Motor hay động cơ điện là bộ phận quan trọng trong các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu động cơ điện vào Việt Nam để sử dụng hoặc bán cho đơn vị khác và có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu motor. Trong bài viết sau đây TSL sẽ giải đáp giúp bạn những vấn đề xoay quanh thủ tục này, bao gồm mã HS, thuế, quy trình thực hiện và các giấy tờ liên quan.
Quy định pháp lý về nhập khẩu động cơ điện (motor)
Tính pháp lý cho hoạt động nhập khẩu động cơ điện – motor được quy định trong các văn bản pháp lý sau:
- Quyết định số 04/ 2017/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam cần phải đo hiệu xuất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
- Thông tư 36/ 2016/ TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng với một số mặt hàng nhập khẩu.
- Công văn số 1786/ TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.
- Thông tư số 39/ 2018/ TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thuế nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu vào Việt Nam.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan và quản lý thuế xuất nhập khẩu.
- Quyết định 1182/QĐ-BCT của Bộ Công thương quy định danh mục hàng nhập khẩu thực hiện kiểm tra chuyên ngành.
- Một số văn bản pháp lý khác
>>> Tìm hiểu thêm: Các quy định liên quan tới làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện
Theo đó, động cơ điện không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này phục vụ mục đích sử dụng hoặc kinh doanh. Bên cạnh đó, pháp luật quy định rõ khi làm thủ tục nhập khẩu motor vào Việt Nam cần đo hiệu suất năng lượng và đăng ký dán nhãn năng lượng. Các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu motor cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Hồ sơ thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của động cơ điện
- Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện
Trường hợp nhập khẩu motor đã qua sử dụng, đơn vị nhập khẩu cần phải thực hiện các bước thủ tục theo quy định tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó đơn vị nhập khẩu cần lưu ý những điểm sau:
- Động cơ điện đã qua sử dụng có tuổi thọ không quá 10 năm.
- Hàng nhập khẩu là máy biến áp cần dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Mã HS mặt hàng motor nhập khẩu
Quy định về mã HS của mặt hàng motor nhập khẩu thuộc tiểu mục 8501 trên biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể phân loại mã HS dựa trên mô tả chính xác của loại động cơ điện đó. Dựa trên mã HS sẽ xác định được mức thuế nhập khẩu ưu đãi mà dòng động cơ đó được hưởng. TSL đã phân loại các yếu tố liên quan đến mã HS trong bảng dưới đây:
Mô tả hàng hóa | Mã HS | Thuế ưu đãi |
Động cơ điện công suất không quá 37.5W cho điện 1 chiều, động cơ bước |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85011021 | 3% |
Động cơ khác, công suất không quá 5W | 85011022 | 25% |
Động cơ khác | 85011029 | 25% |
Động cơ dùng cho điện một chiều, hướng trục | 85011030 | 10% |
Động cơ điện một chiều loại khác |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85011041 | 3% |
Động cơ khác | 85011049 | 25% |
Động cơ điện xoay chiều, động cơ bước |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85011051 | 3% |
Động cơ khác | 85011059 | 25% |
Động cơ dùng cho điện xoay chiều, hướng trục | 85011060 | 10% |
Động cơ điện xoay chiều loại khác |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85011091 | 3% |
Động cơ khác | 85011099 | 25% |
Động cơ có công suất trên 37.5W đến 1KW, động cơ vạn năng cho điện một chiều/xoay chiều |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85012021 | 3% |
Động cơ khác | 85012029 | 15% |
Động cơ dùng cho điện một chiều khác công suất trên 37.5W và không quá 750W |
||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85013130 | 3% |
Động cơ khác | 85013140 | 20% |
Động cơ điện công suất trên 750W và không quá 37.5KW | ||
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 và 85.16 | 85013221 | 3% |
Động cơ khác | 85013222 | 10% |
Xác định chính xác mã HS cho motor khi nhập khẩu là quy định bắt buộc. Đây là căn cứ xác định các thủ tục liên quan, chính sách, thuế tương ứng cho mặt hàng. Cơ sở áp mã HS động cơ điện nhập khẩu theo quy định hiện hành dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và giám định tại Cục kiểm định hải quan. Một số mặt hàng kết hợp với kết quả kiểm tra trực tiếp của hải quan tại cảng, cửa khẩu.
