Reverse Logistics: Hiểu mô hình, áp dụng hiệu quả

Mô hình Reverse Logistics hay còn được biết đến với tên Logistics ngược, là dịch vụ có nhiều ưu điểm vượt trội, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong bài viết này, TSL cung cấp đến bạn đọc tổng quan về dịch vụ, từ đó áp dụng hiệu quả vào vận chuyển hàng hóa, kinh doanh.

Khái niệm Reverse Logistics

Reverse Logistics là quá trình lập kế hoạch, tiến hành và kiểm soát hiệu quả toàn bộ công việc trong chuỗi cung ứng như sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan về các điểm tiêu thụ, nhà cung cấp.

Reverse Logistics là gì?

Hiện nay, việc thu hồi sản phẩm, lô hàng là công việc quan trọng của nhà sản xuất, nhà phân phối trung gian, bên bán sỉ lẻ. Điều này nhằm mục đích thu hồi lại giá trị trong kinh doanh, xử lý giá trị tài sản lưu động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ cụ thể về mô hình Logistics ngược:

  • Khách hàng trả lại sản phẩm do hàng bị lỗi hoặc không ưng ý, bên phân phối phải thu xếp vận chuyển sản phẩm từ điểm bán về kho hàng hoặc nhà máy để kiểm tra, sửa chữa.
  • Các sản phẩm đã qua sử dụng như xe, điện thoại, thiết bị điện gia dụng được nhà sản xuất thu mua lại để tái chế, sửa chữa và tái sử dụng.
  • Thực phẩm có tuổi thọ ngắn như rau, quả, đồ ăn sẽ được thu hồi khi quá hạn sử dụng để xử lý an toàn.
  • Vật dụng có giá trị cao như máy bay, tàu thuyền biển được thu hồi để tháo dỡ linh kiện khi quá thời hạn sử dụng. Nếu những linh kiện này còn giá trị sử dụng sẽ được dùng tạo ra những sản phẩm khác phục vụ thị trường

Logistics ngược và Logistics xuôi khác nhau như nào?

Theo khái niệm trên, Logistics ngược là quá trình thu hồi sản phẩm từ nơi tiêu thụ về điểm sản xuất. Ngược lại với quá trình đó là Logistics xuôi vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu thụ. Điểm khác nhau của hai quá trình này được tổng kết như sau:

Tiêu chí so sánh Logistics ngược Logistics xuôi
1. Tiềm năng Khó dự báo được trước. Dễ dàng dự báo, đoán trước.
2. Quy trình vận chuyển Vận chuyển từ nhiều địa điểm về một điểm. Vận chuyển từ một địa điểm đến nhiều điểm.
3. Chất lượng sản phẩm Chất lượng không đồng đều. Sản phẩm tốt, đồng đều như nhau.
4. Bao bì sản phẩm Bao bì không còn nguyên vẹn, có trường hợp bị rách, biến dạng. Sản phẩm được đóng gói, bao bì theo đúng tiêu chuẩn
5. Giá thành Giá thành chênh lệch, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thống nhất về giá cả sản phẩm.
6. Thời gian Không được ưu tiên. Tốc độ được coi trọng hàng đầu.
7. Chi phí phát sinh Không thể kiểm soát được. Kiểm soát chặt chẽ.
8. Cách thức quản lý dự trữ Không có sự thống nhất trong quản lý dự trữ. Nhất quán trong phương thức quản lý dự trữ.
9. Trách nhiệm Xảy ra mâu thuẫn giữa sở hữu và trách nhiệm. Rõ ràng, minh bạch trong quyền sở hữu và trách nhiệm.

Các bước thực hiện quy trình Logistics ngược

Quy trình thực hiện Logistics thu hồi gồm 4 bước chính sau:

Reverse Logistics là gì?

Giai đoạn 1: Tập hợp

Giai đoạn bao gồm các hoạt động thu hồi sản phẩm tồn bị lỗi, không bán được và sản phẩm có thể tái chế tại các điểm phân phối về điểm phục hồi, sản xuất.

Giai đoạn 2: Kiểm tra

Tại địa điểm phục hồi, sản phẩm được thu hồi sẽ được kiểm tra lại chất lượng, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Quy trình này đóng vai trò quan trọng vì từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được giai đoạn tiếp theo cho sản phẩm.

Giai đoạn 3: Xử lý

Sản phẩm sau khi được phân loại cụ thể sẽ được doanh nghiệp xử lý bằng nhiều cách khác nhau:

  • Nếu sản phẩm còn tốt sẽ được tái sử dụng và bán lại trên thị trường
  • Phục hồi, làm mới sản phẩm
  • Xử lý thành rác thải

Giai đoạn 4: Phân phối lại

Sau khi được phục hồi và làm mới sản phẩm sẽ được đưa lại vào thị trường và đến tới tay người tiêu dùng.

Vai trò của Reverse Logistics

Ngày nay, Reverse Logistics là quy trình không thể thiếu trong chuỗi cung ứng các sản phẩm doanh nghiệp, nhà phân phối, bán buôn bán lẻ. Cùng TSL điểm qua những vai trò quan trọng của mô hình Logistics ngược nhé:

Reverse Logistics là gì?

  • Reverse Logistics là đòn bẩy tạo sự thông suốt cho quá trình Logistics xuôi. Quá trình này giúp sản phẩm, hàng hóa được phục hồi nhanh chóng, kịp thời để đưa lại vào chuỗi Logistics xuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: mô hình Logistics ngược thu hồi hàng hóa giúp giảm thiểu giá trị tài sản lưu động, hiểu đơn giản là giúp giảm số lượng hàng tồn và tài sản cố định, bảo dưỡng… Điều này giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, đem lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp.
  • Tạo dựng hình ảnh tốt của công ty với khách hàng và ấn tượng sâu sắc về dịch vụ: chính sách thu hồi thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, dịch vụ này mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn cho doanh nghiệp so với các công ty đối thủ.

Như vậy, bài viết vừa cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về dịch vụ Reverse Logistics, từ đó hiểu mô hình mà áp dụng hiệu quả trong hoạt động kiểm soát, duy trì sản phẩm.

xuất nhập khẩu TSL

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, liên hệ ngay tới TSL qua hotline 0921 888 388 để được tư vấn, báo giá dịch vụ nhanh chóng. Chúng tôi là công ty dịch vụ tổng hợp Logistics với nhiều năm hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu. Có sự đồng hành của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiệt tình, TSL cam kết mang đến quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ.

Đánh giá