Thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm bằng gỗ có ghế bao gồm những gì?

Bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết, chính xác về thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm để bắt đầu kinh doanh? TSL – với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu, sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn đầy đủ và cập nhật nhất. Đừng ngần ngại khám phá bài viết ngay bây giờ cùng TSL nhé:

Quy định của nhà nước đối với việc nhập khẩu bàn trang điểm

Theo quy định của nhà nước, bàn trang điểm không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và có thể được nhập khẩu như bình thường. Bạn có thể tham khảo chi tiết về các mặt hàng cấm nhập khẩu trong Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Vì bàn trang điểm là sản phẩm làm từ gỗ, nên việc kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu là bắt buộc. Mục đích chính của kiểm dịch thực vật là ngăn chặn sự xâm nhập và phát tán của sâu bệnh, cỏ dại, và các sinh vật gây hại khác có thể gây nguy hại cho cây trồng, vật nuôi và môi trường. Hàng hóa cần được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Quy định của nhà nước về nhập khẩu bàn trang điểm
Quy định của nhà nước về nhập khẩu bàn trang điểm

Ngoài ra, cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hóa; việc này phải do một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp thực hiện. Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu của các công ty logistics bên thứ ba để thực hiện quá trình này.

Nguồn hàng và số lượng bao nhiêu là thích hợp

Để đảm bảo chi phí tối ưu, bạn nên cân nhắc nhập số lượng lớn bàn trang điểm. Vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn sẽ giúp giảm đáng kể chi phí trên mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, trước khi quyết định, hãy khảo sát kỹ nguồn hàng để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhập khẩu, hãy tìm các nguồn hàng chất lượng hoặc các nhà cung cấp uy tín. Có nhiều bên vận chuyển có nguồn hàng chất lượng mà bạn có thể hợp tác.

Mã HS Code, Thuế 

Mã HS CODE là một mã số hải quan quốc tế, được sử dụng để phân loại hàng hóa và xác định mức thuế suất áp dụng. Mã HS CODE của bàn trang điểm và ghế có thể thay đổi tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và chức năng của sản phẩm. Dưới đây là mã HS CODE và Thuế suất của bàn trang điểm bằng gỗ:

Mô tả Mã HS CODE Thuế NKUD Thuế VAT
Bàn trang điểm bằng gỗ 940350 25% 8%
Ghế 940171 25% 8%

Công thức tính thuế

Thuế nhập khẩu đối với bàn trang điểm được xác định dựa trên mã HS và công thức:

“Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất”

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhập khẩu được tính theo công thức:

“Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT”

Trong đó, trị giá CIF là giá trị của hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận chuyển và phí bảo hiểm đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu.

Thuế suất nhập khẩu bàn trang điểm được xác định theo mã HS, gồm thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt. Thuế suất ưu đãi đặc biệt (0%) áp dụng cho hàng từ các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam, yêu cầu chứng nhận xuất xứ (℅).

Lưu ý: Một số loại ghế của bàn trang điểm từ Trung Quốc và Malaysia có thuế chống bán phá giá, nên kiểm tra kỹ trước khi nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm có ghế

Đầu hàng xuất khẩu

Load hàng:

  • Hàng hóa được đóng gói và chuẩn bị để vận chuyển từ kho của người bán.

Mang hàng ra cảng hoặc của khẩu để kiểm tra (kiểm dịch thực vật):

  • Hàng hóa được đưa ra cảng để kiểm tra, bao gồm kiểm dịch thực vật để đảm bảo hàng không mang theo sâu bệnh hoặc các tác nhân gây hại khác.
  • Quy trình kiểm dịch gỗ

Quy trình kiểm dịch thực vật thường như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm bằng gỗ
Quy trình kiểm dịch thực vật
  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch thực vật trực tuyến để khai báo hải quan với hải quan trực thuộc và nộp hồ sơ khai hải quan điện tử. nếu nhập tại Trung quốc thì đăng ký tại http://online.customs.gov.cn
  • Bước 2: Sau khi được chấp nhận đơn khai hải quan, Cán bộ kiểm dịch thực hiện kiểm tra trực quan, kiểm tra các dấu hiệu sâu bệnh, kiểm tra chứng nhận xử lý (nếu có).
  • Bước 3: Dựa trên kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch sẽ đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary)

Vận chuyển

  • Sau khi kiểm tra, hàng hóa được chất lên tàu hoặc xe để chuẩn bị xuất khẩu.

