Kiểm hóa là gì? Các lưu ý quan trọng khi hàng hóa vào luồng đỏ

Nếu làm xuất nhập khẩu chắc bạn đã từng nghe tới kiểm hóa. Vậy kiểm hóa là gì, tại sao phải làm kiểm hóa, những lưu ý khi hàng bị kiểm hóa mà bạn cần biết sẽ được TSL giải đáp ngay bằng bài viết dưới đây nhé:

Kiểm hóa là gì? Các trường hợp phải làm kiểm hóa

Kiểm hóa là gì?

Kiểm hóa là việc cơ quan hải quan tiến hành xem xét tính chính xác giữa hồ sơ khai báo và tính thực tế của hàng hóa để tránh các hành vi gian lận, buôn bán trái phép.

Kiểm hóa thường được thực hiện tại bước thông quan hàng hóa tại cửa khẩu hoặc cảng khi hàng hóa được phân luồng đỏ hoặc hàng hóa bị nghi ngờ về tính chính xác của thông tin, …

Các trường hợp phải làm kiểm hóa

Tờ khai được phân luồng đỏ: Luồng đỏ là phân luồng dành cho các loại hàng hóa yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hoặc hàng hóa được nghi ngờ về việc tuân thủ quy định hải quan. Các trường hợp thường xuyên được đưa vào luồng đỏ bao gồm:

  • Hàng hóa có giá trị cao
  • Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng
  • Hàng hóa thuộc ngành công nghiệp đặc biệt như dược phẩm hoặc mỹ phẩm
  • Hàng hóa đang trong quá trình tạm giữ vì các vấn đề liên quan đến hải quan.
Phân luồng tờ khai luồng đỏ
Phân luồng tờ khai 3 luồng

Hàng hóa luồng vàng nhưng bị nghi ngờ về thông tin: Hàng hóa là đang vàng xong bị chỉ định kiểm, chuyển đỏ. Cơ quan hải quan có thể nghi ngờ về các thông tin như tên hàng, nhãn hiệu, số lượng, model, đơn giá, mã HS, thuế suất của hàng hóa. Hoặc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, có phát hiện vi phạm pháp luật liên quan.

Hàng hóa không được miễn kiểm tra: Hàng hóa không thuộc diện miễn kiểm tra dưới đây sẽ được kiểm tra thực tế dựa trên phương pháp quản lý rủi ro

Theo quy định tại Điều 33 của Luật Hải quan năm 2014, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định như sau:

– Các trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế bao gồm:

  + Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;

  + Hàng hóa chuyên dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh;

  + Những loại hàng hóa khác theo quyết định đặc biệt khác của Thủ tướng Chính phủ.

– Nếu các hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế trên bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chúng sẽ phải được kiểm tra thực tế.

Trường hợp đặc biệt: Nếu hàng hoá thuộc vào các trường hợp đặc biệt khác, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp nào, hàng hóa nào dễ bị kiểm hóa – phân luồng đỏ?

Tỷ lệ phân luồng

  • Luồng xanh: Hàng hóa được thông quan 100% mà không cần kiểm tra.
  • Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ hàng hóa + kiểm tra xác suất 3-5 % qua soi chiếu. Sau khi kiểm tra mà thấy nghi ngờ => “bẻ đỏ” chuyển tờ khai về luồng đỏ để kiểm tra chi tiết.
  • Luồng đỏ: Hàng hóa sẽ bị hải quan kiểm hóa kèm tham vấn giá, soi chiếu (tùy trường hợp). 

” Theo Tổng Cục Hải Quan, trong 6 tháng đầu năm 2024 tỷ lệ luồng đỏ của Việt Nam (bao gồm cả hàng xuất và nhập) là 3,41% và tỷ lệ luồng vàng là 30,26%”

Doanh nghiệp nào, hàng hóa nào dễ bị kiểm hóa?

Tờ khai hải quan sau khi được khai báo sẽ được truyền lên hệ thống. Việc phân luồng là xác suất, tuy nhiên thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau :

  • Uy tín công ty

– Công ty nhập nhiều loại mặt hàng dẫn tới tờ khai cũng dễ bị rơi vào luồng đỏ.

– Công ty mới thành lập, mới bắt đầu đứng tên nhập khẩu những lô hàng đầu sẽ thường bị xếp vào luồng đỏ để kiểm tra.

