Quạt trần là sản phẩm bán rất chạy vào mùa nóng khi nhu cầu làm mát tại gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh,… tăng cao. Bên cạnh quạt trần hàng nội địa thì quạt trần nhập khẩu cũng được ưa chuộng vì uy tín thương hiệu, độ bền cao, đa dạng về mẫu mã chủng loại. Hãy cùng TSL đi tìm hiểu quy trình và thủ tục nhập khẩu quạt trần từ nước ngoài về Việt Nam.
Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu quạt trần
Theo các quy định hiện nay, quạt trần dân dụng không thuộc danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên quạt trần nhập khẩu cần có thêm một số thủ tục như Chứng nhận hợp quy, Kiểm tra chất lượng và Dán nhãn năng lượng.
Theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, quạt trần thuộc danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn.
Theo Quyết định 3810/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công Nghệ, quạt trần là mặt hàng cần kiểm tra chất lượng sau thông quan. Cụ thể quạt trần sử dụng trong gia đình và các mục đích tương tự có điện áp danh định không vượt quá 250V (với quạt 1 pha) và 480V (với quạt điện khác), có động cơ gắn liền không có công suất quá 125W.
Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg, quạt trần thuộc danh mục hàng hóa phải được dán nhãn năng lượng.
>>> Xem chi tiết quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam
Mã HS và thuế suất nhập khẩu quạt trần
Mã HS code của quạt trần dân dụng được quy định thuộc nhóm 841451 gồm: quạt sàn, quạt bàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần/quạt mái với động cơ gắn liền không quá công suất 125W. Trong đó tùy thuộc theo công dụng và tính năng của quạt trần, nhà nhập khẩu có thể sử dụng một trong các mã HS code thuộc nhóm 841451. Trong đó quạt trần dân dụng thông thường sử dụng mã HS code 84145110.
Để biết được mã HS code chính xác, nhà nhập khẩu cần biết rõ về sản phẩm đó. Ngoài ra doanh nghiệp có thể hoặc bắt buộc gửi sản phẩm đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. kết quả kiểm tra của Cục Kiểm định hải quan kết hợp hải quan kiểm tra thực tế là cơ sở pháp lý để áp mã HS code với sản phẩm quạt trần.
Thủ tục nhập khẩu quạt trần gia dụng vào Việt Nam
Mặt hàng quạt trần nhập khẩu vào Việt Nam ngoài các thủ tục, chứng từ cơ bản cần đảm bảo đã kiểm tra chất lượng, dán nhãn năng lượng và một số thủ tục khác.
Kiểm tra chất lượng hàng quạt trần nhập khẩu
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2017/TT-BKHCN, nhà nhập khẩu quạt trần đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định tại Mẫu 1. Cơ quan tiếp nhận đăng ký kiểm tra chất lượng là Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các tỉnh.
Bước kiểm tra chất lượng là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu quạt trần về Việt Nam.
>>> Tham khảo thêm: Quy trình làm thủ tục nhập khẩu quạt công nghiệp
Bộ hồ sơ thông quan hàng hóa quạt trần nhập khẩu
Sau khi đã đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm quạt trần nhập khẩu, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu quạt trần bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Hồ sơ hiệu suất năng lượng
- Kiểm tra chất lượng đã đóng dấu mộc
- Tài liệu kỹ thuật về sản phẩm
- Catalog sản phẩm (trường hợp nhập khẩu lần đầu)
- Một số giấy tờ khác theo yêu cầu hải quan
>>> Tìm hiểu thêm: Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ
Nhãn mác quạt trần dân dụng
Quạt trần nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác sản phẩm theo quy định hiện hành. Trong đó, nhãn mác bắt buộc phải chứa các nội dung sau:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm với hàng hóa
- Xuất xứ của hàng hóa
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu quạt trần
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu quạt trần trải qua 7 bước:
- Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan
- Làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm quạt trần
- Thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm quạt trần
- Làm thủ tục thông quan lô hàng tại cảng
- Trả kết quả kiểm tra chất lượng tại Chi cục Hải quan
- Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng quạt trần
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Nhà nhập khẩu Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại tỉnh, thành phố sở tại. Lưu ý: mở tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan thuộc tỉnh, thành nào thì đăng ký tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, thành đó.