Nước nhập khẩu (điểm đến):

  • Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến nước nhập khẩu qua đường biển hoặc đường bộ

Đầu hàng nhập khẩu

Bước 1: Khai tờ khai hải quan nhập khẩu

Đây là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu. Người nhập khẩu cần chuẩn bị và khai báo các thông tin liên quan đến lô hàng trên tờ khai hải quan, bao gồm:

Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm bằng gỗ
Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu bàn trang điểm
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Tờ khai giá trị hàng hoá
  • Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa ℅ (nếu có)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Việc khai báo có thể thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống VNACCS/VCIS của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin để tránh gặp phải các vấn đề trong quá trình kiểm tra và thông quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai báo, tờ khai sẽ được gửi đến cơ quan hải quan để mở tờ khai. Quá trình này bao gồm:

  • Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra các thông tin và chứng từ kèm theo tờ khai để đảm bảo tính hợp pháp và chính xác.
  • Đánh giá rủi ro: Tờ khai sẽ được đánh giá dựa trên hệ thống quản lý rủi ro của hải quan. Tờ khai có thể được phân vào một trong ba luồng: Xanh (miễn kiểm tra), Vàng (kiểm tra chứng từ) hoặc Đỏ (kiểm tra cả chứng từ và thực tế hàng hóa).

Nếu tờ khai được phân vào luồng Xanh, quá trình mở tờ khai sẽ diễn ra nhanh chóng. Nếu vào luồng Vàng hoặc Đỏ, cần cung cấp thêm các chứng từ hoặc chờ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 3: Thông quan hàng hóa và mang hàng về kho

Khi tờ khai hải quan được phê duyệt, hàng hóa sẽ chính thức được thông quan. Tiếp theo, bạn cần hoàn tất việc nộp thuế và phí, sau đó tiến hành nhận hàng tại cảng và chuyển về kho

Bước 4: Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Sau khi hàng hóa đã được thông quan, người nhập khẩu sẽ tổ chức vận chuyển hàng từ cảng về kho của mình. Các công việc cần thực hiện bao gồm:

  • Thuê phương tiện vận chuyển nội địa: Lựa chọn dịch vụ vận chuyển phù hợp để đưa hàng về kho.
  • Kiểm tra hàng hóa: Khi hàng về đến kho, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hàng hóa, đảm bảo không có hư hỏng hoặc thiếu sót.
  • Bảo quản hàng hóa: Sắp xếp hàng hóa vào kho theo đúng quy trình bảo quản để đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Sử dụng hoặc phân phối: Tùy vào mục đích nhập khẩu, hàng hóa sẽ được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hoặc phân phối tới các đơn vị khác.

Việc tuân thủ đúng quy trình nhập khẩu không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Lưu ý: Cần phải dán nhãn hàng hóa theo quy định của nhà nước, đồng thời đảm bảo đóng thuế nhập khẩu đầy đủ cho nhà nước.

TSL – Ủy thác, nhập khẩu bàn trang điểm chính ngạch

Với hơn 10 năm đồng hành cùng 5.000 đơn hàng, TSL đã khẳng định vị thế là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bàn trang điểm luôn là một trong những sản phẩm được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi cam kết mang đến quy trình thông quan nhanh chóng, thủ tục đơn giản và giá cả cạnh tranh nhất.

Hình ảnh vận chuyển bàn trang điểm thực tế của TSL
Hình ảnh vận chuyển thực tế của TSL

Nếu bạn chưa có nguồn hàng, hãy liên hệ với TSL để tham khảo các nguồn hàng chất lượng. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn qua Hotline *1688, Email info@tsl.com.vn, hoặc bạn cũng có thể đặt câu hỏi thông qua Fanpage TSL Logistics – Total Service Logistics.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Đánh giá