– Công ty mới bị phạt cũng dễ bị vào luồng đỏ.

  • HS của hàng hóa: Một vài mã HS thường bị xếp vào nhóm rủi ro vì vậy dễ bị rơi vào luồng đỏ
  • Phụ thuộc vào từng thời điểm của thị trường: Ví dụ tháng 6,7 mặt hàng đồ chơi trẻ em thường được nhập về nhiều, bộ phận quản lý rủi ro của Hải Quan sẽ xếp loại hàng này vào nhóm rủi ro do đó hàng hóa dễ bị rơi vào luồng đỏ để kiểm tra.

Các loại kiểm hóa

Theo thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định quy trình kiểm hóa bao gồm kiểm hóa soi và kiểm hóa thủ công:

Kiểm hóa soi

Quá trình kiểm tra bằng máy soi sẽ được thực hiện với máy móc hoặc thiết bị kỹ thuật đã được cơ quan hải quan cấp phép sử dụng. Phương pháp này giúp kiểm tra hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, quy trình kiểm tra bằng máy soi bao gồm:

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký thủ tục và đưa hàng đến trạm soi container của hải quan.  
  • Bước 2: Container chở hàng sẽ được di chuyển qua máy soi, sau đó cán bộ hải quan phân tích hình ảnh thu được để quyết định thông quan cho hàng hóa.  
Kiểm hóa soi - kiểm tra hàng hóa
Kiểm hóa soi
  • Bước 3: Nếu có dấu hiệu bất thường, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng hoặc người vận chuyển cắt chì niêm phong và mở container để thực hiện kiểm tra thủ công.

Kiểm hóa thủ công

Nếu trong quá trình kiểm tra bằng máy soi và các thiết bị kỹ thuật khác phát hiện dấu hiệu vi phạm, sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Trường hợp máy soi gặp sự cố cần phải thực hiện kiểm hóa, việc kiểm tra thủ công sẽ được cơ quan hải quan thực hiện. Đây là phương thức kiểm tra chi tiết, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Để tuân thủ quy trình này, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Điều khiển phương tiện chở hàng xuống cảng, tìm vị trí hạ container và chờ đợi cán bộ hải quan đến.
Bước 2: Thực hiện cắt chì niêm phong để đưa hàng ra kiểm tra. Tùy vào trường hợp cụ thể, có thể kiểm tra một phần hoặc toàn bộ hàng hóa.

Kiểm hóa là gì? Kiểm hóa thủ công là gì?
Kiểm hóa thủ công


Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu không có vi phạm và hàng hóa khớp với thông tin trên giấy tờ, cán bộ hải quan sẽ thực hiện thanh lý tờ khai hải quan. Quy trình này thường được hoàn tất vào cuối buổi làm việc.

Nếu hàng hóa thực tế có sự sai biệt so với tờ khai. Tùy theo mức độ sai phạt, hải quan sẽ yêu cầu xử phạt hành chính hoặc nhân sự chủ hàng

Những lưu ý khi hàng bị kiểm hóa 

Để hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm hóa, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian, các cá nhân và doanh nghiệp cần chú ý một số điểm quan trọng sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác.
  • Kiểm tra cẩn thận hồ sơ và hàng hóa trước khi tiến hành kiểm hóa, đặc biệt là về số lượng và loại bao bì của hàng hóa thực tế. Việc này giúp doanh nghiệp thu thập các thông tin cần thiết, đảm bảo quá trình làm việc với cơ quan hải quan được thuận lợi và nhanh chóng.
  • Sắp xếp hàng hóa sẵn sàng trước khi tiến hành kiểm tra để tránh mất thời gian không cần thiết.
  • Đảm bảo có đủ công cụ và phương tiện cần thiết để đóng gói hàng hóa sau khi hoàn tất kiểm hóa. Chú ý tới các vấn đề thời tiết để tránh hàng hóa bị ảnh hưởng
  • Theo quy định của nhà nước, thời gian thực hiện kiểm hóa thường kéo dài trong khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế, thời gian này có thể dài hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kiểm hóa, nếu bạn đang có đơn hàng cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào hoặc đặt câu hỏi cho chúng tôi qua TSL Logistics – Total Service Logistics bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Dịch vụ ủy thác hàng hóa từ A đến Z

5/5 - (1 vote)