Nếu muốn chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo tiêu chí an toàn và tiết kiệm thì hình thức FTL là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên với những ai không thường xuyên vận chuyển hàng thì thuật ngữ FTL vẫn còn khá xa lạ. Trong bài viết này, TSL sẽ cùng bạn khám phá FTL là gì cũng như phân biệt sự khác nhau giữa FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu.
FTL là gì?
FTL (Full Truck Load) có nghĩa là vận chuyển hàng đầy xe tải hay hàng giao nguyên xe tải. Hiểu theo cách đơn giản, đây là một hình thức vận chuyển hàng hóa trong đó toàn bộ chiếc xe (truck) được sử dụng để vận chuyển hàng của người gửi đến điểm nhận hàng.
Khi bạn sử dụng dịch vụ FTL, toàn bộ không gian và tải trọng của chiếc xe sẽ được dành riêng cho hàng hóa của bạn, không có bất kỳ hàng hóa nào khác được chia sẻ trên cùng một chuyến đi.
Hình thức vận FTL được sử dụng phổ biến khi bạn muốn vận chuyển hàng số lượng lớn trong cùng một chuyến. FTL được ưa chuộng bởi độ an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Bạn có thể chuyển hàng hóa có trọng lượng trên 5 tấn cùng một lúc một cách dễ dàng đến chính xác địa điểm nhận hàng mà không lo tốn nhiều thời gian.
Thông thường chi phí ban đầu để trả cho FTL khá cao tuy nhiên so sánh tổng thể thì hình thức này giúp tối ưu chi phí đường dài, hàng hóa được vận chuyển thuận lợi mà không cần di dời, xếp dỡ trên đường đi.
>>> Xem thêm: Giá cước vận chuyển quốc tế
LTL là gì?
LTL (Less Than Truckload) nghĩa là vận chuyển chưa đầy xe tải hay hiểu đơn giản là hàng hóa của bạn không chiếm hết không gian trên một chiếc xe. Thay vào đó lô hàng của bạn được kết hợp với hàng hóa của nhiều người gửi khác nhau trên cùng một chuyến đi.
LTL thường được sử dụng khi bạn có một số lượng hàng nhỏ hơn và không đủ để lấp đầy một chiếc xe. Hàng hóa của nhiều người gửi khác nhau được gom lại và sắp xếp để tối ưu hóa không gian và chi phí vận chuyển.
Sự khác nhau giữa FTL và LTL
FTL và LTL là 2 hình thức vận chuyển phổ biến nên nhiều người thường nhầm lẫn và lựa chọn sai. Chúng tôi sẽ cùng bạn phân biệt sự khác nhau giữa FTL và LTL thông qua bảng so sánh bên dưới:
Tiêu chí | FTL | LTL |
Quy trình vận chuyển |
|
|
Khối lượng hàng hóa |
|
|
Loại hàng vận chuyển |
|
|
Độ an toàn của hàng hóa |
|
|
Cước phí vận chuyển |
|
|
Thời gian vận chuyển |
|
|
Tính thuận tiện |
|
|
Tầm quan trọng của FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu
Cả hai loại dịch vụ vận chuyển FTL và LTL đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao hàng hóa xuyên biên giới. Tùy theo mục đích sử dụng, khối lượng hàng hóa mà bạn chọn lựa hình thức vận chuyển phù hợp nhất.
Sau đây là những điểm quan trọng bạn cần nắm về FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu để đưa ra phương án vận chuyển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình:
Quy mô hàng hóa
- FTL: Phù hợp cho các lô hàng lớn (>5.000 kg) và có số lượng đủ để lấp đầy một chiếc xe tải. Xuất nhập khẩu hàng hóa theo hình thức FTL thường đảm bảo tính hiệu quả về không gian và chi phí cho các đơn đặt hàng lớn.
- LTL: Đối với các lô hàng nhỏ và không đủ để lấp đầy một chiếc xe, LTL là sự lựa chọn hiệu quả về chi phí. Hàng hóa từ nhiều nguồn được kết hợp trên cùng một chuyến đi, giúp giảm chi phí cho mỗi người gửi.
Chi phí vận chuyển
- FTL: Thường có chi phí vận chuyển cao hơn so với LTL do việc phải trả cho toàn bộ chiếc xe tải và dịch vụ kèm theo.Tuy nhiên khi vận chuyển hàng hóa số lượng lớn chi phí tổng sẽ tiết kiệm hơn so với chia nhỏ như hình thức LTL.
- LTL: Cung cấp giá vận chuyển thấp hơn vì chi phí được chia sẻ giữa nhiều người gửi. Điều này làm giảm áp lực chi phí đối với những người xuất khẩu và nhập khẩu có quy mô nhỏ hơn.
Tốc độ giao hàng
- FTL: Thường cung cấp tốc độ giao hàng nhanh hơn do không có quá trình dừng lại để đón hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
- LTL: Có thể mất thêm thời gian do quá trình tổ chức và kết hợp hàng hóa từ nhiều nguồn, nhưng vẫn cung cấp tốc độ giao hàng khá linh hoạt.
Sự linh hoạt và đa dạng
- FTL: Thích hợp cho hàng hóa đặc biệt hoặc những đơn hàng có yêu cầu đặc biệt về thời gian và không gian.
- LTL: Linh hoạt với các lô hàng nhỏ và đa dạng với nhiều nguồn gửi khác nhau, giúp làm giảm chi phí và tối ưu hóa sử dụng không gian vận chuyển.
Như vậy, TSL vừa cùng bạn khám phá FTL là gì và phân biệt sự khác nhau giữa FTL và LTL trong hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể nói, sự kết hợp linh hoạt giữa FTL và LTL giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian, đồng thời đáp ứng đa dạng các nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Vì thế, tùy theo đặc điểm, mục đích vận chuyển, bạn có thể linh hoạt sử dụng hình thức phù hợp để đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.