Phí DDC là gì? Các khoản phí tính vào phí DDC

Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường biển, bên cạnh các khoản phí nhất định, các hãng tàu còn phải chi trả thêm những phụ phí phát sinh, trong đó có phí DDC. Vậy DDC là phí gì? Hãy cùng TSL tìm hiểu chi tiết về loại phụ phí này ngay trong bài viết dưới đây!

Phí DDC là gì?

DDC – Destination Delivery Charge, nghĩa là phụ phí giao hàng tại cảng đến. Đây là phụ phí người nhận hàng đóng cho chủ tàu với mục đích bù đắp chi phí dỡ hàng từ tàu và xếp container tại cảng và phí vào cảng. 

phí ddc

Người gửi hàng không hải trả loại phụ phí DDC và đây là phí phát sinh tại cảng đích.

>>> Xem thêm: Chi tiết cách tính giá cước vận tải biển quốc tế

Các khoản phí tính vào phí DDC

Trong các hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển, các khoản phí được tính vào phí DDC bao gồm:

  • Phí chuyển phát nhanh (Courier Fee): Đây là phí vận chuyển đối với vận đơn gốc. Phí sửa chữa (Amendment Fee): Là phí sửa chữa vận đơn nếu nó có sai sót. 
  • Phí phát hành (Release Fee): Đây là phí giao hàng để nộp vận đơn.

phí ddc

Bên nào trả phí DDC? Bên nào thu phí DDC?

Phí DDC (Destination Delivery Charge) thường được người nhận hàng (bên nhận hàng) trả khi nhận được hàng hóa tại điểm đến cuối cùng. Điều này có nghĩa là bên nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm và thanh toán phí DDC cho dịch vụ giao nhận hàng hóa từ cảng hoặc điểm giao nhận hàng đến địa điểm cuối cùng của họ. Ngược lại, bên vận chuyển sẽ thu phí DDC từ bên nhận hàng khi giao hàng tới đích.

Các khoản phụ phí khác trong xuất nhập khẩu quốc tế

Bên cạnh phí DDC, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các loại phí liên quan trong vận tải hàng hóa bằng đường biển để giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi hơn. 

Phí THC

Phí THC là phụ phí để xếp dỡ hàng tại cảng, thu trên mỗi chiếc container để bù đắp chi phí làm hàng tại cảng như: xếp dỡ hàng, tập kết container từ CY ra cầu tàu,…

Đây là khoản phụ phí được áp dụng nhiều nhất liên quan đến phí vận chuyển hàng hóa tại cảng.

phí ddc

Phí AMS

Phí AMS – phí hệ thống kê khai bổ sung là khoản phí do hải quan Hoa Kỳ và Canada áp đặt cho các hàng hóa cập cảng tại 2 quốc gia này. Phí này cần được đóng và khai báo đầy đủ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu và vận chuyển đến 2 quốc gia này.

Phí B/L

Phí B/L (Bill of Lading Fee) áp dụng cho việc cung cấp và xử lý “vận đơn” (Bill of Lading). Vận đơn này là một tài liệu quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chứa thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, điểm đến, điểm đi và các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. 

Phí B/L được tính để bù đắp chi phí phát hành và xử lý vận đơn này từ bên vận chuyển (hãng tàu hoặc đại lý tàu biển) cho bên gửi hàng hoặc người được uỷ quyền, đồng thời làm tăng chi phí tổng cộng cho quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển.

Phí COD 

COD là khoản phụ phí do chủ tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích như: bốc dỡ hàng, chuyển đảo, lưu container,…

Phí ISF

Phí ISF – Import Security Filing, là một khoản phí áp dụng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Được thiết lập bởi Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – CBP), phí ISF yêu cầu các nhà nhập khẩu hoặc đại diện của họ phải cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu đi đến Hoa Kỳ. 

Mục đích của việc khai báo phụ phí ISF là  để thuận tiện hơn trong theo dõi, giám sát hàng hóa đang được vận chuyển đến Hoa Kỳ. 

phí ddc

Phí BAF

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) là một khoản phí được áp dụng để bù đắp cho sự biến động của giá nhiên liên trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Phí này thường thay đổi theo biến động của giá nhiên liệu, và được tính dựa trên sự biến đổi của giá dầu so với một mức cố định được xác định trước đó. 

Phí PCS

Phí PCS (Port Congestion Surcharge) là một loại phí được áp dụng khi có tình trạng ùn tắc tại cảng biển. Phí này được tính để bù đắp cho chi phí và khó khăn phát sinh khi cảng đang gặp tình trạng quá tải, đông đúc, và không thể xử lý hàng hóa một cách hiệu quả. 

Phí PCS thường được áp dụng khi cảng hoạt động vượt quá khả năng tiếp nhận hàng hóa, dẫn đến trì trệ trong quá trình xếp dỡ, lưu kho tạm thời. Điều này góp phần bù đắp chi phí và khó khăn phát sinh do tình trạng ùn tắc tại cảng biển.

Phí CAF

Phí CAF (Currency Adjustment Factor) là một khoản phí áp dụng để điều chỉnh các chi phí vận chuyển hàng hóa dựa trên sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ. 

Phí này thường được điều chỉnh định kỳ để bù đắp cho sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ so với một mức cố định đã được xác định trước đó. Mục tiêu của phí CAF là để điều chỉnh và cân đối chi phí vận chuyển hàng hóa dựa trên biến động của tỷ giá hối đoái, giúp bảo toàn lợi nhuận và cân nhắc chi phí trong ngành vận tải biển.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan tới phí DDC và các loại phụ phí khác trong vận chuyển quốc tế. Việc nắm rõ các loại phí liên quan trong vận tải hàng hóa bằng đường biển sẽ giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi hơn.

Đánh giá