Trường hợp áp sai mã HS cho motor điện nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những rủi ro sau:
- Kéo dài thủ tục khai hải quan do cần thời gian xác định lại mã HS chính xác
- Chậm giao hàng, lấy hàng về kho ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu với mặt hàng, mức phạt hành chính thấp nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất tương ứng 3 lần mức thuế cần nộp.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu tủ điện
Dán nhãn năng lượng cho động cơ điện
Căn cứ pháp lý về dán nhãn năng lượng mặt hàng động cơ điện nhập khẩu:
- Khoản 3, Điều 1, Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định mặt hàng động cơ điện nhập khẩu cần phải thực nghiệm đo hiệu suất năng lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn TCVN 7540-1-2013 và phải đăng ký dán nhãn năng lượng mới được phép phân phối và lưu thông trên thị trường. Hoạt động dán nhãn năng lượng áp dụng cho một số loại động cơ điện nhất định.
- Đơn vị nhập khẩu cần tham khảo danh mục các loại động cơ điện cần dán nhãn theo tiêu chuẩn TCVN 7540:2013.
- Theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư 36/ 2016/ TT-BCT của Bộ Công thương, trước khi đưa hàng hóa ra thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị cần làm hồ sơ đăng ký dán nhãn gửi tới Bộ Công Thương.
- Tại Mục 2, công văn 1786/ TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan có hướng dẫn doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản cần phải có văn bản cam kết nộp bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho Chi cục Hải quan. Bên cạnh đó không yêu cầu nộp văn bản xác nhận đã đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện nhập khẩu cần dán nhãn năng lượng
Những loại motor điện sau đây khi nhập khẩu về Việt Nam cần dán nhãn năng lượng theo quy định: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ, sử dụng nguồn điện tần số 50Hz và/hoặc 60Hz và:
- Có điện áp danh định UN tới 1000V
- Có công suất danh định PN từ 0.75KW đến 150KW
- Có 2 cực, 4 cực hoặc 6 cực
- Hoạt động ở chế độ liên tục (S1)
- Khả năng làm việc trực tiếp trên lưới
- Khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc thuộc Điều 6 TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)
Động cơ điện cần hội tụ đủ các đặc điểm trên mới được dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện nhập khẩu không yêu cầu dán nhãn năng lượng
Sau đây là danh sách các loại động cơ điện không yêu cầu dán nhãn năng lượng khi nhập khẩu vào Việt Nam:
- Động cơ có hộp số lắp liền (tức không thể tháo rời mà không hỏng động cơ)
- Động cơ được chế tạo riêng sử dụng cho bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25
- Động cơ điện được tích hợp hoàn toàn trong thiết bị mà không thể thử nghiệm tách rời
- Động cơ được chế tạo để hoạt động trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0
- Động cơ được thiết kế riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (Ví dụ: chế độ khởi động nặng nề, quán tính roto rất nhỏ,..)
- Động cơ điện được thiết kế riêng cho một số tính năng đặc biệt của nguồn lưới (Ví dụ: khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp, tần số)
- Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc Điều 6 TCVN 6627-1 hay IEC 60024-1)
- Những động cơ điện có nhiều yếu tố thành phần liệt kê trên
Biểu thuế nhập khẩu motor điện
Thuế nhập khẩu động cơ điện được quy định dựa trên mã HS, tham khảo mức thuế nhập khẩu ở bảng trên, bao gồm 2 loại là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT). Dựa trên công thức sau để xác định thuế khi làm thủ tục nhập khẩu motor.
Thuế nhập khẩu động cơ điện xác định theo mã HS:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x %thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu:
- Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x A%
Trị giá CIF được tính bằng giá trị xuất xưởng của sản phẩm cộng với tất cả chi phí đưa hàng về cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về giảm thuế xuống 8% cho một số mặt hàng từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Theo đó có một vài loại động cơ điện được giảm thuế VAT còn 8%, ví dụ như động cơ điện một chiều không suất không quá 37.5W,… Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về Nghị định này để xác định chính xác mức thuế VAT cần nộp.
Dán nhãn động cơ điện nhập khẩu
Theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, các loại hàng hóa nhập khẩu, bao gồm động cơ điện, được giám sát chặt chẽ về hoạt động dán nhãn hàng hóa. Mục đích của dán nhãn là để các cơ quan hành chính quản lý hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm cho hàng hóa đó. Dán nhãn hàng hóa là khâu quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu motor, thực hiện trước khi làm thủ tục thông quan.
