Penalty: Thể hiện các quy định về việc phạt cũng như bồi thường trong trường hợp xảy ra vấn đề và có một bên vi phạm hợp đồng.
  • Insurance: Phần này thể hiện Bên bán có trách nhiệm của bên bán trong việc bảo hiểm hàng hóa cho bên mua.  
  • Force majeure: Đưa ra những sự kiện hai bên tham gia hợp đồng phải đối mặt với tình huống bất khả kháng chỉ có thể hủy bỏ và không thực hiện được hợp đồng.  
  • Claim: Các quy định bên muốn khiếu nại cần thực hiện trong trường hợp bên còn lại có vấn đề. 
  • Arbitration: Thể hiện chi tiết những quy định, luật lệ và đối tượng nào sẽ giải quyết cho cả hai bên khi hợp đồng bị vi phạm. 
  • Other terms and conditions: Những quy định, điều khoản khác cần bổ sung ngoài các điều khoản trên.

hợp đồng ngoại thương

Vai trò của hợp đồng ngoại thương 

Hợp đồng ngoại thương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thương mại quốc tế. Về cơ bản, hợp đồng ngoại thương được xây dựng để đảm bảo tính công bằng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Đây cũng được xem là tiền đề cho quan hệ hợp tác lâu dài của các bên trong tương lai.

Thực tế, hợp đồng ngoại thương được các công ty đa quốc gia sử dụng đối với các nhà sản xuất ở những quốc gia khác. Những thỏa thuận, điều khoản trong hợp đồng sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí bỏ ra cho lao động trong nước. Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia cũng sẽ tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. 

Ngoài ra, hợp đồng ngoại thương cũng liên quan đến các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp đa quốc gia liên quan đến dịch vụ được cung cấp từ các quốc gia khác. Các thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc sử dụng lao động.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin liên quan đến hợp đồng ngoại thương mà khi trao đổi hàng hóa xuyên quốc gia bên nhập khẩu và bên xuất khẩu cần chú ý. Hy vọng rằng những kiến thức TSL chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Nếu bạn gặp khó khăn khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế, có thể liên hệ trực tiếp với TSL để nhận hỗ trợ nhiệt tình nhất.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu trọn gói

4/5 - (1 bình chọn)