Hồ sơ và quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay

Xe nâng là phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng chuyên dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Hiện nay đa phần xe nâng tại Việt Nam là hàng nhập khẩu nước ngoài. Thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay hiện nay ra sao? Quy định pháp lý cần tuân thủ là gì? Yêu cầu giấy tờ cho xe nâng nhập khẩu như thế nào? TSL sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi này qua bài viết sau.

Quy định chính sách nhập khẩu xe nâng tay, xe nâng điện

Quy định chính sách nhập khẩu xe nâng tay, xe nâng điện có trong các văn bản dưới đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu và các vấn đề liên quan.
  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại quốc tế về các hoạt động có liên quan.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về dán nhãn hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học & Công nghệ quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
  • Thông tư 39/2016/TT/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải
  • Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.
  • Thông tư 89/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
  • Thông tư 22/2019/TT-BGTVT
  • Công văn 5662/BGTVT-KHCN
  • Công văn 10988/BGTVT-KHCN
  • Công văn 7391/BGTVT-KHCN
  • Công văn 7391/TCHQ-GSQL

thủ tục nhập khẩu xe nâng

Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Xe nâng cần kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy trước khi nhập khẩu
  • Xe nâng được xếp vào loại thiết bị chuyên dụng, chưa có quy định cụ thể về tuổi thiết bị
  • Mặt hàng xe nâng nhập khẩu phải có tem mác theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP

=>> Tìm hiểu thêm: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC CŨ

Xe nâng có thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay không?

Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ: các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay hoặc chủng loại khác tương tự như phần lớn hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Tuy nhiên theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học & Công nghệ có quy định rõ ràng: Không cho phép nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng có tuổi thọ trên 10 năm. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý kiểm tra tuổi thọ xe nâng trước khi tiến hành nhập khẩu. 

thủ tục nhập khẩu xe nâng

Ngoài ra khi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu xe nâng, doanh nghiệp cần chú ý chi tiết Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp xe nâng, xe cẩu, xe xúc cũ hay mới nhưng có sự sai lệch, dấu hiệu chỉnh sửa hoặc dập lại số khung, số máy thì bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Nhóm thiết bị có chung thủ tục nhập khẩu với xe nâng

Phụ lục I thuộc Thông tư 22/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải đã quy định các loại xe máy chuyên dùng sau đây nằm trong nhóm chung thủ tục nhập khẩu với xe nâng:

  • Nhóm máy thi công mặt đường: xe lu, máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy nghiền đá, máy bơm bê tông,..
  • Nhóm máy làm đất: máy ủi, máy xúc, máy san nền, máy đào, máy cạp,….
  • Nhóm máy xếp dỡ hàng hóa: xe nâng
  • Một số loại xe, máy khác phục vụ công nghiệp, lâm nghiệp.

Căn cứ vào quy định trên doanh nghiệp có thể tiến hành làm chung thủ tục nhập khẩu cho các dòng xe máy chuyên dùng.

Dán nhãn hàng xe nâng điện, xe nâng tay nhập khẩu 

Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định dán nhãn cho hàng hóa nhập khẩu là bắt buộc, bao gồm mặt hàng xe nâng. Mục đích của dán nhãn hàng hóa là để cơ quan hành chính quản lý thuận tiện, xác định được nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm cho hàng hóa đó. Việc dán nhãn hàng hóa được thực hiện trước khi thông quan hải quan và là một phần quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng.

thủ tục nhập khẩu xe nâng

Nội dung nhãn mác cho hàng hóa được quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Trong đó nhóm nội dung quan trọng bao gồm:

  • Thông tin nhà sản xuất
  • Thông tin nhà nhập khẩu
  • Tên và thông tin hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Nhãn hiệu, tên thương mại, mã loại
  • Số khung
  • Thông số kỹ thuật 
  • Năm sản xuất
  • Nhãn cảnh báo (nếu có)

Vị trí gắn nhãn hàng hóa thuận tiện để quan sát, thường là trên bề mặt kiện hàng hoặc trên hàng hóa. Dán nhãn đúng vị trí giúp tiết kiệm thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Các dòng xe nâng thường được dập mark lên thẳng thân xe dựa theo quy chuẩn từ nhà sản xuất.

Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay khi không dán nhãn cho hàng hóa hoặc thông tin trên nhãn sai thực tế sẽ đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 2 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
  • Bị bác bỏ chứng nhận xuất xứ (C/O) và không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu có)
  • Nguy cơ thất lạc hàng hóa hoặc hư hỏng do không có thông tin chính xác, không có cảnh báo vận chuyển.

Mã HS nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay

Xe nâng nhập khẩu vào Việt Nam thường có 3 chủng loại là xe nâng điện, xe nâng tay và xe nâng máy dầu. Mỗi loại tương ứng với mã HS riêng và biểu thuế nhập khẩu tương ứng. Mã HS nhóm xe nâng nhập khẩu được quy định tại tiểu mục 8427 trên biểu thuế xuất nhập khẩu, cụ thể bao gồm:

Mô tả hàng hóa Mã HS  Thuế ưu đãi (%)
Xe nâng điện và xe tự hành chạy bằng mô tơ điện khác 84271000 0%
Xe nâng chạy máy dầu 84272000 0%
Xe nâng tay 84279000 0%

Xác định chính xác mã HS khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng là quy định bắt buộc. Trường hợp xác định sai mã HS, doanh nghiệp nhập khẩu có thể đối diện với những rủi ro sau:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan do cần thời gian xác minh lại mã HS cho lô hàng.
  • Bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
  • Chậm giao lô hàng và lưu kho, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Với trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu, chênh lệch thuế nhập khẩu, mức phạt thấp nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất lên tới 3 lần mức thuế phải nộp.

Cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về mã HS cho xe nâng nhập khẩu và các quy định liên quan, hãy liên hệ tới TSL qua hotline 092 188 83 88 để được tư vấn miễn phí.

Thuế nhập khẩu xe nâng

Thuế nhập khẩu ưu đãi xe nâng các loại khi nhập khẩu vào Việt Nam là 0%, thuế GTGT là 8%(*). Tham khảo các tính thuế qua các công thức sau:

Thuế nhập khẩu xe nâng xác định theo mã HS: 

  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x %thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu:

  • Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT

Trị giá CIF được tính bằng giá trị xuất xưởng của sản phẩm cộng với tất cả chi phí đưa hàng về cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. 

(*) Lưu ý: Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ mới đây cho phép giảm thuế GTGT một số mặt hàng tại Việt Nam xuống còn 8% đến hết 31/12/2023. Trong đó xe nâng các loại thuộc nhóm mặt hàng được giảm thuế GTGT. Vậy từ thời điểm hiện tại tới hết năm 2023, thuế GTGT xe nâng chỉ còn 8%.

Thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu

Mặt hàng xe nâng có mã HS 8427 thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, cần chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy và kiểm tra chất lượng trước khi làm thủ tục thông quan. Quy định nêu rõ tại mục VII.71 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.

thủ tục nhập khẩu xe nâng

Quy trình làm thủ tục công bố hợp quy xe nâng như sau:

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập nhập khẩu xe nâng

Căn cứ theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC, bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện bao gồm các giấy tờ, chứng từ sau:

  • Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (có mẫu sẵn)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng (Sale contract)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận tải đơn (Bill of lading)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (nếu có yêu cầu)
  • Tài liệu kỹ thuật hàng hóa (Technical document)
  • Chứng nhận chất lượng (C/Q)
  • Chứng nhận nguồn gốc (C/O) (nếu có – trường hợp hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi)

Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay

Các bước trong thủ tục nhập khẩu xe nâng vào Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Đăng ký đăng kiểm

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cần đăng ký đăng kiểm trước khi hàng về. Sau khi có giấy báo từ hãng tàu vận chuyển, người đại diện cho doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục đăng kiểm xe nâng.

Để đăng ký đăng kiểm, doanh nghiệp nhập khẩu cần tạo tài khoản trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/. Với mặt hàng xe nâng thì tài khoản thuộc mục quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. 

Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp tiến hành khai báo hồ sơ theo yêu cầu và mẫu có sẵn, đảm bảo nhập liệu chính xác. Sau đó phía Cục Đăng kiểm sẽ kiểm tra và xét duyệt hồ sơ.

Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng tại hải quan

Tiếp theo, bạn tiến hành nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Sau khi truyền tờ khai, bạn mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai hải quan. Tại đây, cán bộ hải quan sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ đầy đủ và doanh nghiệp đã nộp đúng thuế phí theo quy định, hải quan sẽ duyệt hồ sơ và cấp phép cho hàng hóa được đưa về kho.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bạn mang bản cứng hồ sơ làm đăng kiểm xe nâng đến Cục Đăng kiểm lấy số tiếp nhận và thông báo kiểm tra thực tế lô hàng xe nâng. Cơ quan đăng kiểm thông báo thời gian kiểm tra để doanh nghiệp chuẩn bị. Điều kiện kiểm tra là tại kho lưu trữ phải có không gian để xe vận hành và kiểm tra mức độ khí thải (với máy dầu). Trường hợp xe nâng đã qua sử dụng sẽ kiểm tra năm sản xuất của phương tiện.

Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra và cấp chứng từ

Sau khi kiểm tra xe nâng đúng số khung, số máy và không có dấu hiệu tẩy xóa, thay đổi thì cơ quan đăng kiểm sẽ trả hồ sơ kiểm tra chất lượng và cấp chứng thư đạt chất lượng. Thời gian cấp khoảng 3 – 5 ngày làm việc hoặc sớm hơn. 

Sau khi lô hàng có chứng thư, cơ quan đăng kiểm sẽ phát hành bản mềm để doanh nghiệp thông quan hệ thống một cửa quốc gia. Bản cứng được trả tại cơ quan đăng kiểm. Đến đây, thủ tục nhập khẩu xe nâng đã được hoàn tất. 

Chi tiết về quy trình này, mời bạn đón đọc tại: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng điện, xe nâng tay

thủ tục nhập khẩu xe nâng

Khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng điện, xe nâng tay, xe nâng máy dầu về Việt Nam, cần đảm bảo thông tin trên nhãn mác, chứng từ thể hiện rõ, chính xác các thông số: Nhãn hiệu (Trademark), Kiểu loại (Model), Số khung (Chassis no), Số máy (Engine no), Xuất xứ (Origin) và Hiện trạng máy. Ngoài ra là một số lưu ý sau:

  • Doanh nghiệp cần lưu lại số khung, số máy thực tế để đối chiếu khi làm thủ tục. 
  • Tài liệu kỹ thuật đi kèm cần có bản đồ nâng.
  • Trường hợp xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung khác, số động cơ khác bị cấm nhập khẩu.
  • Thời gian đăng ký đăng kiểm xe nâng diễn ra trong khoảng 22 ngày, gồm 1 ngày phản hồi (hợp lệ hoặc không hợp lệ), thời gian chờ kiểm tra thực tế 15 ngày, quá trình kiểm tra diễn ra 1 ngày và 5 ngày chờ cấp Chứng chỉ chất lượng.

Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu xe nâng uy tín, thuận tiện

TSL là doanh nghiệp logistics 3PL có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục thông quan hải quan cho mặt hàng lốp xe ô tô, phục vụ đối tác sử dụng và kinh doanh loại sản phẩm này. Chúng tôi có một đội ngũ chuyên nghiệp hoạt động trực tiếp tại các cảng và cửa khẩu như Hải Phòng, Tiên Sa, Cát Lái và cửa khẩu Hữu Nghị. Đội ngũ này đã xây dựng được sự hiểu biết sâu rộng về quy trình nhập khẩu, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề và thách thức mà khách hàng có thể gặp phải.

TSL office

Những lợi ích khi khách hàng hợp tác nhập khẩu chính ngạch cùng TSL:

  • Tư vấn miễn phí về thủ tục nhập khẩu và các giấy tờ cần thiết
  • Chuẩn bị hoàn chỉnh bộ hồ sơ nhập khẩu
  • Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng kiểm
  • Đóng thuế nhập khẩu đầy đủ, cập nhật mức thuế ưu đãi kịp thời
  • Giao hàng đúng tiến độ cam kết
  • Giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh khi thông quan
  • Tối ưu chi phí làm thủ tục và đưa hàng về kho
  • Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trước và sau thông quan

Liên hệ dịch vụ ủy thác làm thủ tục nhập khẩu xe nâng từ TSL:

  • Hotline/Zalo: 092 188 83 88
  • Địa chỉ: Tầng 3 Số 126 – 128 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: info@tsl.com.vn
  • Facebook: TSL Logistics – Total Service Logistics
Đánh giá