Đối với mặt hàng động cơ điện, nội dung nhãn mác quy định bao gồm:
- Thông tin nhà sản xuất
- Thông tin nhà nhập khẩu
- Tên và thông tin hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
Nhãn mác được dán lên bề mặt của kiện hàng như tùng carton, kiện gỗ, bao bì hoặc bất kì vị trí nào thuận tiện để quan sát. Việc dán nhãn đúng và vị trí phù hợp giúp hoạt động kiểm hóa khi làm thủ tục nhanh chóng hơn.
Trường hợp không dán nhãn cho motor hoặc nội dung trên nhãn sai, doanh nghiệp nhập khẩu phải đối mặt những rủi ro sau:
- Bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do đã bị bác bỏ chứng nhận xuất xứ
- Nguy cơ thất lạc, hư hỏng hàng hóa do không có nhãn nhận diện, cảnh báo
Hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu motor
Mặt hàng động cơ điện nhập khẩu cần kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, doanh nghiệp có thể làm bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra hiệu suất trước để nhận phiếu thử nghiệm. Mặt hàng cần kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho tuổi sản phẩm (động cơ điện qua sử dụng) thì có thể làm song song trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện về Việt Nam diễn ra như sau:
Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định mặt hàng động cơ điện nhập khẩu có cần tiến hành dán nhãn năng lượng hay không. Nếu sản phẩm cần dán nhãn sẽ phải được tiến hành đo hiệu suất năng lượng tại các trung tâm kiểm định như Quatest 1, Quatest 3,….
Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin tờ khai hải quan qua phần mềm khai hải quan. Bộ hồ sơ làm thủ tục cần chuẩn bị đầy đủ trước khi khai thông tin, bao gồm:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- C/O với trường hợp hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi
- Đăng ký dán nhãn năng lượng (tùy thuộc phân loại)
- Test hiệu suất năng lượng tối thiểu (tùy thuộc phân loại)
- Một số giấy tờ khác nếu được yêu cầu
Hệ thống trả về kết quả khai hải quan theo phân luồng xanh, vàng hoặc đỏ. Doanh nghiệp nhập khẩu mở kết quả phân luồng tại chi cục hải quan. Sau khi hải quan chấp nhận tờ khai và thông quan, doanh nghiệp đóng thuế nhập khẩu, nhận hàng, thanh lý tờ khai và đưa hàng về kho.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần đăng ký dán nhãn năng lượng và nộp hồ sơ đăng ký tới Bộ Công thương. Sau đó doanh nghiệp tự dán nhãn năng lượng và chịu trách nhiệm với thông tin dán nhãn đã công bố.
Lưu ý:
- Động cơ điện gắn liền với máy sẽ làm thủ tục nhập khẩu cho máy chính
- Lô hàng chỉ được thông quan khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước
- Thời hạn gia hạn kiểm tra hiệu suất năng lượng và chất lượng thông thường là 3 năm
- Kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho động cơ cũ được thực hiện riêng rẽ cho từng lô hàng, mỗi lần nhập đều phải kiểm tra
Dịch vụ làm thủ tục động cơ điện uy tín, chất lượng
TSL cung cấp dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu, dịch vụ hải quan nhập khẩu các loại hàng hoá về Việt Nam trọn gói các khâu từ xác định mã HS, hoàn thiện hồ sơ chứng từ liên quan, dán nhãn mặt hàng, thông quan, nộp thuế và vận chuyển hàng về kho. TSL có đội ngũ làm việc 24/7 tại cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, cảng Cát Lái và cửa khẩu Hữu Nghị. Với kinh nghiệm dày dặn trong ngành logistics cùng quy trình làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, TSL là đối tác tin cậy trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
TSL là thành viên sôi nổi tại nhiều hiệp hội logistics hàng đầu thế giới và khu vực như WCA World, Elite, Global Logistics Network, Lognet Global, WCA China Global,… với mạng lưới đối tác trên toàn cầu. Kết hợp với kinh nghiệm thực hiện các hoạt động logistics lâu năm, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu tiết kiệm lượng lớn thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa, giảm thiểu chi phí và tránh được các rủi ro về pháp lý.
Với tôn chỉ “Khách hàng xứng đáng nhất”, TSL luôn nỗ lực hết mình mang đến dịch vụ chất lượng và giá trị cho khách hàng.
Liên hệ dịch vụ ủy thác nhập khẩu động cơ điện từ TSL:
- Hotline/Zalo: 092 188 83 88
- Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@tsl.com.vn
- Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics