Thủ tục nhập khẩu máy tiện và những điều cần biết

Máy tiện hay máy tiện CNC là một công cụ không thể thiếu trong các ngành công nghiệp. Chúng được sử dụng để thực hiện các hoạt động cắt, mài, khoan,… vật liệu. Để có thể mở rộng kinh doanh, sản xuất không ít cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy tiện. Nhưng tất cả họ đều đang gặp khó khăn ở việc làm thủ tục thông quan cho máy tiện. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của TSL. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục nhập khẩu máy tiện theo đúng quy định mới nhất hiện nay.

Quy định cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện

Việc làm thủ tục nhập khẩu máy tiện, máy tiện cnc, máy tiện vạn năng khá khó khăn bỏi ngoài việc cần trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngoại thương, bạn còn cần nắm rõ các quy định, điều khoản có liên quan khi làm thủ tục nhập khẩu. Dưới đây là những quy định cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện, bạn hãy theo dõi để biết thêm thông tin:

  • Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015.
  • Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015.
  • Công văn số 589/CT-TTHT ngày 17/01/2017.
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.

Máy tiện, máy mài, máy CNC,… là những loại máy móc công nghiệp nằm trong diện khó làm thủ tục nhập khẩu nhất. Bởi ngoài kích thước, trọng lượng lớn gây khó khăn khi vận chuyển mà việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết cũng không dễ dàng. Và việc hiểu rõ những quy định có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu cho máy tiện sẽ giúp bạn hạn chế sai sót khi làm thủ tục và cũng đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ hơn.

Yêu cầu dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu máy tiện

Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, bạn cần dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu máy tiện. Việc này không chỉ giúp người dùng nằm được thông tin về sản phẩm mà còn tạo thuận tiện cho việc kiểm tra của các cán bộ hải quan. Khi dán nhãn cần đảm bảo ghi đầy đủ, chính xác các thông tin sau;

  • Thông tin về nhà sản xuất: Tên, địa chỉ và quốc gia của nhà sản xuất.
  • Thông tin về nhà nhập khẩu: Tên, địa chỉ và thông tin của đơn vị nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm: Nhãn cần mô tả cụ thể các chi tiết của máy tiện như trọng lượng, kích thước, dung tích, và cách sử dụng.
  • Xuất xứ sản phẩm (chứng nhận C/O)

Mã HS của máy tiện

Mã HS là một phận không thể thiếu khi bạn làm thủ tục nhập khẩu máy tiện, bạn sẽ cần xác định chính xác mã để tính đúng biểu thuế nhập khẩu và nằm được các chính sách có liên quan. Để xác định mã HS bạn có thể lên website hải quan Việt Nam để tra cứu. Mã HS của máy tiện sẽ nằm ở chương 84 ( Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng ) nhóm 8458 ( Máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại). Hoặc đơn giản hơn bạn có thể tham khảo bảng dưới đây, TSL đã tổng hợp tất cả các mã HS của máy tiện để bạn dễ theo dõi.

Mô tả Mã HS Thuế NK ưu đãi (%)
Mã hs máy tiện ngang, điều khiển số, công suất không quá 4KW. 84581110 0
Mã hs máy tiện ngang, điều khiển số loại khác. 84581190 0
Mã hs máy tiện ngang, có bán kính gia công tiện không quá 300mm. 84581910 15
Mã hs máy tiện ngang khác 84581990 2
Mã hs máy tiện khác, điều khiển số. 84589100 0
Mã hs máy tiện khác, có bán kính gia công tiện không quá 300mm. 84589910 15
Mã hs máy tiện khác 84589990 2

Nếu như bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi xác định máy tiện hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 092 188 83 88 – *1688 để nhận được giúp đỡ sớm nhất nhé. 

Thuế nhập khẩu của máy tiện

Thuế nhập khẩu của máy tiện

Khi nhập khẩu máy tiện bạn cần đóng 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Trong đó,

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0 -15%
  • Thuế giá trị gia tăng 10%

Bên cạnh những loại thuế trên bạn có thể được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu đặc biệt 0%. Nếu như hàng hóa của bạn đến từ những nước có hiệp định thương mại với Việt Nam. Và để được hưởng mức thuế suất đó cần chuẩn bị thêm chứng nhận xuất xứ dùng để chứng minh nguồn gốc của lô hàng.

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi nhập khẩu máy tiện

Dựa theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì khi làm thủ tục nhập khẩu máy tiện bạn sẽ cần chuẩn bị những chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan 
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) 
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

Trong số những giấy tờ trên thì tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn là những thứ không thể thiếu để hàng hóa có thể thông quan thuận lợi. Những chứng từ còn lại bạn có thể nộp bổ sung sau khi có yêu cầu từ phía hải quan.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy tiện

Bước 1 Khai tờ khai quan

Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan

Bước đầu tiên bạn cần làm sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết đó là lên hệ thống hải quan Việt Nam VNACCS, hoặc bạn có thể đến chi cục hải quan để khai báo trực tiếp. Việc khai báo này khá phức tạp nên TSL khuyên nếu bạn là người chưa từng khai báo nên để người có kinh nghiệm thực hiện để tránh sai sót. Lưu ý việc khai báo cần hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ khi máy tiện đến cảng, nếu quá thời gian trên bạn sẽ phải mất thêm phí lưu kho cho hải quan.

Bước 2 Mở tờ khai quan

Sau khi đã khai báo thành công bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng hàng hóa. Khi đã có được kết quả phân luồng bạn cần mang xuống cửa khẩu, kèm theo tờ khai hải quan để tiến hành mở tờ khai quan. Một điểm cần chú ý là tùy thuộc vào kết quả phân luồng mà sẽ có cách mở tờ khai khác nhau. Ngoài ra, nếu quá 15 ngày kể từ khi nhận được kết quả phân luồng mà không mở tờ khai thì kết quả sẽ bị hủy.

Bước 3 Thông quan hàng hóa

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy tiện, đây là bước đơn giản nhất. Bởi bạn chỉ cần nộp lại bộ sơ đã chuẩn bị trước đó cho hải quan, nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan và bạn chỉ cần đóng đủ thuế là có thể mang hàng về.

Bước 4 Thanh lý tờ khai

Sau cùng, bạn phải hoàn thiện tất cả những chứng từ còn thiếu và tiến hành thanh lý tờ khai. Đây là bước rất quan trọng để hải quan đóng hồ sơ và xác nhận bạn đã hoàn tất quá trình thông quan. 

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu máy tiện 

Những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu máy tiện 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp cho quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy tiện diễn ra nhanh chóng hơn.

  • Máy tiện không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Khi nhập khẩu máy tiện đã qua sử dụng cần chứng minh tuổi của máy tiện không quá 20 năm và cần làm kiểm tra chất lượng hàng hóa.
  • Linh kiện của máy tiện đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
  • Cần xác định chính xác mã HS của máy tiện để tính đúng biểu thuế.
  • Không nên tự thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tiện nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm. Hãy sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro khi làm thủ tục và tiết kiệm thời gian nhập khẩu.

Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm thủ tục nhập khẩu máy tiện mà TSL muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã biết thêm cách làm thủ tục nhập khẩu. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với TSL qua hotline: 092 188 83 88 – *1688 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.

Đánh giá