Thủ tục kiểm tra chất lượng cho hàng điện tử

Hầu hết mặt hàng đồ điện tử khi muốn thông quan đều cần làm kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên quá trình này khá phức tạp do có nhiều chính sách pháp lý, thủ tục rườm rà. Trong bài viết này, TSL sẽ hướng dẫn chi tiết về cách thủ tục kiểm tra chất lượng hàng điện tử, từ quy trình thực hiện đến những lưu ý quan trọng. Bạn hãy tham khảo để biết thêm thông tin nhé.

Tại sao cần làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng điện tử

Việc đăng ký kiểm tra chất lượng cho hàng điện tử giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh, nhập khẩu thiết bị điện tử đều phải thực hiện kiểm tra chất lượng theo các quy chuẩn quốc gia nhằm tránh những rủi ro pháp lý và đảm bảo sự cạnh tranh.

  • Tuân thủ quy định pháp luật: Theo quy định Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản phẩm điện tử nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Đặc biệt, nhiều thiết bị điện tử thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, nhóm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến an toàn người tiêu dùng, phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi lưu hành.
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Một sản phẩm điện tử đạt chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm được lòng tin từ khách hàng. Khi người tiêu dùng thấy sản phẩm có tem hợp quy (CR) hoặc nhãn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, họ sẽ an tâm hơn khi sử dụng. 
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Việc kiểm tra chất lượng không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là biện pháp giúp doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm. Qua quá trình kiểm tra, các lỗi kỹ thuật có thể được phát hiện và khắc phục kịp thời, giúp giảm thiểu tỷ lệ hàng lỗi khi đưa ra thị trường.

Xem thêm : thiết kế website

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng điện tử

Chứng từ làm giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng
Chứng từ làm giấy chứng nhận

Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ không chỉ giúp quá trình kiểm tra diễn ra thuận lợi mà còn là yếu tố quan trọng để hàng hóa được phép lưu hành trên thị trường. Một bộ hồ sơ đầy đủ thường bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo mẫu của cơ quan quản lý.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading / Airway Bill)
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm từ các đơn vị kiểm định được công nhận.
  • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra chất lượng đồ điện tử

Việc thực hiện kiểm tra sẽ được thực hiện bởi 2 cơ quan riêng biệt. Cụ thể

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đó là chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, chịu trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ liên quan đến chứng nhận hợp quy, kiểm định chất lượng sản phẩm điện tử. Hoặc cục Viễn thông, nơi tiếp nhận hồ sơ đối với các thiết bị điện tử có chức năng viễn thông

Cơ quan thực hiện kiểm tra

 

Bởi “đồ điện tử” dùng để chỉ chung nhóm hàng hóa được chế tạo từ linh kiện và cách mạch điện, chúng có rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Nên sẽ có nhiều cơ quan tiếp nhận hồ sơ, để lựa chọn đúng đơn vị kiểm tra bạn cần xác định được chủng loại hàng hóa hoặc gọi tới hotline: *1688 để nhận được sự giúp đỡ từ TSL. 

Cơ quan thực hiện kiểm tra

Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra chất lượng đồ điện tử

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, việc kiểm tra chất lượng đồ điện tử sẽ được tiến hành tại các cơ quan chuyên môn có đủ năng lực đánh giá và thẩm định theo tiêu chuẩn quốc gia (QCVN, TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (IEC, ISO, RoHS, CE, FCC). Các phòng thử nghiệm được công nhận bởi Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là những nơi thực hiện kiểm tra đồ điện tử.

Quy trình làm kiểm tra chất lượng cho hàng điện tử

Bước 1: Xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần xác định chính xác các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mà sản phẩm điện tử của mình phải tuân thủ. Hàng điện tử phải đáp ứng các quy định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

Các tiêu chí đánh giá chất lượng bao gồm:

  • An toàn điện (đảm bảo không gây nguy hiểm khi sử dụng)
  • Tương thích điện từ (EMC) (giảm nhiễu điện từ ảnh hưởng đến thiết bị khác)
  • Hiệu suất năng lượng (đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm điện)

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Sau khi xác định tiêu chuẩn áp dụng, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền. Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua hệ thống trực tuyến. 

Bước 3: Mang hàng hóa đi kiểm tra

Bước 3: Mang hàng hóa đi kiểm tra

Sau khi hồ sơ được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ mang hàng điện tử đến tổ chức kiểm định được chỉ định. Các thiết bị sẽ được thử nghiệm để đánh giá tính an toàn, hiệu suất và sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Thời gian kiểm tra thường kéo dài đến vài ngày, tùy thuộc vào loại sản phẩm.

Bước 4: Nhận kết quả và làm công bố hợp quy

Sau khi hoàn tất kiểm tra, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả kiểm định từ phòng thử nghiệm. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp chứng nhận hợp quy và giấy phép lưu hành sản phẩm. Ngược lại, trường hợp sản phẩm không đạt chuẩn bạn sẽ phải làm thủ tục tiêu hủy hoặc tái xuất.

Chi phí kiểm tra chất lượng đồ điện tử

Ngoài hồ sơ, quy trình đăng ký kiểm tra thì chi phí là yếu tố được rất nhiều người quan tâm. Mức phí kiểm tra có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Loại sản phẩm kiểm tra: Các sản phẩm điện tử gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa thường có mức phí thấp hơn so với thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) có yêu cầu kiểm tra phức tạp hơn.
  • Tiêu chuẩn kiểm tra áp dụng
  • Cơ quan kiểm định
  • Phương thức kiểm tra
  • Số lượng mẫu kiểm tra

Mức phí kiểm tra chất lượng đồ điện tử có thể dao động từ 5.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào thiết bị và phạm vi kiểm tra. Lưu ý, đây chỉ là mức phó tham khảo, bạn nên liên hệ với TSL để được tư vấn cụ thể hơn.

Chú ý khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng hàng điện tử

Lưu ý khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng hàng điện tử

Lưu ý những điểm quan trọng dưới đây nhằm tránh sai sót, tối ưu thời gian và chi phí kiểm định.

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Hồ sơ đầy đủ và chính xác là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian kiểm tra chất lượng hàng điện tử.
  • Kiểm tra hàng hóa trước khi thử nghiệm: Nên kiểm tra hàng hóa gửi đi kiểm định để đảm bảo sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra.
  • Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra chất lượng là xác định chính xác tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng loại hàng điện tử. Các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
  • Thời gian kiểm tra chất lượng hàng điện tử có thể dao động từ 3 – 7 ngày làm việc, tùy thuộc vào loại sản phẩm và quy trình thử nghiệm. Bạn cần chú ý điều này để không làm chậm trễ những thủ tục khác. Thời gian để hoàn thành việc kiểm tra chất lượng hàng hóa điện tử là 15 ngày kể từ khi thông quan.
  • Trong trường hợp sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định bạn cần thực hiện tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa. Sau đó bao cho cơ quan hải quan để họ xác nhận bạn đã thực hiện đúng quy định và làm thủ tục đóng hồ sơ kiểm tra.

Trên đây là những chia sẻ của TSL về việc làm thủ tục kiểm tra chất lượng hàng điện tử. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể tự mình thực hiện thủ tục nói trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: *1688 để được tư vấn sớm nhất nhé.

5/5 - (1 bình chọn)