Hồ sơ chuẩn bị đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc
- Hợp đồng (Sales contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): Bản chụp
- Vận tải đơn (Bill of Lading): Bản gốc hoặc bản chụp
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): Bản chụp
Thực hiện nộp hồ sơ online trên website Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc website dịch vụ công. Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì mới tiến hành nộp bản cứng. Chi cục tiến hành ký đóng dấu với 2 bản. Trong đó 1 bản nộp lại cho hải quan và 1 bản nhà nhập khẩu giữ.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng càng đầy đủ và chính xác thì thời gian xác nhận từ Chi cục càng sớm, càng rút ngắn được thời gian làm thủ tục nhập khẩu quạt trần.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Nhà nhập khẩu khai báo hải quan tại Chi cục hải quan tiếp nhận lô hàng với đầy đủ hồ sơ thủ tục như đã đề cập. Sau khi hàng về tiến hành làm thủ tục thông quan và đem hàng về kho.
Lưu ý: Trong trường hợp nhà nhập khẩu đã có kết quả kiểm thử hiệu suất năng lượng trước đó có thể nộp ngay tại bước này để tiến hành thông quan lô hàng mà không cần làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.
Bước 3: Làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm quạt trần
Nhà nhập khẩu mang mẫu đến 1 trong các trung tâm: Trung tâm 1 (Quatest 1), Trung tâm 3 (Quatest 3), Vietcert, Quacert để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm. Hoặc có thể liên hệ trung tâm tới kho lấy mẫu. Số lượng mẫu là 1.
Hồ sơ chuẩn bị gồm:
- Hợp đồng thử nghiệm cho trung tâm làm: 2 bản gốc
- Tờ khai
- Chứng nhận (Certificate)
- Bản vẽ kỹ thuật sản phẩm: Bản chụp
Bước 4: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm
Nhà nhập khẩu mang mẫu sản phẩm tới Trung tâm 1 (Quatest 1) hoặc Trung tâm 3 (Quatest 3) hoặc Vinacomin để làm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn với model quạt trần cùng chủng loại, tương tự với các sản phẩm khác.
Bước 5: Làm thủ tục thông quan lô hàng
Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng ở bước 4, nhà nhập khẩu mang nộp hồ sơ kèm xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để thông quan lô hàng.
Bước 6: Trả kết quả kiểm tra chất lượng
Nhà nhập khẩu trả kết quả kiểm tra chất lượng về nơi đăng ký kiểm tra chất lượng tại bước 1. Có thể nộp online hoặc nộp bản cứng tùy theo tỉnh, thành.
Bước 7: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng sản phẩm
Nhãn năng lượng cho sản phẩm quạt trần nhập khẩu là nhãn năng lượng so sánh. Nhà nhập khẩu lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng tại Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững thuộc Bộ công thương. Đây là chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng sản phẩm cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra. Trong quá trình thông quan lô hàng tiếp theo, nhãn năng lượng được dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
>>> Đọc thêm: Chi tiết hồ sơ và quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED
TSL – Đơn vị hỗ trợ nhập khẩu quạt trần uy tín
Với gần 10 năm hoạt động trong dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu, TSL là công ty ủy thác nhập khẩu uy tín mặt hàng quạt trần và các sản phẩm gia dụng khác. Dịch vụ của chúng tôi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và tinh gọn thời gian nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.
>>> Tham khảo thêm dịch vụ ủy thác nhập khẩu trọn gói tại TSL
Liên hệ dịch vụ ủy thác làm thủ tục nhập khẩu quạt trần trọn gói từ TSL:
- Hotline/Zalo: 092 188 83 88
- Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
- Email: info@tsl.com.vn
- Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics